Tổng thống Mỹ Donald Trump 'tháo vòng kim cô' cho Syria: Chớ vội mừng!

Vy Anh
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy cách tiếp cận 'dễ thở' trong chính sách với Syria nhân chuyến thăm Trung Đông vừa qua nhưng đây là những 'cánh cửa' hoàn toàn không dễ mở.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mỹ Donald Trump 'tháo vòng kim cô' cho Syria:
Từ trái qua phải, Thái tử Saudi Arabia Mohammad Bin Salman, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa trong cuộc gặp ngày 14/5. (Nguồn: White House)

Biến đổi tương lai của Syria trong "nháy mắt"

Theo Viện Nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House), cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa ngày 14/5 thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với cách tiếp cận của Saudi Arabia khi gắn vấn đề của Syria với triển vọng bình thường hóa quan hệ với Israel. Đồng thời, hành động của ông Trump đã làm thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông.

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Syria kể từ khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton gặp Tổng thống Syria Hafez al-Assad tại Geneva 25 năm trước.

Tin liên quan
Tổng thống Mỹ trao cho Syria Tổng thống Mỹ trao cho Syria 'cơ hội trở nên vĩ đại', Hàn Quốc hoan nghênh, Israel không vui

Do đó, Mỹ dường như đã chấp nhận ông al-Sharaa và cho thấy chính quyền ông Donald Trump cuối cùng đã có chính sách về Syria.

Điều này nói lên nhiều điều về phong cách lãnh đạo của ông.

Vào tháng 12/2024, ông đăng trên mạng xã hội X rằng Mỹ không can dự vào Syria. Nhưng ngày 13/5, trong bài phát biểu dài 48 phút tại Diễn đàn đầu tư Mỹ-Saudi Arabia, ông bất ngờ thông báo: Mỹ sẽ dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt đối với Syria.

Tin tức này đã được chào đón nồng nhiệt ở khắp Syria. Theo nhiều cách, cuộc gặp giữa ông Trump và ông al-Sharaa là một sự kiện trọng đại.

Khi giải thích động cơ của mình, ông Trump nhấn mạnh việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm khuyến khích Syria bình thường hóa quan hệ với Israel.

Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ cho phép ngừng phong tỏa tài sản quốc tế của Syria, cho phép doanh nghiệp nước ngoài tái tham gia các lĩnh vực quan trọng như xây dựng, năng lượng và thương mại, khôi phục quyền tiếp cận của Damascus đối với các hệ thống tài chính và tín dụng toàn cầu.

"Tháo vòng kim cô" sẽ góp phần tái thiết Syria một cách nghiêm túc và giúp người dân Syria có hy vọng hơn về tương lai.

Nói cách khác, sự thay đổi thái độ rõ ràng của ông Trump có khả năng biến đổi tương lai của Syria.

Dễ được, dễ mất

Liệu rằng mọi việc có "thuận buồm, xuôi gió" như những gì ông Trump đã tuyên bố?

Vẫn có những rủi ro nhất định về chính sách của ông đối với Syria. Nếu không có một quy trình chính sách để hỗ trợ cho việc thực thi, quyết định của ông Trump về Syria vẫn có thể bị "trật bánh".

Hơn nữa, ông chỉ có thể dễ dàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Syria thông qua các sắc lệnh hành pháp (EO). Còn các lệnh trừng phạt của Quốc hội sẽ khó gỡ bỏ hơn nhiều, như các lệnh trừng phạt được áp dụng theo Đạo luật Caesar.

Các lệnh trừng phạt liên quan khủng bố cũng khó được dỡ bỏ. Syria đã nằm trong danh sách Nhà nước bảo trợ khủng bố của Mỹ kể từ năm 1979 và bị trừng phạt vì các chính phủ trước đây được cho là sử dụng vũ khí hóa học. Những chỉ định này có sức nặng pháp lý và chính trị đáng kể, khiến việc xóa bỏ chúng vừa gây tranh cãi vừa chậm chạp.

Do đó, cam kết dỡ bỏ trừng phạt Syria của ông Trump rất dễ đưa ra, nhưng lại khó thực hiện. Sẽ rất khó để dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhanh chóng. Điều đó có thể thử thách lòng kiên nhẫn của Syria và những người muốn giúp đất nước phục hồi.

Dụng ý của Saudi Arabia

Tổng thống Donald Trump cho rằng sự thay đổi quan điểm của ông về Syria là do tác động từ hai nhân vật - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman.

