Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?

Vy Anh
Tổng thống đắc cử Iran Masoud Pezeshkian ấp ủ những chính sách mới táo bạo hơn cố Tổng thống tiền nhiệm, tuy vậy, trước mắt ông là rất nhiều 'vòng kim cô'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?
Tổng thống đắc cử Iran Masoud Pezeshkian. (Nguồn: AP)

"Bước lùi" của chủ nghĩa cứng rắn

Việc ông Masoud Pezeshkian - một nhân vật tương đối ôn hòa - đắc cử Tổng thống làm dấy lên hy vọng của những người dân Iran khao khát tự do xã hội và mối quan hệ tốt hơn với phương Tây. Tuy vậy, Iran sẽ khó có thay đổi lớn về mặt chính sách.

Theo các nhà phân tích và những người am hiểu nền chính trị Iran, vận mệnh chính trị của các giáo sĩ Iran cầm quyền phụ thuộc vào việc giải quyết tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay. Do đó, ông Pezeshkian có thể sẽ hành động tương đối mạnh tay để khôi phục nền kinh tế.

Tin liên quan
Iran: Bộ Ngoại giao phản ứng trước nhận xét của quan chức Mỹ về bầu cử tổng thống; mở rộng năng lực làm giàu uranium Iran: Bộ Ngoại giao phản ứng trước nhận xét của quan chức Mỹ về bầu cử tổng thống; mở rộng năng lực làm giàu uranium

Dưới hệ thống chính trị lưỡng nguyên gồm thần quyền và cộng hòa của Iran, tổng thống không thể thúc đẩy bất kỳ sự thay đổi chính sách lớn nào đối với chương trình hạt nhân hoặc chính sách đối ngoại, vì Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei mới là người nắm toàn quyền quyết định đối với mọi vấn đề cấp cao của nhà nước.

Tuy nhiên, tổng thống có thể tác động đến tinh thần chung của chính sách và sẽ tham gia chặt chẽ vào việc lựa chọn người kế nhiệm ông Khamenei, hiện đã 85 tuổi.

Những cá nhân theo đường lối cứng rắn trong các thể chế mà Lãnh tụ tối cao Khamenei kiểm soát như tư pháp, lực lượng vũ trang và phương tiện truyền thông trước đây đã ngăn chặn việc mở cửa với phương Tây hoặc tự do hóa trong nước.

Lãnh tụ tối cao Khamenei đã đưa ra các hướng dẫn cho chính phủ mới, trong đó tư vấn cho ông Pezeshkian tiếp tục các chính sách của cố Tổng thống theo đường lối cứng rắn Ebrahim Raisi, người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn trực thăng hồi tháng 5.

Karim Sadjadpour, nhà nghiên cứu làm việc cho Quỹ Carnegie ở Washington bình luận: “Ông Pezeshkian tự nhận mình là ‘người theo chủ nghĩa nguyên tắc’ - người cam kết tuân thủ các nguyên tắc tư tưởng của cuộc cách mạng - và đã tỏ rõ lòng tận tụy của mình đối với Lực lượng Vệ binh Cách mạng (IRGC) và Lãnh tụ Khamenei”.

Ông Pezeshkian đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran vòng hai, song ông vẫn chưa tuyên thệ nhậm chức. Ông cam kết thúc đẩy chính sách đối ngoại thực dụng và giảm bớt căng thẳng với 6 cường quốc tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân hiện đang bị đình trệ để khôi phục hiệp ước hạt nhân năm 2015.

Các nhà phân tích cho rằng chiến thắng của ông Pezeshkian là một bước lùi đối với những người theo đường lối cứng rắn như đối thủ Saeed Jalili, người phản đối việc mở cửa với phương Tây hay khôi phục hiệp ước hạt nhân.

Tuy vậy, ông Pezeshkian hy vọng việc khôi phục các cuộc đàm phán với phương Tây sẽ khiến Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt cứng rắn trong bối cảnh người dân ngày càng bất mãn vì những khó khăn kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby ngày 8/7 cho biết nước này chưa sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran dưới thời tổng thống mới.

Rủi ro nếu thay đổi là rất lớn

Đối với ông Pezeshkian, rủi ro là rất lớn. Tổng thống đắc cử của Iran có thể dễ bị ảnh hưởng về mặt chính trị nếu không khôi phục được hiệp ước mà Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã hủy bỏ vào năm 2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt với Iran.

Một cựu quan chức cấp cao theo tư tưởng cải cách của Iran đánh giá: “Ông ấy sẽ phải đối mặt với một chặng đường khó khăn phía trước... Việc ông Pezeshkian không thể khôi phục hiệp ước sẽ làm suy yếu vị trí tổng thống của ông và khiến phe ủng hộ cải cách từng đứng về phía ông phản ứng một cách dữ dội”. Với Iran, khôi phục quan hệ với Mỹ, vẫn là điều không thể.

