Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Minh Vương
Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng
Ông Ishiba Shigeru (giữa) cùng các thành viên đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, sau khi được bầu là Chủ tịch Đảng, ngày 30/9. (Nguồn: AFP-JIJI)

Ngày 27/10, cử tri trên khắp đất nước Mặt trời mọc sẽ bỏ phiếu bầu 465 nghị sĩ Hạ viện, bao gồm 289 ghế bầu trực tiếp theo khu vực bầu cử và 176 ghế của đại diện theo tỷ lệ. Liệu lịch sử một lần nữa gọi tên LDP, hay người dân xứ sở hoa anh đào sẽ chứng kiến một cơn địa chấn như năm 2009?

Vùng nguy hiểm

Để có câu trả lời, cần hiểu rõ bối cảnh và diễn biến về sự kiện đặc biệt này. Trước hết, lần gần đây nhất Nhật Bản tổ chức tổng tuyển cử là ngày 31/10/2021, hơn một tháng sau khi ông Kishida Fumio thay ông Suga Yoshihide làm Thủ tướng Nhật Bản. Tại đây, đảng LDP và nhà lãnh đạo mới giành chiến thắng cần thiết để duy trì đa số tại Hạ viện, ngay cả khi đảng này mất đi 25 ghế so với tổng tuyển cử năm 2017.

Lịch sử đang lặp lại. Ngay khi thay ông Kishida Fumio làm Thủ tướng ngày 1/10, ông Ishiba Shigeru đã kêu gọi tổng tuyển cử, qua đó thực hiện cam kết khi chạy đua vào vị trí Chủ tịch LDP. Tám ngày sau, Hạ viện giải tán. Như vậy, chính phủ của ông Ishiba đã phá kỷ lục về thời gian tồn tại ngắn nhất trong lịch sử Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II. Đâu là lý do khiến LDP và ông Ishiba sốt sắng tới vậy?

Không khó để thấy rằng, tăng trưởng kinh tế chưa đạt kỳ vọng, lạm phát cao, các vấn đề xã hội như suy giảm dân số và bình đẳng giới, cùng với môi trường an ninh khu vực và thế giới đầy bất ổn và đặc biệt là bê bối về gây quỹ chính trị đã tác động mạnh tới tỷ lệ ủng hộ của cử tri dành cho đảng này. Khảo sát công bố ngày 20/10 của Hãng Kyodo News cho thấy tỷ lệ ủng hộ nội các ở mức 41% song đáng chú ý, khảo sát tháng 10 của Nhật báo Asahi Shimbun và ngày 17/10 từ Hãng Jjji Press cho ra kết quả lần lượt là 33% và 28%.

Đây là những con số đáng báo động, bởi các quan chức LDP cho rằng tỷ lệ ủng hộ dưới 30% là “vùng nguy hiểm”. Theo hai khảo sát này, lần lượt 39% và 30,1% số người được hỏi không ủng hộ nội các hiện nay. Ngoài ra, theo Kyodo News, chỉ 22,6% và 24,6% số người được hỏi sẽ bỏ phiếu cho ứng viên của LDP vào ghế nghị sĩ đại diện theo tỷ lệ và ghế nghị sĩ của khu vực bầu cử.

Ở chiều ngược lại, khảo sát cho thấy các cử tri đang ngày càng ủng hộ các đảng đối lập. Theo Kyodo News, 14,1% cử tri có thể bỏ phiếu ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) vào ghế nghị sĩ đại diện theo tỷ lệ. Đặc biệt, 33,2% cho biết sẽ bỏ phiếu cho ứng viên của đảng đối lập vào ghế nghị sĩ của khu vực bầu cử, vượt qua tỷ lệ của LDP. Tương tự, theo số liệu của Jiji Press, có tới 36% số người được hỏi bày tỏ sự tin tưởng vào Chủ tịch CDPJ, cựu Thủ tướng Noda Yoshihiko.

Trong bối cảnh đó, “thay tướng” và tổ chức tổng tuyển cử chóng vánh là cách LDP cải thiện hình ảnh và củng cố vị thế cầm quyền trước vô vàn thách thức hiện nay. Theo nhận định của Giáo sư Taniguchi Tomohiko, cố vấn đặc biệt tại Trung tâm nghiên cứu tương lai Fujitsu và giáo sư tại Đại học Tsukuba, nếu LDP có thể chiến thắng, lãnh đạo đảng, bao gồm ông Ishiba, mong rằng nó sẽ xóa sạch ảnh hưởng từ vụ bê bối gây quỹ, vốn đeo bám đảng suốt thời gian qua.

