Tổng thống Putin phê phán Ba Lan: Chuyện cũ trong thời mới

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Tổng thống Nga Putin phê trách gay gắt Ba Lan về câu chuyện quá khứ lịch sử thời chiến tranh thế giới lần thứ hai (CTTG II). Ngọn nguồn và vì sao chuyện quá khứ này lại dội về hiện tại? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi Ba Lan triệu tập Đại sứ Nga để phản đối bình luận của Tổng thống Putin
tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi Tổng thống Lukashenko: Nga là một phần của Belarus, con trai 'thần tượng' ông Putin
tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi
Ông Putin đưa ra những chứng cứ lịch sử và tài liệu cụ thể khi đề cập đến sự hợp tác của Ba Lan với chính quyền Đức quốc xã thời kỳ CTTG II. Nguồn: Politico

Bản chất câu chuyện không bình thường đến mức độ nào thì có thể nhận thấy được ở chỗ Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập đến nhiều lần chứ không phải chỉ có một lần, ở nhiều diễn đàn khác nhau trong thời gian ngắn và ở chỗ phía Ba Lan triệu Đại sứ Nga ở Ba Lan lên Bộ ngoại giao để thể hiện thái độ.

Chuyện đã xảy ra trong quá khứ lịch sử nhưng giờ lại trở thành chuyện thời sự không chỉ có trong mối quan hệ giữa Nga và Ba Lan mà còn cả giữa EU và một số thành viên khác của EU với Nga.

Nguồn gốc từ quá khứ lịch sử

Ông Putin đưa ra những chứng cứ lịch sử và tài liệu cụ thể khi đề cập đến sự hợp tác của Ba Lan với chính quyền Đức quốc xã, đến vai trò của Ba Lan trong việc nước Đức quốc xã thôn tính Séc năm 1938 và trong CTTG II, đặc biệt là đề cập đến quan điểm thái độ bài xích người Do thái của chính quyền Ba Lan thời đó. Ông Putin đặc biệt nặng lời đối với đại sứ Ba Lan tại nước Đức khi đó là Jozef Lipski. Ông Putin gọi người này là "kẻ khốn nạn" vì đã thể hiện quan điểm thái độ ủng hộ ý tưởng của trùm phát xít Đức Adolf Hitler đẩy người Do thái ở các nước châu Âu sang châu Phi và hứa sẽ dựng tượng đài vinh danh Hitler nếu thực hiện ý định này.

Ở đây có ba câu chuyện cả thẩy, biểu hiện ra bên ngoài là quốc gia châu Âu nào đã làm ngơ hay dung túng cho nước Đức quốc xã thôn tính Séc năm 1938, hiệp ước giữa Đức và Nga năm 1939 về không tấn công lẫn nhau và mối quan hệ giữa Ba Lan và Đức ở thời ấy mà trong đó có khía cạnh quan điểm chính sách của chính quyền Ba Lan đối với người Do thái. Trong thực chất, câu hỏi mấu chốt là nước Đức quốc xã đã một mình gây nên cuộc CTTG II hay có quốc gia nào khác nữa ở châu Âu chịu trách nhiệm tương tự như nước Đức quốc xã trong việc này.

Thời còn chiến tranh lạnh và xung đột giữa Tây và Đông, Mỹ và nhiều nước Phương Tây luôn theo quan điểm cho rằng Hiệp ước Molotow - Ribentropp năm 1939 kia chẳng khác gì đã dọn đường và bật đèn xanh cho chính quyền quốc xã Đức phát động cuộc CTTG II. Mục đích của họ là đổ đồng trách nhiệm giữa nước Đức quốc xã và Liên Xô về khởi nguồn cuộc CTTG II và hạ thấp ý nghĩa lịch sử của Cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của Liên Xô cũng như vai trò lịch sử quyết định của Liên Xô trong việc tiêu diệt phát xít Đức và chấm dứt cuộc CTTG II.

Sau khi Liên Xô tan rã, mối quan hệ giữa Ba Lan và Nga thuộc diện luôn xấu nhất, phức tạp nhất và nhạy cảm nhất trong các mối quan hệ giữa Nga và các thành viên của Khối Varsaw trước đây. Ba Lan cũng thường đi tiên phong trong việc thời sự hoá chuyện nhìn nhận lại lịch sử thời kỳ nửa đầu thế kỷ 20 liên quan đến châu Âu và Liên Xô mà trong đó đặc biệt có hiệp định nói trên giữa Đức và Liên Xô.

Chuyện cũ cứ hiện diện trong thời mới như thế.