Nền kinh tế vẫn là “gót chân Achilles” của Lãnh tụ tối cao Khamenei, nên việc thoát khỏi các lệnh trừng phạt tàn khốc của Mỹ vốn đã khiến Iran đánh mất hàng tỷ USD thu nhập từ dầu mỏ vẫn sẽ là mục tiêu kinh tế hàng đầu của tân Tổng thống. Giá cả tăng vọt và sức mua bị hạn chế khiến hàng triệu người Iran phải chật vật với các lệnh trừng phạt và cả tình trạng quản lý yếu kém của chính phủ.

Theo ông Khamenei, khó khăn kinh tế là một thách thức dai dẳng. Lãnh đạo Iran lo sợ các cuộc biểu tình của những người có mức thu nhập thấp và trung bình từng xảy ra năm 2017 sẽ tái diễn.

Các nhà phân tích cho rằng triển vọng kinh tế Iran có vẻ ngày càng trở nên không chắc chắn, với khả năng ông Donald Trump quay trở lại chiếc ghế Tổng thống Mỹ, dẫn đến việc quốc gia này sẽ siết chặt các lệnh trừng phạt dầu mỏ nghiêm ngặt.

Tổng thống đắc cử Pezeshkian là người trong cuộc và có mối quan hệ thân thiết với Lãnh tụ Khamenei theo chủ nghĩa thần quyền, ông cũng có khả năng thiết lập cầu nối giữa các phe phái và tạo ra sự ôn hòa, nhưng điều này sẽ không giúp ông thực hiện những thay đổi cơ bản mà những người Iran ủng hộ cải cách yêu cầu.

Theo các nhà phân tích, rất có thể ông Pezeshkian sẽ rơi vào tình thế tương tự như những người tiền nhiệm là Tổng thống theo chủ nghĩa cải cách Mohammad Khatami và người theo chủ nghĩa thực dụng Hassan Rouhani - những nhà lãnh đạo từng khơi dậy mong muốn thay đổi của người dân Iran song cuối cùng bị cản trở bởi những người theo đường lối cứng rắn trong giới tinh hoa.

Iran cũng sẽ khó thay đổi chính sách khu vực. Người có thẩm quyền cao nhất trong chính sách khu vực của Iran không phải là tổng thống, mà là IRGC, lực lượng chỉ chịu trách nhiệm trước Lãnh tụ Khamenei.

Ông Pezeshkian nhậm chức vào thời điểm căng thẳng tại Trung Đông leo thang do cuộc xung đột Israel-Hamas ở Dải Gaza và các động thái của Hezbollah ở Lebanon.

Hiện nay, không có dấu hiệu nào cho thấy chính sách khu vực của Iran có sự thay đổi. Ông Pezeshkian ngày 8/7 tái khẳng định lập trường chống Israel và sự ủng hộ của nước này đối với các phong trào trên khắp khu vực.

Tổng thống Ukraine muốn thay tướng nhưng bị 'đương sự' cự tuyệt? Mỹ nói Nga sẽ nhận được 'bất ngờ thú vị'

Tổng thống Ukraine muốn thay tướng nhưng bị 'đương sự' cự tuyệt? Mỹ nói Nga sẽ nhận được 'bất ngờ thú vị'

Báo chí Ukraine đưa tin, Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky đã yêu cầu Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Valeriy Zaluzhnyi từ ...

Iran: Bộ Ngoại giao phản ứng trước nhận xét của quan chức Mỹ về bầu cử tổng thống; mở rộng năng lực làm giàu uranium

Iran: Bộ Ngoại giao phản ứng trước nhận xét của quan chức Mỹ về bầu cử tổng thống; mở rộng năng lực làm giàu uranium

Ngày 28/6, THX đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani lên án những nhận xét “can thiệp” mới đây của một ...

Bầu cử Quốc hội Pháp: Thất bại trong toan tính 'mượn tay' cử tri, liên minh của Tổng thống Macron tìm cách ngăn 'sao đổi ngôi'

Bầu cử Quốc hội Pháp: Thất bại trong toan tính 'mượn tay' cử tri, liên minh của Tổng thống Macron tìm cách ngăn 'sao đổi ngôi'

Ngày 1/7, phe trung dung của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hợp tác với liên minh cánh tả nhằm ngăn phe cực hữu chiếm ...

Tổng thống đắc cử Iran sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 8

Tổng thống đắc cử Iran sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 8

Ngày 7/7, truyền thông nhà nước Iran đưa tin Tổng thống đắc cử Masoud Pezeshkian sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội vào đầu ...

