Tổng thống Trump thăm Ấn Độ: Hai tính cách, một cơ hội lớn

TGVN. Cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lần này có thể sẽ không đi theo truyền thống, hướng tới triển vọng hơn là nhấn mạnh thực chất. Tương lai quan hệ Mỹ - Ấn Độ phụ thuộc vào việc giải quyết những bất đồng lớn ra sao. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong trump tham an do hai ti nh ca ch mot co hoi lon Tổng thống Trump sắp thăm Ấn Độ, Bộ Ngoại giao phê chuẩn thương vụ gần 1,9 tỷ USD cho New Delhi
tong thong trump tham an do hai ti nh ca ch mot co hoi lon Mỹ - Ấn Độ gần đạt đến một thỏa thuận thương mại
tong thong trump tham an do hai ti nh ca ch mot co hoi lon
Poster tại Ấn Độ trước chuyến thăm của Tổng thống Trump. (Nguồn: Live Mint)

Nhấn vào triển vọng hơn thực chất

Ngày 24/2, ông Donald Trump trở thành vị Tổng thống Mỹ thứ 4 liên tiếp tới thăm Ấn Độ. Trong 2 thập kỷ qua, quan hệ Mỹ - Ấn đã phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu với việc các chính quyền hai nước đặt trọng tâm vào các sáng kiến thực chất nhằm tăng cường hợp tác trong bối cảnh những thay đổi địa chính trị nhanh chóng.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lần này có thể sẽ không đi theo truyền thống và nhấn mạnh vào triển vọng hơn là thực chất. Tương lai quan hệ Mỹ - Ấn sẽ phụ thuộc vào việc hai bên cam kết thúc đẩy giải quyết những bất đồng lớn như thế nào.

Quan hệ quốc phòng Mỹ - Ấn đã tiến triển mạnh. Hai bên đã ký kết một trong những thỏa thuận quân sự mang tính nền tảng và khả thi. Thỏa thuận mới đây nhất là Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản (BECA) được kỳ vọng sẽ sớm trở thành hiện thực. Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump cũng đã trao cho Ấn Độ quy chế thương mại đặc biệt về công nghệ quốc phòng hiện đại, ngang tầm với các đồng minh truyền thống, và khởi động một cuộc tập trận mới với ba binh chủng, đưa Mỹ trở thành đối tác lớn nhất của Ấn Độ trong các cuộc tập trận quân sự chung.

Tuy nhiên, hai nước đã và đang trải qua con đường chông gai khi nói đến thương mại. Việc ông Trump chú trọng đến tình trạng thâm hụt thương mại đã khiến Ấn Độ trở thành một mục tiêu trong nhiệm kỳ của ông. Mỹ đã tăng thuế đối với thép và nhôm của Ấn Độ, đồng thời chấm dứt những ưu đãi thương mại trong khuôn khổ chương trình Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP). Ấn Độ cũng đã áp dụng các biện pháp bảo hộ: đưa ra những hạn chế về giá đối với các thiết bị y tế, tăng thuế liên tục kể từ năm 2018, đáp trả việc thu hồi GSP bằng cách tăng thuế hơn nữa và công bố các quy định mới về thương mại điện tử.

Tuy vậy, bất chấp những "đòn đánh" về bảo hộ, thương mại hàng hóa song phương đã tăng 5% trong năm 2019, đạt kỷ lục 92 tỷ USD. Đại diện thương mại của cả hai phía, những người đã đàm phán về một thỏa thuận kể từ năm 2018, đã không thể thu hẹp những bất đồng của họ cho dù đôi khi cơ hội đã ở ngay trước mắt, ví dụ khi ông Modi thăm Mỹ hồi tháng 9/2019.

Ý tưởng là quan trọng

tong thong trump tham an do hai ti nh ca ch mot co hoi lon
Cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Modi là một cơ hội để giải quyết các vấn đề thương mại trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. (Nguồn: AFP)

Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo lần này là một cơ hội để giải quyết các vấn đề thương mại trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát và làm ảnh hưởng đến quan hệ sâu rộng Mỹ - Ấn. Trước chuyến thăm của ông Trump, hai bên đã nhấn mạnh vào triển vọng, chứ không phải thực chất. Do đó, một tuyên bố về thương mại không còn được mong đợi và cũng sẽ không có sáng kiến quốc phòng mới nào trong chương trình nghị sự.

Về quốc phòng, khi Mỹ và Ấn Độ đặt Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào trọng tâm chiến lược địa chính trị, một cách để tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương là phải tập trung vào việc xây dựng năng lực ở các quốc gia Ấn Độ Dương. Mỹ và Ấn Độ có thể khởi động cuộc tập trận Hợp tác và Huấn luyện Ấn Độ Dương. Trọng tâm của việc hợp tác này sẽ là tăng cường khả năng cho các nước Ấn Độ Dương để đối phó với các vấn đề khu vực như cướp biển, buôn lậu và khủng bố.