Về phần mình, phát biểu ngày 17/10, Thủ tướng Ishiba thừa nhận: “Đây là cuộc bầu cử vô cùng khó khăn. Chúng ta đối mặt với cơn gió lớn chưa từng có”. Ông mong cử tri tha thứ cho LDP sau vụ bê bối gây quỹ. Trong khi đó, Chủ tịch đảng liên minh cầm quyền Komeito Ishii Keiichi cho biết các nghị sĩ vi phạm “đã giải thích với cử tri địa phương và cam kết không mắc sai lầm nữa”.

Khó có địa chấn

Song thực tế cho thấy dù tỷ lệ ủng hộ LDP đã giảm mạnh, nhiều cử tri vẫn cho rằng một chính phủ do đảng này lãnh đạo là cần thiết. Cụ thể, khảo sát ngày 17/10 của tờ Mainichi Shimbun (Nhật Bản) cho thấy LDP có thể giành 203-250 ghế, còn Komeito là 24-29 ghế. Ngược lại, đảng CDPJ đối lập có thể chiếm 117-163 ghế, cao hơn nhiều so với 98 ghế hiện nay. Đảng Nippon Ishin đạt 28-34 ghế, giảm ghế so với trước.

Khảo sát cùng tuần của Jiji Press bi quan hơn khi cho rằng dù vẫn chiến thắng, LDP sẽ không có đa số (233 ghế) để tự thành lập chính phủ, mục tiêu ông Ishiba đề ra. Kết quả từ Asahi Shimbun thậm chí đánh giá LDP, hiện có 247 ghế nghị sĩ Hạ viện, có thể mất tới 50 ghế; trong số đó, 40 ghế đến từ khu vực bầu cử và 10 ghế đại diện theo tỷ lệ.

Nếu kịch bản trên thành sự thật, đây sẽ là lần đầu tiên đảng này đánh mất đa số tại Hạ viện kể từ địa chấn chính trị năm 2009. Cũng theo khảo sát này, Komeito, đảng liên minh của LDP, khó giữ đủ 32 ghế nghị sĩ tại Hạ viện hiện nay. Trong khi đó, CDPJ có thể giành tới 140 ghế, qua đó thu hẹp khoảng cách tại Hạ viện và “phả hơi nóng” vào vị thế cầm quyền của liên minh hai đảng nêu trên.

Xét cho cùng, sẽ khó có cơn địa chấn chính trị nào tại xứ sở Mặt trời mọc ngày 27/10. Dù là kịch bản nào, khả năng cả LDP và Komeito sẽ mất nhiều ghế nghị sĩ vào tay các đảng đối lập. Trong bối cảnh đó, chiến thắng mới là điều kiện cần, song chưa đủ để liên minh này khôi phục niềm tin của cử tri Nhật Bản sau bê bối chính trị vừa qua và thách thức kinh tế - xã hội - an ninh hiện nay.

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ ...

Bầu cử Mỹ 2024: Bất phân thắng bại với ông Trump ở các 'chiến địa', bà Harris đối mặt một trong những quyết định quan trọng nhất sự nghiệp

Bầu cử Mỹ 2024: Bất phân thắng bại với ông Trump ở các 'chiến địa', bà Harris đối mặt một trong những quyết định quan trọng nhất sự nghiệp

Kết quả thăm dò mới nhất cho thấy, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris của đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của ...

Nhật Bản: Thủ tướng sắp nhậm chức ấn định ngày tổng tuyển cử, những 'ghế' đầu tiên trong nội các mới có 'chủ', kỳ vọng của người dân

Nhật Bản: Thủ tướng sắp nhậm chức ấn định ngày tổng tuyển cử, những 'ghế' đầu tiên trong nội các mới có 'chủ', kỳ vọng của người dân

Ngày 30/9, Thủ tướng Nhật Bản sắp nhậm chức Ishiba Shigeru cho biết, một cuộc tổng tuyển cử sớm sẽ được tổ chức vào ngày ...

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Các 'chiến trường' ác liệt, bà Harris đang thắng lớn so với ông Trump trong một cuộc đua

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Các 'chiến trường' ác liệt, bà Harris đang thắng lớn so với ông Trump trong một cuộc đua

Cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao trong bối cảnh còn hơn 2 tuần nữa là tới ngày bầu cử Tổng thống Mỹ ...

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động