Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thăm Mỹ: Chuyến công du đầy khó khăn

Tổng thống Moon Jae-in là lãnh đạo thứ 2 hội đàm trực tiếp với Tổng thống Mỹ Joe Biden sau Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Thượng đỉnh lần này là dấu ấn thực chất cho sự phát triển của quan hệ hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thăm Mỹ: Chuyến công du đầy khó khăn
Vaccine Covid-19 và chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ nằm trong chương trình nghị sự của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: Anadolu Agency)

Tại các cuộc hội đàm cấp cao, Mỹ và Hàn Quốc đều nhấn mạnh, quan hệ Washington-Seoul là mối quan hệ "vững chắc" bắt nguồn từ "tình hữu nghị, sự tin tưởng lẫn nhau và các giá trị chung".

Phía Mỹ luôn khẳng định, Hàn Quốc là đối tác kinh tế quan trọng của nước này, liên minh Mỹ-Hàn không chỉ thúc đẩy an ninh, hòa bình và thịnh vượng của 2 nước, mà còn góp phần củng cố an ninh, thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.

Washington cũng cam kết bảo vệ Seoul trước mọi động thái sử dụng vũ lực.

Trong khi đó, phía Hàn Quốc cũng cho rằng, quan hệ đồng minh truyền thống này là "nền tảng" trong chính sách ngoại giao của Seoul, đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Đông Bắc Á cũng như trên thế giới.

Hai bên hy vọng quan hệ đối tác sẽ phát triển theo hướng "lành mạnh hơn, cùng có lợi và toàn diện”.

Ngay sau khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, khẳng định tiếp tục tăng cường mối quan hệ đồng minh với Hàn Quốc trên nhiều phương diện.

Dịch Covid-19 ở New Zealand: Bài học kinh nghiệm từ 'Bí ẩn thùng rác lây nhiễm SARS-CoV-2'

Dịch Covid-19 ở New Zealand: Bài học kinh nghiệm từ 'Bí ẩn thùng rác lây nhiễm SARS-CoV-2'

Sự kiện chiếc thùng rác tại khách sạn trở thành "nghi phạm" bất đắc dĩ gây lây nhiễm Covid-19 tại New Zealand đã trở thành ...

Gỡ bế tắc trên Bán đảo Triều Tiên

Một trong những vấn đề được Hàn Quốc quan tâm hàng đầu hiện nay là cách xử lý vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Hàn Quốc đã nhiều lần bày tỏ mong muốn làm trung gian kết nối giữa Triều Tiên với chính quyền mới ở Mỹ. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Hàn Quốc và Mỹ đang có cách tiếp cận rất khác nhau trong vấn đề này.

Vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên luôn là vấn đề được cả Mỹ và Hàn Quốc quan tâm từ những nhiệm kỳ Tổng thống trước.

Đặc biệt trong nhiệm kỳ của Tổng thống Moon Jae-in và Tổng thống Donald Trump, vấn đề Triều Tiên đã được xúc tiến mạnh mẽ nhất trong nhiều năm qua, tới mức có lúc dư luận tưởng gần như đã có phương án giải quyết vấn đề vốn đã bế tắc từ nhiều năm.

Tuy nhiên, quan điểm phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên vẫn là điểm chung trong chính sách ngoại giao của Mỹ được duy trì từ nhiệm kỳ trước, nhưng cách thức giải quyết của chính quyền Tổng thống Joe Biden chắc chắn có những bước đi khác biệt.

Theo phân tích của các chuyên gia, Washington sẽ lập chính sách đối với Bình Nhưỡng dựa trên các hạng mục nhất trí của chính phủ tiền nhiệm và thỏa thuận giữa lãnh đạo Mỹ-Triều tại Singapore vào tháng 6/2018.

Như vậy, nhiều khả năng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công nhận thỏa thuận giữa chính phủ tiền nhiệm đối với Triều Tiên, tiếp tục thúc đẩy ngoại giao tích cực với Bình Nhưỡng.

Tin liên quan
Chính sách Trung Quốc của Tổng thống Joe Biden: Cân bằng hơn hay quyết đoán hơn? Chính sách Trung Quốc của Tổng thống Joe Biden: Cân bằng hơn hay quyết đoán hơn?

