Theo đó mã độc có tên gọi Facebookie vừa bị các chuyên gia của hãng nghiên cứu bảo mật Palo Alto Networks (Mỹ) phát hiện, nó nhắm đến người dùng máy tính chạy hệ điều hành Windows.
Mã độc Facebookie được thiết kế nhằm chiếm đoạt tài khoản Facebook cũng như đánh cắp tiền điện tử từ ví điện tử MetaMask của người dùng.
Theo Palo Alto Networks cho biết trong mã nguồn của Facebookie có các đoạn nội dung bằng tiếng Việt, nhưng chưa rõ loại mã độc này được bắt nguồn từ Việt Nam hay không.
Những biến trong mã nguồn được đặt tên theo tiếng Việt khiến các chuyên gia bảo mật nghi ngờ Facebookie có nguồn gốc từ Việt Nam. |
Tin tặc sẽ chèn mã độc Facebookie vào những phần mềm miễn phí hoặc những công cụ bẻ khóa (crack) bản quyền phần mềm… sau đó sẽ phát tán lên internet để lừa người dùng tải về máy tính.
Nhờ mã độc này, tin tặc có thể chiếm đoạt thông tin đăng nhập trên tài khoản Facebook của nạn nhân. Đặc biệt, mã độc Facebookie còn được thiết kế để lấy cắp tài khoản Facebook Business - tài khoản dùng để quản lý những fanpage, chạy những chiến dịch quảng cáo trên Facebook…
Sau khi chiếm đoạt được tài khoản Facebook Business thành công, tin tặc sẽ sử dụng tài khoản này để đặt mua những nội dung quảng cáo cho riêng mình mà nạn nhân không hề hay biết.
Điều đó không chỉ khiến cho nạn nhân bị thiệt hại về tài chính, mà còn khiến tài khoản Facebook Business bị khóa nếu hacker chạy những chiến dịch quảng cáo vi phạm chính sách của Facebook.
Facebookie đang được phát tán mạnh tại Việt Nam để lấy cắp tài khoản Facebook, do vậy người dùng cần phải lưu ý. |
Theo công ty an ninh mạng Bkav, mã độc Facebookie lấy cắp tài khoản Facebook đang có dấu hiệu phát tán mạnh mẽ tại Việt Nam. Ước tính trong tháng 7, đã có hơn 100.000 máy tính chạy hệ điều hành Windows bị lây nhiễm loại mã độc này.
Hiện phần lớn phần mềm bảo mật trên Windows đã có thể phát hiện và ngăn chặn loại mà độc này trước khi nó lây nhiễm vào máy tính.
Nhưng người dùng cũng cần nâng cao cảnh giác để đề phòng bị lây nhiễm những loại mã độc nguy hiểm khác trong tương lai. Các chuyên gia của Bkav đã đưa ra một số lời khuyên để làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm mã độc như sau:
Không nên cài đặt và sử dụng những phần mềm crack, keygen… để bẻ khóa bản quyền phần mềm. Bởi đa phần những công cụ này đều có chứa mã độc bên trong.
Hạn chế sử dụng chức năng lưu mật khẩu trên trình duyệt web, đặc biệt là các tài khoản quan trọng.
Nên sử dụng phần mềm diệt virus hay các phần mềm an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho máy cá nhân cũng như là hệ thống trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
| Tàu đổ bộ Ấn Độ đáp xuống bề mặt Mặt trăng thành công Module Vikram của tàu đổ bộ Chandrayaan-3 (Ấn Độ) đáp thành công xuống bề mặt Mặt trăng vào lúc 17h45 ngày 23/8 theo giờ Ấn ... |
| Khám phá mới: Lõi Trái đất là một 'hành tinh bên trong hành tinh' Một nghiên cứu mới về lõi bên trong của Trái đất đã phát hiện cấu trúc phức tạp theo kiểu “hành tinh bên trong hành ... |
| New York ban hành lệnh cấm sử dụng TikTok trên thiết bị công Mới đây, thành phố New York (Mỹ) đã ban hành lệnh cấm sử dụng TikTok trên thiết bị chính phủ vì lo ngại liên quan ... |
| Sạc iPhone qua đêm, Apple đưa ra cảnh báo gì? Việc sạc iPhone qua đêm rất nguy hiểm, có khả năng gây bỏng hoặc thậm chí gây cháy. Vậy Apple đưa ra khuyến cáo gì ... |
| Tàu thám hiểm Chandrayaan-3 của Ấn Độ sắp hạ cánh xuống Mặt trăng Theo thông báo của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), tàu thám hiểm Chandrayaan-3 của nước này sắp hạ cánh xuống Mặt ... |