Tổng thống Mỹ bị Hạ viện luận tội: “Ngày buồn” chẳng của riêng ai

TGVN. Tiến trình luận tội chỉ là khởi đầu cho “nỗi buồn” sẽ kéo dài và ám ảnh Tổng thống, lưỡng viện, người dân Mỹ và thế giới thời gian tới. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong my bi ha vien luan toi ngay buon chang cua rieng ai Bị Hạ viện kết tội, Tổng thống Mỹ gay gắt: Năm tới bà Pelosi sẽ bị loại
tong thong my bi ha vien luan toi ngay buon chang cua rieng ai Thông qua cả 2 điều khoản luận tội ông Trump, Chủ tịch Hạ viện Mỹ: 'Tôi tự hào'
tong thong my bi ha vien luan toi ngay buon chang cua rieng ai
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi công bố kết quả bỏ phiếu khởi động tiến trình luận tội Tổng thống Mỹ tại Hạ viện tối ngày 18/12. (Nguồn: AFP)

Sáng ngày 19/12 (theo giờ Việt Nam), Hạ viện Mỹ đã thông qua hai điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump. Ở Điều I, “Lạm quyền”, số phiếu đồng thuận là 230 phiếu (so với 216 phiếu cần thiết), phản đối là 197 phiếu. Ở Điều II, “Cản trở Quốc hội”, tỷ lệ này là 229 phiếu thuận – 198 phiếu chống. Đáng chú ý, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã không hài lòng trước việc các hạ nghị sỹ đảng Dân chủ ăn mừng sau khi Điều I được thông qua. Sau cái lườm của người đứng đầu Hạ viện, phe Dân chủ đã không tỏ thái độ hoan hỉ khi kết thúc bỏ phiếu Điều II.

Phát biểu ngay sau đó, bà Nancy Pelosi cho rằng, ngày 18/12 “là một ngày tuyệt vời với Hiến pháp” nhưng "là một ngày buồn đối với nước Mỹ". Thái độ của Chủ tịch Hạ viện là đúng mực, bởi kết quả này phản ánh một thực tế không hề dễ chịu của xứ cờ hoa hiện nay: Nước Mỹ đang chia rẽ hơn bao giờ hết và tình trạng này nhiều khả năng sẽ kéo dài, tác động lớn tới quá trình phê duyệt, triển khai quyết sách của Lưỡng viện, Chính phủ và hơn cả, ảnh hưởng tới kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 10/2020.

Mầm mống bất đồng

Đầu tiên, kết quả này phản ánh sự chia rẽ sâu sắc giữa lưỡng đảng. Hạ viện Mỹ có 233 hạ nghị sỹ đảng Dân chủ và 197 hạ nghị sỹ đãng Cộng hòa. Ở Điều I, tất cả các hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa, cùng 2 hạ nghị sỹ của đảng Dân chủ là Jeff Van Drew và Collin Peterson bỏ phiếu chống lại điều khoản này. Ở Điều II, hạ nghị sỹ Jared Golden đã bỏ phiếu chống. Ứng cử viên Tổng thống năm 2020, nghị sỹ đảng Dân chủ gốc Samoan đầu tiên của Mỹ, Tulsi Gabbard bỏ phiếu trắng. Hạ nghị sỹ độc lập Justin Amash bỏ phiếu thuận đối với cả hai điều khoản.

