Tổng thống Erdogan: Dẫu bất khả thi vẫn hữu dụng

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đề cập ý muốn phát triển đất nước trở thành cường quốc hạt nhân. Chuyện không thể tin được mà lại chẳng hoang đường. Tham vọng của nước này là gì? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong erdogan dau bat kha thi van huu dung Putin - Erdogan: 'Ngoại giao kem ly' hay sự trêu chọc Dondurma
tong thong erdogan dau bat kha thi van huu dung Nga-Thổ Nhĩ kỳ: Phép thử đầy cam go
tong thong erdogan dau bat kha thi van huu dung

Các nước lớn phải đối xử Thổ Nhĩ Kỳ như trong diện bằng vai phải lứa. Biếm họa của Peter Schrank. (Nguồn: The Economist)

tong thong erdogan dau bat kha thi van huu dung Thổ Nhĩ kỳ và S-400: Vũ khí làm chính trị

TGVN. Với việc Thổ Nhĩ Kỹ mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Nga S-400 có thể thấy, Nga được lợi ...

Chuyện nghe như đùa bỡn mà có thật, tưởng không thể tin được mà lại chẳng hoang đường: Thổ Nhĩ Kỳ hiện chưa có đến một nhà máy điện hạt nhân mà tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan lại đề cập đến ý muốn và định hướng phát triển đất nước trở thành cường quốc hạt nhân. Khi nói ra công khai điều này, ông Erdogan ý thức được đầy đủ về những tiêu chí chung cần phải được đáp ứng nếu muốn được thu nạp vào diện những cường quốc hạt nhân mà tiêu chí quyết định nhất là sở hữu vũ khí hạt nhân.

Chuyện bất khả thi

Trên thế giới hiện có 5 nước được công nhận có vũ khí hạt nhân là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp, cùng với 3 nước được cho là có vũ khí hạt nhân là Israel, Pakistan và Ấn Độ. Ngoài ra còn có Triều Tiên tự nhận là đã có vũ khí hạt nhân và Iran bị Mỹ và đồng minh cáo buộc theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Việc Israel, Pakistan và Ấn Độ có vũ khí hạt nhân được các cường quốc hạt nhân coi như chuyện đã rồi trong khi Triều Tiên và Iran lại trở thành đối tượng bị nhòm ngó đến để bị làm cho không thể có được vũ khí hạt nhân.

Trong bối cảnh tình hình chung như thế, ông Erdogan thừa hiểu là việc Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai có vũ khí hạt nhân chỉ là tham vọng và ảo tưởng, là chuyện hoàn toàn bất khả thi. Việc phát triển vũ khí hạt nhân bây giờ không còn là chuyện riêng của bất kỳ quốc gia nào nữa. Quốc gia có thể tự quyết làm việc ấy nhưng quốc tế sẽ không để cho quốc gia ấy làm việc ấy.

Cả Israel lẫn Pakistan và Ấn Độ đều đã tận dụng điều kiện rất đặc biệt của thời cuộc Chiến tranh lạnh cũng như chắc chắn nhận được sự dung chấp và chống lưng của cường quốc hạt nhân này hay cường quốc hạt nhân khác thì mới có được vũ khí hạt nhân. Bây giờ, thời cuộc đã trở nên hoàn toàn khác.

Vậy mà ông Erdogan vẫn công khai đề cập đến ý muốn đưa Thổ Nhĩ Kỳ lên đẳng cấp cường quốc hạt nhân. Đơn giản vì việc dẫu có bất khả thi thì vẫn rất hữu dụng đối với ông Erdogan ở trong cũng như bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ.

Cho đến nay, ông Erdogan đã tập trung được hết mọi quyền lực nhà nước vào tay mình nên chắc đã tự tin đến mức dám mơ tưởng đến cả những điều vốn bị coi là không tưởng và ảo tưởng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể thấy, ông Erdogan tung ra ý tưởng phát triển Thổ Nhĩ Kỳ trở thành cường quốc hạt nhân trên thế giới có những nguyên do và nhằm những mục đích sau.

