Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden - 'Điềm lành' mùa Giáng sinh đối với châu Âu?

Thu Hiền
TGVN. Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã lựa chọn một đội ngũ an ninh quốc gia có quan điểm ủng hộ các liên minh truyền thống của Mỹ, khiến phần lớn châu Âu cảm thấy "nhẹ nhõm" sau gần 4 năm sống trong sự bất định trong chính sách của Tổng thống Donald Trump.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Joe Biden - "Điềm lành" mùa Giáng sinh đối với châu Âu?
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden sẽ khiến EU an tâm hơn trong chặng đường phía trước. (Nguồn: AP)

Lợi ích sẽ níu kéo "tình thân"

Ông Antony Blinken, người được ông Biden đề cử giữ chức Ngoại trưởng Mỹ từng dành một phần thời thơ ấu của mình ở Paris, nói tiếng Pháp hoàn hảo và là một người nhiệt tình ủng hộ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Trong tháng 11, khi phát biểu trước Liên minh Lãnh đạo Toàn cầu Mỹ - một tổ chức ủng hộ các hoạt động ngoại giao của Mỹ, ông Blinken nói: "Dưới thời ông Joe Biden, chúng tôi sẽ trở lại vị trí của mình ở NATO, không đe dọa rời khỏi NATO hoặc coi tổ chức này như một 'mạng lưới bảo kê'. Chúng tôi sẽ hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) thay vì khuyến khích các nước rời bỏ liên minh hoặc coi liên minh này như một kẻ thù".

Chắc chắn, các mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu sẽ trở nên thân thiết hơn nhiều dưới thời ông Biden.

Tuy nhiên, giữa châu Âu và Mỹ tồn tại những khác biệt căn bản, vốn không chỉ tồn tại dưới thời chính quyền ông Trump. Những khác biệt này bao gồm một loạt vấn đề như tranh chấp thương mại kéo dài về những gì Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) coi là trợ cấp bất hợp pháp của chính phủ dành cho hãng Airbus, và việc một số quốc gia thành viên NATO không đáp ứng được các mục tiêu chi tiêu quốc phòng.

Ông Biden sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ EU nhằm giải quyết các ưu tiên cấp bách của Mỹ, bao gồm cả việc kiềm chế một Trung Quốc ngày càng hành xử hung hăng.

Ông Anthony Gardner, cố vấn về châu Âu trong chiến dịch vận động tranh cử của ông Biden, cho rằng EU và Mỹ cần hợp tác để chống lại các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, vốn gây bất lợi cho các doanh nghiệp từ San Francisco tới Sofia.

Ông Gardner, cũng là cựu đại sứ Mỹ tại EU, nói: "Sức mạnh là vấn đề. Trung Quốc có được điều đó. Tôi tin rằng họ sợ Mỹ và EU sẽ thực sự xây dựng lập trường chung về thương mại, bởi vì EU không phải là một 'con cá con' trong lĩnh vực thương mại. EU là một siêu quốc gia". Quả thực như vậy, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội của EU chỉ đứng sau Mỹ.

EU dường như đồng tình với điều này, ít nhất là về mặt nguyên tắc. Theo bản dự thảo các đề xuất chính sách của EU được Financial Times trích dẫn, liên minh này có kế hoạch kêu gọi Mỹ nắm bắt cơ hội "chỉ có một lần" để nhìn lại những căng thẳng đang diễn ra và xây dựng một liên minh toàn cầu để giải quyết "thách thức chiến lược" từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Gardner cũng thừa nhận rằng việc đưa tất cả 27 quốc gia thành viên EU đối đầu với Trung Quốc là điều không dễ dàng. Một số quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc vì đây là một thị trường quan trọng để xuất khẩu hàng hóa của họ.

Ông Biden đã giữ lời hứa

Chuyến công du châu Âu gần đây nhất của ông Biden diễn ra vào tháng 2/2019. Tại Hội nghị An ninh Munich vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã thúc giục các nước châu Âu rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran như Mỹ đã làm. Sau phát biểu của ông Pence, ông Biden đã tìm cách trấn an giới chức châu Âu khi nhấn mạnh rằng "chúng tôi sẽ trở lại". Thế nhưng, châu Âu khi đó tỏ ra không mấy quan tâm.

Sự hiện diện của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đã khiến châu Âu "chìm vào một cơn ác mộng" chiến lược thực sự. Qua nhiều giai đoạn hoài nghi, cuối cùng châu Âu cũng nhận ra thực tế là Mỹ đã rời xa châu Âu.

Tuy nhiên, ông Biden đã giữ lời hứa. Ông đang trở lại châu Âu. Khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021, ông sẽ là Tổng thống Mỹ giàu kinh nghiệm nhất về các mối quan hệ quốc tế kể từ thời cựu Tổng thống George Bush cha. Không chỉ vậy, nhìn từ châu Âu, đội ngũ lãnh đạo đối ngoại mà ông Biden công bố ngày 23/11 là "đội hình trong mơ".

Tin liên quan
Châu Âu tranh thủ, ông Biden nỗ lực Châu Âu tranh thủ, ông Biden nỗ lực 'hàn gắn' quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Tuy nhiên, liệu điều đó sẽ là món quà Giáng sinh cho châu Âu hay chỉ là ảo ảnh?

Nhà báo Kauffmann của tờ Le Monde cho rằng cần nhanh chóng giúp những người châu Âu tin rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ trở lại như ban đầu.