Kết quả này phản ánh quan điểm tương đối rõ ràng giữa thành viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Hạ viện. Tuy nhiên, việc một vài hạ nghị sỹ đảng Dân chủ bỏ phiếu chống hoặc trắng đối với hai Điều khoản luận tội cho thấy rằng đã có sự bất đồng và khi cuộc luận tội được triển khai, đi vào giai đoạn cao trào, không loại trừ khả năng nó sẽ lớn dần và tạo nên bất đồng trong chính nội bộ của đảng Dân chủ.

tong thong my bi ha vien luan toi ngay buon chang cua rieng ai
Phát biểu tại buổi vận động ở Battle Creek, bang Michigan, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đảng Dân chủ đang “cố tình vô hiệu hóa” chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử sắp tới. (Nguồn: Getty Images)

Cuộc đối đầu dai dẳng

Thứ hai, một khi được triển khai, tiến trình luận tội nhiều khả năng sẽ kéo dài, tiêu tốn thời gian và công sức của lưỡng viện và Nhà Trắng. Theo tờ Time, nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch, Lưỡng viện Mỹ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về số phận của Tổng thống Donald Trump vào cuối tháng 3/2020, 7 tháng trước khi bầu cử Tổng thống diễn ra. Tuy nhiên, con số này chỉ là ước lượng và hoàn toàn có thể kéo dài hơn, tùy thuộc vào quá trình xét xử của Thượng viện Mỹ.

Cần nhớ rằng Thượng viện hiện do đảng Cộng hòa chiếm đa số; đảng này vẫn duy trì lập trường ủng hộ Tổng thống. Như vậy, phe Cộng hòa hoàn toàn có đủ khả năng kéo dài quá trình luận tội tại Thượng viện cho đến sát bầu cử, trước khi đưa ra kết luận có lợi cho ông Donald Trump, qua đó trực tiếp giúp ích cho ông trong hành trình trở lại Nhà Trắng năm 2020.

Tuy nhiên, luận tội kéo dài tới sát bầu cử sẽ khiến sự chia rẽ giữa lưỡng đảng nói riêng và cử tri Mỹ nói chung lớn hơn bao giờ hết.

“Ngày buồn” chung

Thứ ba, cuộc luận tội sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phê duyệt, triển khai quyết sách của lưỡng viện và Chính phủ. Nhiều khả năng Đảng Dân chủ sẽ tận dụng điều này để tấn công vào cá nhân ông Trump và đảng Cộng hòa, tác động tới phê duyệt chính sách của Nhà Trắng. Ba quý đầu năm 2020 là thời gian bản lề đối với ông Donald Trump và nếu không hoàn thành mục tiêu đã đề ra khi đắc cử cử, khả năng quay trở lại Nhà Trắng của ông sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Đáng ngại hơn, đối đầu với chiến lược đó, đảng Cộng hòa với đa số tại Thượng viện cùng ông Donald Trump có thể thông qua một số quyết sách đối ngoại táo bạo, thay đổi hiện trạng quan hệ với Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Triều Tiên và Syria. Chúng có thể mang tới hiệu quả tức thì, củng cố uy tín, vai trò của ông Trump trước luận tội và bầu cử, bất chấp tác động tiêu cực về trung hạn, dài hạn đối với vị thế, lợi ích Mỹ và hòa bình, ổn định thế giới.

Như vậy, kết quả bỏ phiếu luận tội trên thực tế là khởi đầu cho một chuỗi “ngày buồn” sẽ đi vào lịch sử của nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

tong thong my bi ha vien luan toi ngay buon chang cua rieng ai Luận tội Tổng thống Trump: Chia rẽ và bất định

TGVN. Cuộc bỏ phiếu ngày 18/12 là bước ngoặt trong quá trình xem xét luận tội Tổng thống Donald Trump của Hạ viện Mỹ. Bình ...

tong thong my bi ha vien luan toi ngay buon chang cua rieng ai Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Tổng thống Trump là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia

TGVN. Ngày 18/12, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết, Tổng thống Donald Trump đã gây ra một “mối đe dọa hiện hữu” ...

tong thong my bi ha vien luan toi ngay buon chang cua rieng ai 'Kể tội' Tổng thống Trump, quan chức ngoại giao hàng đầu Mỹ tại Ukraine rời chức vụ

TGVN. Ngày 17/12, một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, ông William Taylor, Đại biện lâm thời của Mỹ tại Ukraine, sẽ rời chức ...

Phan Quân

Đọc thêm

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động