Tổng thống đắc cử Iran điện đàm với các lãnh đạo Iraq và Syria

Tổng thống đắc cử Iran điện đàm với các lãnh đạo Iraq và Syria

Ngày 9/7, Tổng thống đắc cử Iran Masoud Pezeshkian đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Thủ tướng Iraq Mohammed Shia' al-Sudani và ...

(theo Reuters)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 17/7: Bạn có đang mắc phải chứng vô cảm trước tình yêu không?

Bài tarot hôm nay 17/7: Bạn có đang mắc phải chứng vô cảm trước tình yêu không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây theo trực giác để khám phá xem liệu bạn có đang mắc phải chứng vô cảm trước tình yêu hay không ...
Lịch nghỉ Quốc Khánh ngày 2/9/2024 kéo dài 4 ngày

Lịch nghỉ Quốc Khánh ngày 2/9/2024 kéo dài 4 ngày

Lịch nghỉ Quốc Khánh ngày 2/9/2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc khu vực tư nhân.
Đại học chỉ là một trong nhiều con đường...

Đại học chỉ là một trong nhiều con đường...

Học đại học vẫn là con đường cơ bản nhất, đem đến nhiều cơ hội nhất cho học sinh nhưng điều đó không có nghĩa không học đại học thì… ...
Hướng dẫn tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 ở 63 tỉnh thành

Hướng dẫn tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 ở 63 tỉnh thành

Từ 8h ngày 17/7, thí sinh dự thi có thể vào tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024. Chi tiết tra cứu điểm thi sẽ được nêu trong bài ...
Cập nhật bảng giá xe Honda Super Cub C125 mới nhất tháng 7/2024

Cập nhật bảng giá xe Honda Super Cub C125 mới nhất tháng 7/2024

Bảng giá xe Honda Super Cub C125 mới nhất tháng 7/2024 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nam giới có triệu chứng 'mãn kinh' hay không?

Nam giới có triệu chứng 'mãn kinh' hay không?

Đàn ông ở độ tuổi 50 thường gặp phải các triệu chứng liên quan đến tuổi tác và suy giảm hormone.
Hơn 80% mục tiêu phát triển bền vững bị thách thức, LHQ kêu gọi quốc tế dồn tiền cho hòa bình thay vì vũ khí

Hơn 80% mục tiêu phát triển bền vững bị thách thức, LHQ kêu gọi quốc tế dồn tiền cho hòa bình thay vì vũ khí

Các cuộc xung đột đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, làm chệch hướng chính trị và các nguồn lực khỏi các mục tiêu phát triển bền vững.
'Đáng lẽ tôi đã chết' - cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kể lại trải nghiệm bị ám sát ‘siêu thực’

'Đáng lẽ tôi đã chết' - cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kể lại trải nghiệm bị ám sát ‘siêu thực’

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ về khoảnh khắc ông trải qua vụ ám sát chấn động tại cuộc vận động tranh cử tối thứ Bảy vừa rồi.
Quan hệ Mỹ-Hàn Quốc được nâng cấp thành liên minh 'dựa trên hạt nhân'

Quan hệ Mỹ-Hàn Quốc được nâng cấp thành liên minh 'dựa trên hạt nhân'

Việc quan hệ Mỹ-Hàn Quốc được nâng lên thành liên minh 'dựa trên hạt nhân' giúp Seoul có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa hạt nhân.
Không phải là 'bình thường hóa' quan hệ, điều Tổng thống Syria muốn làm với Thổ Nhĩ Kỳ là gì?

Không phải là 'bình thường hóa' quan hệ, điều Tổng thống Syria muốn làm với Thổ Nhĩ Kỳ là gì?

Tổng thống Syria đã bày tỏ sự quan tâm tới việc cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên nhấn mạnh về điều kiện tiên quyết của Damascus.
Hy hữu ở EU: Ủy ban châu Âu tẩy chay nhiệm kỳ Chủ tịch của Hungary, Budapest vẫn bất chấp làm một điều

Hy hữu ở EU: Ủy ban châu Âu tẩy chay nhiệm kỳ Chủ tịch của Hungary, Budapest vẫn bất chấp làm một điều

Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định tẩy chay nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) kéo dài sáu tháng của Hungary.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump chính thức được đảng Cộng hòa 'chọn mặt gửi vàng', công bố 'Phó tướng' trẻ bất ngờ

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump chính thức được đảng Cộng hòa 'chọn mặt gửi vàng', công bố 'Phó tướng' trẻ bất ngờ

Đảng Cộng hòa đã chính thức bầu ông Donald Trump làm ứng cử viên đại diện cho đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
Phiên bản di động