Các cuộc đối thoại trực tuyến mạnh mẽ trong 3 tuần qua giữa các chuyên gia châu Âu và Mỹ về tương lai quan hệ Mỹ-EU đã tiết lộ 2 điều, đó là tương lai sẽ khác và có nhiều điều thú vị hơn.

Khác bởi vì thế giới đã thay đổi, không chỉ từ khi ông Trump lên nắm quyền: xu hướng bài toàn cầu hóa, sự vươn lên khẳng định của Trung Quốc, sức mạnh của công nghệ... Ngoài ra, cũng phải nói đến hậu quả của đại dịch Covid-19.

Một số nhân vật trong chiến dịch tranh cử của phe Dân chủ và chắc chắn nằm trong chính quyền của ông Biden không giấu giếm rằng ưu tiên hàng đầu của họ sẽ là kiểm soát được đại dịch Covid-19 và vực dậy nền kinh tế Mỹ.

Họ ý thức được việc người dân Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn. Họ cũng ý thức được hình ảnh nền dân chủ Mỹ đã xấu đi. Cố vấn An ninh Quốc gia tương lai Jake Sullivan chủ trương chính sách đối ngoại có lợi cho tầng lớp trung lưu Mỹ.

Chính quyền ông Biden sẽ dành 80% sức lực cho chính trị nội bộ và 20% cho quan hệ đối ngoại. Trong số 20% đó, Trung Quốc sẽ chiếm phần chính. Vậy còn lại bao nhiêu cho các đồng minh châu Âu của Mỹ?

Ông Biden sẽ biết cách chữa lành vết thương mà ông Trump để lại. Ông Biden cũng sẽ đưa Washington trở lại "cuộc chơi" đa phương vốn rất quan trọng trong bối cảnh thế giới đang đối đầu với những thách thức lớn về khí hậu và sức khỏe, y tế.

Ông Biden cũng sẽ tìm cách hồi sinh cuộc đấu tranh cho các giá trị dân chủ chung, vốn đã chịu nhiều tổn hại. Tuy nhiên, phần còn lại là nhiệm vụ của châu Âu. Đó chính là điều thú vị.

Nhà báo Kauffmann kết luận rằng để bảo vệ lợi ích và đảm đương trách nhiệm, châu Âu cần có những đề xuất và đặc biệt là phải vượt qua sự chia rẽ nội bộ.

"Cả Mỹ lẫn châu Âu đều đang có một cơ hội và cơ may độc nhất vô nhị, đó là tạo dựng lại mối quan hệ châu Âu-Mỹ trong một thế giới khác, kể cả bằng cách hợp tác để đối phó với Trung Quốc. Hiện chưa biết liệu châu Âu-Mỹ có giành được thắng lợi hay không, nhưng đó là điều nên thử", ông này cho hay.

Hậu bầu cử Mỹ 2020: 'Đội ngũ trong mơ' của ông Joe Biden sẽ giúp nước Mỹ dẫn đầu thế giới?

Hậu bầu cử Mỹ 2020: 'Đội ngũ trong mơ' của ông Joe Biden sẽ giúp nước Mỹ dẫn đầu thế giới?

TGVN. Sự chuyển giao quyền lực của Tổng thống Donald Trump cho ông Joe Biden báo hiệu sự trở lại của trật tự thế giới ...

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Joe Biden

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Joe Biden

TGVN. Nhân dịp ông Joseph Robinette Biden Jr. được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày 30/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch ...

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Thêm đòn giáng mạnh vào nỗ lực của ông Trump, Arizona xác nhận chiến thắng của ông Biden

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Thêm đòn giáng mạnh vào nỗ lực của ông Trump, Arizona xác nhận chiến thắng của ông Biden

TGVN. Ngày 30/11, các quan chức của bang Arizona đã chính thức xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden - ứng cử viên của ...

(theo npr.org/Le Monde)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Xoá nhật ký TikTok nhanh chóng

Xoá nhật ký TikTok nhanh chóng

Muốn làm mới hồ sơ TikTok nhưng chưa biết cách xóa nhật ký video? Bài viết sẽ hướng dẫn cách xóa nhật ký trên TikTok giúp bạn có ngay hồ ...
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Số phận những 'gã khổng lồ' Mỹ tại Trung Quốc sẽ ra sao trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump?

Số phận những 'gã khổng lồ' Mỹ tại Trung Quốc sẽ ra sao trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump?

Apple, Tesla và Starbucks sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Đã đến lúc mua iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam

Đã đến lúc mua iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam

Sau khi nhận được ưu đãi, giá bán của mẫu iPhone 16 Pro Max hiện đang thấp hơn 500.000 đồng so với tuần trước và thấp hơn 1 triệu đồng ...
Tiết lộ mới đầy thú vị về hệ điều hành iOS 19

Tiết lộ mới đầy thú vị về hệ điều hành iOS 19

Hệ điều hành iOS 19 dự kiến sẽ được Apple ra mắt vào năm sau với hàng loạt tính năng mới, trong đó trợ lý ảo Siri sẽ tiếp tục ...
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Lực lượng cảnh sát biển Ấn Độ (ICG) tịch thu một lô hàng khổng lồ khoảng 6 tấn ma túy trên tàu đánh cá ở vùng biển Andaman và bắt giữ 6 công dân Myanmar.
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động