Tham vọng của ông Erdogan

Thứ nhất là tăng vị thế quốc tế cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan thẳng thừng cho rằng: "Một số nước có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, không chỉ có một mà có nhiều. Nhưng họ lại nói rằng chúng ta không thể có được vũ khí này. Tôi không thể chấp nhận điều ấy". Hàm ý của ông Erdogan ở đây là các nước lớn phải đối xử Thổ Nhĩ Kỳ như trong diện bằng vai phải lứa. Vấn đề đặt ra cho ông Erdogan là Thổ Nhĩ Kỳ phải được đối xử như vậy và ông Erdogan nhận ra rằng, có vũ khí hạt nhân mới buộc các nước này chấp nhận đối xử Thổ Nhĩ Kỳ như vậy. "Bất kỳ quốc gia phát triển nào cũng phải có vũ khí hạt nhân" - ông Erdogan có quan điểm như thế nên hướng cái nhìn tới vũ khí hạt nhân cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ hai, người này luôn kiên định theo đuổi tham vọng khôi phục tầm vóc ảnh hưởng của Đế chế Osman khi xưa, vượt xa Antatuerk là người đã lập nên đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại và ngang bằng Sueleyman lập nên Đế chế Osman khi xưa. Ông Erdogan đã nhiều lần phê phán các hiệp ước quốc tế sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất trong thế kỷ trước là "không công bằng" đối với Thổ Nhĩ Kỳ và quả quyết "chúng ta không thể cứ mãi là tù nhân của 780.000 km² diện tích lãnh thổ hiện tại". Vũ khí hạt nhân được ông Erdogan nhìn nhận nếu không phải là công cụ thì cũng là phương cách giúp đạt được tham vọng ấy.

Thứ ba là có được tác động dân túy đối nội trong bối cảnh tình hình hiện tại ở Thổ Nhĩ Kỳ khi đảng cầm quyền và cá nhân ông Erdogan đang gặp nhiều khó khăn phức tạp mới cả về đối nội, đối ngoại lẫn an ninh. Những động tác và phát biểu của ông Erdogan về chủ đề nội dung này có tác động mạnh mẽ trong việc kích động chủ nghĩa dân tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ, giúp ông Erdogan gỡ gạc thể diện và uy quyền.

Thứ tư là gia tăng áp lực đối với Mỹ và EU, bao hàm cả thông điệp răn đe và cảnh báo, buộc các đối tác bên ngoài này phải lưu ý đến định hướng chiến lược xa xôi và lâu dài mới của Thổ Nhĩ Kỳ và càng thôi thúc họ phải xử lý nhanh chóng và ổn thoả vấn đề chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Iran.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện mới đang được Nga giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở vùng phía Nam thành phố Mersin. Nhà máy điện hạt nhân này không nhất khoát và tự khắc, nhưng rồi biết đâu đấy cũng rất có thể trở thành điểm xuất phát cho chương trình hạt nhân riêng của Thổ Nhĩ Kỳ, giúp ước vọng của ông Erdogan trở thành hiện thực trong tương lai xa.

Dịch Dung

tong thong erdogan dau bat kha thi van huu dung Tổng thống Erdogan: Không thể cấm Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu vũ khí hạt nhân

TGVN. Ngày 4/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, việc các quốc gia vũ trang hạt nhân cấm Ankara sở hữu vũ ...

tong thong erdogan dau bat kha thi van huu dung Mỹ hiện không xem xét trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

TGVN. Ngày 18/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, vào thời điểm hiện tại, Washington không xem xét trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ liên ...

tong thong erdogan dau bat kha thi van huu dung Chính trường Thổ Nhĩ Kỳ sắp “đổi gió”?

Khi những rạn nứt trong đảng cầm quyền manh nha, liệu có dẫn đến khả năng thành lập những đảng phái chính trị mới có ...

Đọc thêm

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3 - Kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. SXMT 30/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. xổ số miền ...
XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3 - kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. trực tiếp xổ số miền Nam 30/3/2024. xổ số miền Nam thứ 7. xo so mien nam. SXMN 30/3/2024. ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã tham khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động