Có nhiều cách tiếp cận lịch sử và mỗi nước tự chọn cách tiếp cận riêng. Lịch sử như đã thực sự diễn ra. Lịch sử như được các sử gia chép thuật lại. Lịch sử như cách hiểu và luận giải của từng người, ở từng thời, trên từng cương vị và nhằm từng mục đích. Vì thế, không có gì là khó hiểu khi các bên có quan điểm và phát biểu khác nhau về thời kỳ lịch sử kia của thế giới.

Lý giải thái độ của ông Putin

Bạn có thể quan tâm:

tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi Mỹ - Nga và "Bầu trời mở" : Bên định đóng, phía giữ mở
tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi Nước Nga trong năm 2019 và triển vọng 2020: Hài lòng và lạc quan
tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi Nga - Belarus lập Nhà nước liên minh: Dễ ước nguyện, khó toại nguyện
tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi Cuộc gặp cấp cao Thể thức Normandy về Ukraine: Mới liệu có khác?

Ông Putin đề cập nhiều và đặc biệt nhấn mạnh chuyện cũ này vào thời điểm hiện tại vì những lý do sau.

Thứ nhất, cách đây không lâu, Nghị viện châu Âu đưa ra một nghị quyết cáo buộc Liên Xô cùng chịu trách nhiệm đối với việc nước Đức quốc xã gây nên CTTG II trong thực chất là đổ đồng Liên Xô với nước Đức quốc xã. Đối với Nga và cá nhân ông Putin, nghị quyết này chẳng khác gì giọt nước làm tràn cốc buộc phía Nga phải thể hiện quan điểm thái độ một cách rõ ràng, xác đáng, mạnh mẽ và kiên quyết. Ở đây, ông Putin mượn chuyện liên quan đến Ba Lan để phản bác Nghị viện châu Âu.

Thứ hai, trong cuộc chiến vì sự thật lịch sử khách quan lâu nay giữa Nga với Phương Tây, EU và Nato, Ba Lan vừa là đối tượng chính của Nga, vừa là đối tượng Nga để đấu chiến nhất, cả về chính trị, pháp lý lẫn lịch sử.

Thứ ba, Nga nhằm vào Ba Lan còn để răn đe và cảnh báo những nước khác ở châu Âu chủ trương đề cao vai trò của các nước đồng minh và phủ nhận vai trò quyết định của Nga, đóng góp to lớn nhất của Nga trong việc tiêu diệt phát xít Đức và chấm dứt cuộc CTTG II.

Thứ tư, năm 2020, Nga sẽ tổ chức kỷ niệm rất trọng thị 75 năm ngày chiến thắng phát xít Đức và chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Ông Putin hàm ý Nga sẽ đấu tranh không khoan nhượng về khoa học lịch sử cũng như trên dư luận để làm phá sản mọi mưu đồ của bất cứ ai chủ ý tạo sự cào bằng trách nhiệm giữa nước Đức quốc xã và Liên Xô về cuộc CTTG II.

Ông Putin đã mời lãnh đạo nhiều nước trên thế giới tới tham dự các nghi lễ kỷ niệm long trọng ở Nga. Vì chuyện cũ trong thời mới này mà chắc sẽ có vị này hay vị nọ được mời nhưng không tới dự. Vì lý do và mục đích chính trị thôi chứ việc họ không tham dự đâu có thể làm thay đổi được sự thật lịch sử.

tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi Điện Kremlin: Tổng thống Nga Putin cảm ơn người đồng cấp Mỹ Donald Trump

TGVN. Ngày 29/12, Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump theo đề xuất ...

tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi Lãnh đạo Nga, Đức điện đàm về tình hình Syria và khí đốt

TGVN. Ngày 28/10, Tổng thống Nga và Thủ tướng Đức đã điện đàm thảo luận các vấn đề liên quan đến tình hình Syria và ...

tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi Tổng thống Putin: Tái cơ cấu châu Á theo mô hình phương Tây sẽ chỉ mang lại một mớ hỗn độn

TGVN. Ngày 2/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng, việc tái cơ cấu các quốc gia châu Á theo mô hình phương Tây sẽ ...

tong thong putin phe phan ba lan chuyen cu trong thoi moi 'Chiếc bẫy' S-400 của Tổng thống Putin và những 'lá bài tẩy' của Mỹ

Một bài phân tích gần đây trên tuần báo Al-Ahram (Ai Cập) nhận định, hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga cung cấp cho ...

Dịch Dung

Đọc thêm

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu Ligue 1 vòng 30 - Nice vs Lorient; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE ...
Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Sáng nay, 19/4, tại Trường quay Báo Thế giới & Việt Nam diễn ra Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

U23 Indonesia đã tạo nên địa chấn tại giải U23 châu Á 2024 khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2 bảng A.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động