Việc Thái tử Mohammed bin Salman thuyết phục được Tổng thống Trump cho thấy Saudi Arabia hoàn toàn ủng hộ chế độ Tổng thống lâm thời al-Sharaa và đang gắn tương lai của Syria với triển vọng bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel.

Bằng cách sắp xếp cuộc gặp giữa ông Trump với ông al-Sharaa, Thái tử Mohammed bin Salman cảm thấy rằng cách tiếp cận của mình đã nhận được sự tán thành của chính quyền Mỹ.

Mặc dù vậy, vẫn có những rủi ro đối với Saudi Arabia trong động thái này. Nếu ông al-Sharaa không thể "chèo lái" được Syria và bị lật đổ, ông Trump sẽ từ bỏ cam kết với Syria và đổ lỗi cho Riyadh.

Qatar đã học được từ kinh nghiệm rằng việc đặt cược vào các nhóm chiến binh tham gia chính trường, chẳng hạn như phong trào Hamas, có thể phải trả giá đắt - đặc biệt là với các đối tác quan trọng như Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ 'làm gì đó' với Triều Tiên, tiết lộ 'mối quan hệ tuyệt vời' với Chủ tịch Kim Jong Un

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ 'làm gì đó' với Triều Tiên, tiết lộ 'mối quan hệ tuyệt vời' với Chủ tịch Kim Jong Un

Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, có "sự liên lạc" giữa ông với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Chuẩn bị đàm phán thương mại với Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump lộ chiêu bài 'mặc cả'

Chuẩn bị đàm phán thương mại với Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump lộ chiêu bài 'mặc cả'

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, hiệp ước an ninh song phương giữa nước này và Nhật Bản là không công bằng, trong bối ...

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm Ba Lan vào tháng 6 tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm Ba Lan vào tháng 6 tới

Chuyến thăm Ba Lan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng Sáu tới, ...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Qatar, đạt cam kết lịch sử

Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Qatar, đạt cam kết lịch sử

Ngày 14/5, sau khi kết thúc chuyến thăm Saudi Arabia, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Qatar - chặng dừng chân thứ hai của ...

Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông: Hiện thực hóa kỳ vọng

Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông: Hiện thực hóa kỳ vọng

Sau chuyến đi Rome vào tháng trước để dự lễ tang Giáo hoàng Francis, Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện chuyến công du Saudi ...

(theo Chatham House)

Đọc thêm

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel: Cộng đồng người Việt vẫn an toàn

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel: Cộng đồng người Việt vẫn an toàn

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Israel, chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đối với người Việt sau các đợt tấn công tên lửa đạn đạo của Iran ...
Chiến hạm Mỹ mang theo F-35B, trực thăng săn tàu ngầm tới Australia tham gia tập trận

Chiến hạm Mỹ mang theo F-35B, trực thăng săn tàu ngầm tới Australia tham gia tập trận

Tàu chiến Mỹ đã đến Australia ngày 14/6, chuẩn bị cho cuộc tập trận chung quy mô lớn.
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại Liên bang Nga

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại Liên bang Nga

Ngày 13/6, tại thủ đô Moscow, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 ...
Israel ủng hộ vai trò trung gian của Ấn Độ trong căng thẳng với Iran

Israel ủng hộ vai trò trung gian của Ấn Độ trong căng thẳng với Iran

Ngày 14/6, Đại sứ Israel tại Ấn Độ Reuven Azar bày tỏ lạc quan về tiềm năng của New Delhi trong việc làm trung gian hòa giải giữa Tel Aviv ...
Thông qua 6 luật và thảo luận 11 luật liên quan đến lĩnh vực Quốc phòng

Thông qua 6 luật và thảo luận 11 luật liên quan đến lĩnh vực Quốc phòng

Thứ Bảy, ngày 14/6, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ 26 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch ...
Bang Texas (Mỹ) gánh chịu lũ quét nghiêm trọng giữa tháng 6

Bang Texas (Mỹ) gánh chịu lũ quét nghiêm trọng giữa tháng 6

Giới chức Mỹ ngày 13/6 cho biết lũ lụt do mưa lớn tại bang Texas, miền Nam nước Mỹ đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và nhiều người ...
Chiến hạm Mỹ mang theo F-35B, trực thăng săn tàu ngầm tới Australia tham gia tập trận

Chiến hạm Mỹ mang theo F-35B, trực thăng săn tàu ngầm tới Australia tham gia tập trận