Về thương mại, sự bất lực của Mỹ và Ấn Độ để đạt được ngay cả một thỏa thuận nhỏ cũng cho thấy cách thức khuôn khổ hiện nay giải quyết các vấn đề không hiệu quả. Diễn đàn chính sách thương mại đã không được tổ chức kể từ năm 2017. Cả Mỹ và Ấn Độ đã quay sang tập trung vào các thỏa thuận khu vực, chẳng hạn như Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương và Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Cuộc đối thoại 2+2 hằng năm, giống như cuộc đối thoại các Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng, có thể khuyến khích cả hai đồng bộ hóa các sản phẩm thương mại và kinh tế quan trọng, và tạo không gian chia sẻ quan điểm về các vấn đề thương mại, công nghệ mới nổi và bảo vệ dữ liệu không chỉ ở mức độ song phương mà còn khu vực và toàn cầu. Mỹ và Ấn Độ cần suy nghĩ nhiều hơn về những ý tưởng mới để thúc đẩy mối quan hệ của họ tiến lên phía trước.

"Tình bạn" làm nên chất kết dính

Theo giới phân tích, trước chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Trump tới Ấn Độ, tại thủ phủ Ahmedabad của Gujarat (bang quê hương của ông Modi), các tấm biển lớn với dòng chữ "hai tính cách sôi nổi, một cơ hội trọng yếu" và "hai quốc gia hùng mạnh, một tình bạn vĩ đại" được trưng dọc thành phố. Điều đó cho thấy sự gắn kết giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Ấn cũng như mong muốn từ cả hai phía trước chuyến thăm quan trọng.

Chuyên gia Michael Kugelman tại Trung tâm Wilson, đặt trụ ở ở Washington cho rằng: "Có rất nhiều điều ông Trump và ông Modi có cùng quan điểm và không ngạc nhiên khi những sự hội tụ này chuyển thành sức hấp dẫn nồng ấm giữa họ. Chính trị cá nhân là một phần chủ yếu trong ngoại giao quốc tế ngày nay. Ý tưởng đối thoại kín giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu thường đi từ bí mật tới các cuộc họp thượng đỉnh hào nhoáng và công khai".

tong thong trump tham an do hai ti nh ca ch mot co hoi lon

Tổng thống Trump công du Ấn Độ: Chuyến đi gỡ rối

TGVN. Chuyến công du đầu tiên tới Ấn Độ của Tổng thống Donald Trump kể từ năm 2016 sẽ là cơ hội hàn gắn bất ...

Kể từ khi nắm quyền lực chính trị tại đất nước mình, ông Modi (năm 2014) và ông Trump (năm 2017), hai nhà lãnh đạo này đã thường bị đem ra so sánh với nhau. Ông Trump, 73 tuổi, và ông Modi 69 tuổi, cả hai đều thu hút được những đám đông người ủng hộ.

Ông Modi và ông Trump đã tìm cách sử dụng tình bạn của họ để thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai quốc gia, ngay cả khi họ đang phải vật lộn với những căng thẳng về thương mại và quốc phòng. Tuy nhiên, dù chia sẻ nhiều điểm tương đồng trong phong cách và bản chất, vẫn có một số khác biệt đáng chú ý giữa hai nhân vật này.

Ông Modi là "người trong cuộc", lớn lên trong hàng ngũ của Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) sau khi bắt đầu sự nghiệp chính trị còn ông Trump là một thương gia "ngoại đạo" về chính trị. Thế nhưng, rõ ràng, mối liên kết cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo này đã giúp thúc đẩy mối quan hệ đối tác. Cặp lãnh đạo Thủ tướng Modi và Tổng thống Trump có một chất kết dính mạnh mẽ và rõ ràng đã tạo điều kiện cho mối quan hệ song phương phát triển.

Giới phân tích nhận định, hai nhà lãnh đạo sẽ sử dụng chuyến thăm lần này của Tổng thống Trump để xây dựng hình ảnh với cử tri. Nhà ngoại giao kỳ cựu Ấn Độ Surendra Kumar nhận định: "Thành công của chuyến thăm... sẽ tác động tích cực đến chiến dịch tái tranh cử của ông Trump và những cử tri gốc Ấn tại Mỹ. Về phía Ấn Độ, thực tế là việc Thủ tướng Modi thể hiện sự nồng hậu, thân thiện và thân mật với nhân vật quyền lực đến từ nước Mỹ sẽ củng cố cho hình tượng của chính ông với những người ủng hộ ông".

tong thong trump tham an do hai ti nh ca ch mot co hoi lon

Mặc cho Mỹ ra sức ve vãn, Ấn Độ vẫn tỏ ra 'kén chọn'

TGVN. Mỹ và Ấn Độ đều có nhu cầu kiềm chế sự phát triển nhanh chóng Trung Quốc, nhưng liệu Ấn Độ âm thầm bắt ...

tong thong trump tham an do hai ti nh ca ch mot co hoi lon

Trong khi Ấn Độ vẫn hoài nghi, Mỹ tìm mọi cách lôi kéo

TGVN. Mỹ coi Ấn Độ là “đồng minh tự nhiên” của của nước này và là điểm tựa quan trọng trong chiến lược Ấn Độ ...

tong thong trump tham an do hai ti nh ca ch mot co hoi lon

Ấn Độ mua máy bay Mỹ trị giá hơn 7 tỷ USD, trì hoãn ký hợp đồng mua trực thăng Nga

TGVN. Ngày 17/11, Giám đốc điều hành Tập đoàn Trực thăng Nga Andrey Boginsky cho biết, Ấn Độ đã trì hoãn ký thỏa thuận mua ...

Thu Hiền (theo Reuters, East Asiaforum)

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động