TIN LIÊN QUAN | |
Bốn nước Ả rập liệt cá nhân, tổ chức liên quan Qatar vào danh sách khủng bố | |
Mỹ hối thúc giải quyết bất đồng giữa các nước vùng Vịnh và Qatar |
Phát ngôn nóng vội
Giáo sư Ayoob cho rằng ông Trump và các phụ tá bị ám ảnh bởi những di sản chưa hoàn thiện của người tiền nhiệm Barack Obama đối với khu vực và lo ngại những điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh và vị thế của họ tại Trung Đông. Do đó, Chính quyền Trump đã vội vã có những quyết định nhằm bảo đảm địa vị mà quên mất rằng chúng cũng cần phải phù hợp với tình hình khu vực. Điều đó thể hiện qua những tuyên bố của ông Trump về chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và Iran, cũng như việc ông hoan nghênh một vài trong số những lãnh đạo bị xem là độc tài và vi phạm nhân quyền hàng đầu thế giới như Tổng thống Ai Câp Abdel Fatah al-Sisi.
Không khí trong cuộc gặp của ông Trump với gia đình hoàng gia Saudi Arabia cùng lãnh đạo các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), hay giới chức các nước Hồi giáo hoàn toàn khác với những gì diễn ra trong cuộc gặp gần đây nhất giữa ông Obama và Quốc vương Saudi Arabia, khi ông Obama thể hiện rõ sự quan tâm đối với thỏa thuận hạt nhân Iran. Trong khi đó, những gì ông Trump nói với các nhà lãnh đạo Saudi Arabia trong cuộc gặp riêng và cả nội dung bài phát biểu công khai trước giới cầm quyền Hồi giáo đều được công luận Saudi Arabia nhiệt liệt đón nhận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm với Quốc vương Saudi Arabia Salman ngày 20/5. (Nguồn: The New York Times) |
Đáng chú ý nhất trong các tuyên bố của ông Trump tại Riyadh là lời kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi giáo trong cuộc chiến mà ông miêu tả là “giữa cái thiện và cái ác”. Ông cũng mô tả Iran là khởi nguồn của chủ nghĩa khủng bố, hay nhân tố chính gây bất ổn tại Trung Đông. Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh rằng Mỹ và giới lãnh đạo Saudi Arabia cùng các đồng minh đang đứng cùng phía chiến tuyến trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Tuy nhiên, tuyên bố này là một sai lầm lớn. Xét cho cùng, những kẻ khủng bố dù là các nhóm chân rết hay trực tiếp thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, al-Qaeda cùng nhiều nhóm khác, đều có hệ tư tưởng chung nguồn gốc với học thuyết Wahhabi mà giới cầm quyền Saudi Arabia tôn thờ. Karen Amstrong - tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng về tôn giáo - từng nói rằng dù giới tăng lữ Saudi Arabia mạnh mẽ lên án IS, song “nhiều thành phần trong giới cầm quyền tại đây… lại có cái nhìn khá thiện cảm với tổ chức này, thậm chí còn ủng hộ lập trường chống lại dòng Hồi giáo Shi’ite và sự mộ đạo với hệ tư tưởng cực đoan Salafi của chúng”.
Bên cạnh đó, Saudi Arabia còn nhiều lần bị cáo buộc là tài trợ cho những nhà truyền giáo Sunni cực đoan tại châu Âu và nhiều khu vực khác, những người góp phần không nhỏ trong việc truyền bá các tư tưởng thánh chiến. Những tuyên bố mập mờ về sự ủng hộ của Mỹ với Saudi Arabia đã tác động tiêu cực tới quan hệ nội khối GCC. Điều này càng khiến Riyadh tìm cách loại bỏ mọi ý kiến bất đồng trong nội bộ các nước GCC và chi phối khu vực để gia tăng ảnh hưởng của mình.
Vật thế thân
Qatar là nước đầu tiên cảm nhận được sức nóng này. 10 ngày sau khi ông Trump tới Saudi Arabia, Riyadh cùng Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập và cả Yemen đều đột ngột cắt đứt quan hệ ngoại giao, thương mại và vận tải với Qatar do cho rằng quốc gia này hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố - ám chỉ tổ chức Anh em Hồi giáo, lực lượng từng bị các quốc gia này cấm hoạt động sau khi Tổng thống Mohammed Morsi bị lật đổ năm 2013.