Điều này có thể sẽ được ông Joe Biden công bố trực tiếp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc hội đàm dự kiến diễn ra vào ngày 22/5 tới.

Nếu như vậy, đây có thể là một “món quà đầy ý nghĩa” đối với Tổng thống Moon Jae-in, “bù đắp” cho việc lao tâm khổ tứ làm trung gian thúc đẩy quan hệ Mỹ-Triều. Quan trọng hơn, đây có thể trở thành di sản đối ngoại của ông Moon trong nhiệm kỳ của mình.

Trước đó, trong tất cả các phát biểu hay thông cáo báo chí liên quan đến vấn đề Triều Tiên, 2 bên đều thống nhất quan điểm cho rằng, hạt nhân và những vấn đề khác của Triều Tiên cần được giải quyết khẩn cấp.

Cụ thể, hai nước cần xây dựng và thực thi chiến lược "phối hợp đầy đủ" trong vấn đề Triều Tiên, nhất trí phối hợp chặt chẽ trong quá trình Mỹ xem xét, thực thi chính sách đối với cường quốc hạt nhân này.

Như vậy, trong cuộc gặp Thượng đỉnh lần này, 2 nước đồng minh truyền thống có thể sẽ thống nhất được việc hợp tác để có những cuộc gặp với Triều Tiên trong thời gian tới.

Triển vọng về “Bộ tứ mở rộng”

Có nhiều nguồn tin dự đoán, trong cuộc hội đàm giữa 2 nhà lãnh đạo, ông Joe Biden sẽ đề cập đến việc Hàn Quốc tham gia vào Bộ tứ để thành “Bộ tứ mở rộng”, và đây sẽ là lựa chọn rất khó khăn cho Hàn Quốc.

Sự liên kết 4 nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia hay còn gọi là Bộ tứ, là một mối quan hệ đặc biệt giữa bối cảnh Ấn Độ vẫn tiềm ẩn căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề biên giới, và Australia hối thúc một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc Covid-19.

Trong khi đó, Nhật Bản và Mỹ tỏ ra gay gắt về hành động đơn phương của Trung Quốc mang tính quân sự tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Riêng Mỹ trong thời gian qua đã gây sức ép với Trung Quốc thông qua biện pháp trừng phạt kinh tế.

Tổng thống Biden với xung đột Israel-Palestine:

Tổng thống Biden với xung đột Israel-Palestine: 'Cơn đau đầu' không lường trước

Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia quốc tế, ở thời điểm hiện tại, Washington không có kế hoạch mở rộng Bộ tứ thành Bộ tứ mở rộng, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới và chưa có dấu hiệu giảm bớt.

Có nhiều dự đoán cho rằng, có thể phải từ năm 2024 trở đi miễn dịch cộng đồng Covid-19 mới có khả quan. Sau đó, các nước mới thực sự bắt tay vào khôi phục nền kinh tế và tập trung chủ yếu vào những vấn đề lớn trong nước.

Từ góc độ đó, trong cuộc hội đàm Thượng đỉnh Hàn - Mỹ lần này, Washington có thể sẽ chia sẻ thông tin về Bộ tứ và hy vọng Hàn Quốc sẽ ủng hộ, nhưng ít có khả năng đề cập trực tiếp tới việc mở rộng liên minh này với sự tham gia của Hàn Quốc.

Nếu như vậy, xứ sở kim chi có thể tạm “thở phào” để có thể tập trung vào những vấn đề quan trọng mà nước này mong muốn, như tìm kiếm sự ủng hộ, hợp tác của Mỹ để Hàn Quốc sớm trở thành trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 toàn cầu, hay thúc đẩy các cuộc gặp hướng tới vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Mỹ-Hàn: Trung Quốc và Triều Tiên sẽ là các chủ đề chi phối cuộc gặp Moon-Biden?
Triều Tiên liệu có hành động trước Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Hàn Quốc?
Ấn định thời điểm gặp mặt người đồng cấp Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc chuẩn bị công du Mỹ
Hàn Quốc chính thức có Thủ tướng mới, hứa toàn tâm toàn ý với mục tiêu sự đoàn kết quốc gia
Hàn Quốc bổ sung 'não nhân tạo' cho camera an ninh bằng AI và sinh trắc học
(theo Bùi Hùng/VOV-Tokyo )

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động