Tàu chiến Mỹ đã đến Australia ngày 14/6, chuẩn bị cho cuộc tập trận chung quy mô lớn.
Israel ủng hộ vai trò trung gian của Ấn Độ trong căng thẳng với Iran

Israel ủng hộ vai trò trung gian của Ấn Độ trong căng thẳng với Iran

Ngày 14/6, Đại sứ Israel tại Ấn Độ Reuven Azar bày tỏ lạc quan về tiềm năng của New Delhi trong việc làm trung gian hòa giải giữa Tel Aviv và Tehran.
Mexico phát hiện 1,1 tấn cocaine ngoài khơi, trị giá gần 14 triệu USD

Mexico phát hiện 1,1 tấn cocaine ngoài khơi, trị giá gần 14 triệu USD

Ngày 13/6, Bộ An ninh và Bảo vệ công dân Mexico (SSPC) cho biết lực lượng an ninh nước này vừa thu giữ hơn 1 tấn cocaine ở ngoài khơi bang miền Nam Guerrero, phía ...
Tuyển 5.500 học viên cảnh sát, Nam Phi siết chặt vòng vây tội phạm

Tuyển 5.500 học viên cảnh sát, Nam Phi siết chặt vòng vây tội phạm

Ngày 13/6, Bộ trưởng Cảnh sát Nam Phi Senzo Mchunu cho biết tỷ lệ tội phạm đã giảm nhẹ trong hai quý qua, tuy nhiên nước này vẫn đối mặt với hoạt động tội phạm ...
LHQ làm trung gian, M23 và AFC mở cửa đối thoại chấm dứt xung đột

LHQ làm trung gian, M23 và AFC mở cửa đối thoại chấm dứt xung đột

Phong trào M23 và Liên minh Sông Congo bày tỏ sẵn sàng đối thoại nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở miền Đông CHDC Congo.
Hàn Quốc đón khách quý bên kia Thái Bình Dương lần đầu tiên sau bầu cử

Hàn Quốc đón khách quý bên kia Thái Bình Dương lần đầu tiên sau bầu cử

Sáng 13/6, quan chức cấp cao phụ trách khu vực Đông Á -Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Sean O’Neill đã thăm trụ sở Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Liệu Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần này có thể tạo nên đột phá cần thiết trong nỗ lực bảo vệ 70% diện tích của thế giới?
Bước ngoặt ở Mông Cổ

Bước ngoặt ở Mông Cổ

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Mông Cổ, một Thủ tướng đương chức bị bãi nhiệm theo hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent gần đây đã chính thức công bố quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria.
Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Chuyến công du của Thủ tướng Hun Manet tới Nhật Bản mang nhiều hàm ý quan trọng trong chính sách đối ngoại của Campuchia.
Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU là lần đầu tiên cơ chế họp cấp cao giữa hai bên được thiết lập lại sau nửa thập niên Anh rời khối.
Nơi tránh ‘bão’ của người nhập cư Mỹ

Nơi tránh ‘bão’ của người nhập cư Mỹ

Trong bối cảnh chính sách nhập cư ngày càng siết chặt, có những đô thị đã trở thành điểm tựa cho người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp tại Mỹ...
Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Ukraine đang thúc giục phương Tây từ bỏ vũ khí đắt tiền, cao cấp chuyển sang vũ khí sản xuất hàng loạt giá rẻ để đối phó trong xung đột với Nga.
'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

Việc Ukraine tấn công phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược của Nga, gồm cả Tu-95, cho thấy nỗ lực tìm cách tiêu diệt thứ vũ khí NATO dè chừng.
Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Các kế hoạch lá chắn quốc gia luôn gợi lại câu hỏi cũ: Ranh giới nào giữa phòng thủ chính đáng và chạy đua vũ trang?
Công nghệ lượng tử: Đấu trường mới của cạnh tranh nước lớn

Công nghệ lượng tử: Đấu trường mới của cạnh tranh nước lớn

Công nghệ lượng tử đang được xem là công nghệ tương lai, có thể làm 'thay đổi cuộc chơi' với khả năng vượt qua những giới hạn của các công nghệ hiện tại và định ...
Vũ khí công nghệ cao: Bước tiến mới và những thách thức toàn cầu

Vũ khí công nghệ cao: Bước tiến mới và những thách thức toàn cầu

Cuộc đua phát triển vũ khí công nghệ cao đang tăng tốc, mở ra thách thức toàn cầu về an ninh, kiểm soát công nghệ và tương lai trật tự thế giới.
Phiên bản di động