Tập đoàn bưu chính Emirates Post Group của UAE tuyên bố ngừng toàn bộ các dịch vụ bưu chính viễn thông tới Qatar. (Nguồn: EPG) |
Một lý do khác được các nước vùng Vịnh đưa ra cho căng thẳng ngoại giao này là mối quan hệ của Doha với Tehran, kẻ thù chính của Riyadh trong khu vực. Quyết định của Saudi Arabia và một số quốc gia này đã được Tổng thống Trump nhiệt liệt hưởng ứng, cho rằng “đây có thể là khởi nguồn của việc đặt dấu chấm hết cho nỗ khiếp sợ có tên chủ nghĩa khủng bố”.
Tuy nhiên, ông Trump dường như đang quên mất một thực tế là những rạn nứt này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vai trò và khả năng của Mỹ trong việc thực hiện mục tiêu tại vùng Vịnh, nhất là việc kiềm chế sức ảnh hưởng của Iran. Qatar là nơi Mỹ đặt căn cứ không quân lớn nhất trong khu vực và trụ sở Bộ Chỉ huy Trung tâm, trong khi trụ sở Hạm đội 5 của Mỹ nằm tại Bahrain và 5 căn cứ không quân khác của Mỹ ở tại Saudi Arabia. Mâu thuẫn giữa các nước khu vực sẽ cản trở tới việc triển khai và phối hợp giữa các đơn vị quân sự này.
Gạt bỏ bất đồng
Không chỉ có vậy, những bình luận chỉ trích Iran của Tổng thống Trump dường như không đúng với thực tế, nhất là khi cả Mỹ, châu Âu và Tehran đều đang đối mặt với một kẻ thù chung. Ngày 8/6, IS đã thừa nhận đứng đằng sau loạt vụ đánh bom nhằm vào tòa nhà Quốc hội và khu lăng mộ Đại Giáo chủ Khamenei, trong khi Iran cáo buộc chủ mưu là Saudi Arabia. Do đó, Mỹ và Iran cần hợp tác cùng nhau để vô hiệu hóa IS và những kẻ ủng hộ chúng, thay vì không ngừng cáo buộc lẫn nhau.
Có thể nói IS, al-Qaeda và các nhóm chân rết là sản phẩm của hệ tư tưởng thánh chiến Hồi giáo dòng Sunni, khởi nguồn từ Saudi Arabia, và thù địch với Iran theo dòng Hồi giáo Shi’ite. Thực tế cả Mỹ và Iran đều đang trong cuộc chiến chống lại IS tại Iraq và Syria. Dù có quan điểm khác nhau về chế độ Bashar al-Assad tại Syria, song Iran - không giống như Saudi Arabia hay Thổ Nhĩ Kỳ - chưa bao giờ bị cáo buộc là hậu thuẫn IS và những nhóm cực đoan Hồi giáo khác ở Syria.
Việc Iran phản đối một số chính sách Trung Đông của Mỹ là bởi các tính toán về địa chiến lược, chứ không phải mâu thuẫn trong hệ tư tưởng. Bất đồng giữa họ hoàn toàn có thể giải quyết bằng con đường đàm phán (chẳng hạn như thỏa thuận hạt nhân Iran), trong khi những khác biệt về hệ tư tưởng giữa lực lượng thánh chiến Sunni và phương Tây có thể sẽ dẫn tới một cuộc chiến vô cùng khốc liệt mà không bên nào giành chiến thắng.
Để gỡ “quả bom” vùng Vịnh Việc cắt đứt quan hệ với Qatar là động thái đầy toan tính của một số nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) nhằm ... |
Qatar bị “phong toả”, 1.800 lao động Việt Nam có bị ảnh hưởng? Hàng loạt các nước Trung Đông đã chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar, thậm chí “phong toả” đường biển, đường bộ, đường hàng ... |
Israel thất vọng vì Mỹ hoãn chuyển sứ quán tới Jerusalem Ngày 1/6 vừa qua, chính quyền Israel và Palestine đã có những phản ứng trái chiều sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký quyết ... |