Trải lòng của các nhà nghiên cứu vaccine Covid-19 Nga: Không vì cuộc đua chính trị

Quang Đào
TGVN. Việc ra mắt Sputnik V khiến Nga hứng chịu nhiều chỉ trích vì đang cố gắng tìm cách vượt lên đầu trong cuộc đua tìm kiếm vaccine Covid-19. Nhưng đối với những nhà nghiên cứu tại Viện Gamaleya, họ chỉ có một mục tiêu duy nhất: đánh bại virus SARS-Cov-2 đang tàn phá thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Giới phê bình cho rằng, việc phát triển vaccine Covid-19 với tốc độ chưa từng có của Nga xuất phát từ nhu cầu chính trị của Điện Kremlin, nhằm cho thế giới thấy nền khoa học của Nga phát triển ra sao.

Thật vậy, ngày 11/8, bản thân Tổng thống Vladimir Putin đã chính thức tuyên bố cấp phép cho loại vaccine đầu tiên trên thế giới để phòng dịch bệnh Covid-19 của Nga mang tên Sputnik V, giống với vệ tinh nhân tạo đầu tiên đưa lên quỹ đạo của Liên Xô vào năm 1957.

lang nghe trai long cua cac nha nghien cuu vaccine covid 19 nga
Nga đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu vaccine Covid-19 để mang lại cho người dân niềm hy vọng, chứ không phải vì một cuộc chạy đua chính trị, Viện trưởng Viện Gamaleya Alexander Gintsburg khẳng định. (Nguồn: CNN)

Việc Nga đẩy nhanh quá trình phê duyệt vaccine Sputnik V trước khi vào thử nghiệm giai đoạn ba diễn ra vào thời điểm cả thế giới vẫn còn đang đau đầu tìm kiếm một liều vaccine hiệu quả. Chính vì vậy, Nga đã vấp không ít chỉ trích từ bên ngoài, bày tỏ lo ngại về tính hiệu quả và an toàn của vaccine Nga. Thậm chí, tờ New York Times còn tuyên bố: "Moscow đang cắt giảm các thử nghiệm để ghi điểm chính trị và tuyên truyền".

Sự lo lắng không đáng có

Tuy nhiên, Alexander Gintsburg, lãnh đạo Viện Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh học quốc gia Gamaleya ở Moscow, nơi sản xuất thành công vaccine Sputnik V, khẳng định với CNN rằng, Điện Kremlin không đưa ra bất cứ chỉ thị nào cho Viện Gamaleya.

Theo ông Gintsburg, kể từ tháng 3, tất cả các công việc nghiên cứu tại Viện Gamaleya đều bị đình chỉ và các nhà khoa học và nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào một việc duy nhất: phát triển một loại vaccine phòng Covid-19 hiệu quả.

Ông cũng nhấn mạnh, nhờ đó, kết quả nghiên cứu vaccine đã đạt được những thành công nhất định và được phê duyệt trước khi thử nghiệm rộng rãi trên người, còn được gọi là thử nghiệm Giai đoạn ba.

Theo các chuyên gia, đây là vòng thử nghiệm cần thiết để xác định xem loại vaccine đó có được áp dụng rộng rãi hay không. "Chúng tôi không hề liên lạc trực tiếp với Điện Kremlin và họ không đưa ra bất cứ mệnh lệnh nào cho chúng tôi. Điều duy nhất liên quan đến Điện Kremlin chính là bức ảnh của Tổng thống Putin trong văn phòng của tôi”, ông Gintsburg nhắc đến món quà sinh nhật cách đây 14 năm.

Viện Gamaleya là nơi phát triển Sputnik V, vaccine Covid-19 đầu tiên được đăng ký trên thế giới, được Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi giúp tạo "hệ miễn dịch bền vững". Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh Sputnik V đã trải qua mọi thử nghiệm cần thiết, bất chấp lo ngại loại vaccine này chưa hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn ba trên hàng nghìn người.

Hồi tháng 9, kết quả thí nghiệm vaccine Sputnik V đã được báo cáo đầy đủ trên tạp chí y khoa The Lancet. Theo đó, tất cả số tình nguyện viên tham gia đều phát triển các kháng thể để chống lại virus và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tuy nhiên, với chỉ 76 người tham gia thí nghiệm, các chuyên gia cho rằng con số này quá nhỏ để xác định liệu vaccine của Nga có thực sự an toàn và hiệu quả hay không.

Theo CNN, ngoài việc phê duyệt và công bố vaccine trước khi thử nghiệm trên người quy mô lớn, Nga còn sử dụng các quân nhân để làm tình nguyện viên trong các cuộc thử nghiệm ban đầu. Thậm chí, chính bản thân lãnh đạo Viện Gamaleya cũng tự tiêm loại vaccine này hồi tháng 4 vừa qua.

"Chúng tôi đã tiêm phòng cho bản thân và nhân viên của mình, chủ yếu là những người tham gia phát triển vaccine này. Tôi không có nhiều nhân viên vì vậy tôi luôn coi trọng mạng sống của từng người.

Bất kỳ thành viên này trong nhóm nghiên cứu bị nhiễm bệnh không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân tôi, mà còn đối với cả quá trình nghiên cứu. Tôi sẽ không để mất bất cứ ai do bị nhiễm Covid-19”, ông Gintsburg kể.

lang nghe trai long cua cac nha nghien cuu vaccine covid 19 nga
Vaccine Covid-19 của Nga mang tên Sputnik V. (Nguồn: CNN)

Quá trình nghiên cứu nghiêm ngặt

Những lời chỉ trích không khiến ông Gintsburg e ngại, bởi đối với ông, tình trạng hiện giờ là rất khẩn cấp. Ông cũng thừa nhận rằng Nga đã sản xuất Sputnik V với "tốc độ thời chiến", song luôn đảm bảo không đi tắt bất kỳ giai đoạn nào.

"Người chết nhiều như thời chiến. Nhóm chúng tôi đặt ra các mốc thời gian sản xuất vaccine rất nghiêm ngặt, nhưng luôn đảm bảo tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của Sputnik V", ông Gintsburg nói.

Bên trong Viện Gamaleya, khu nhà chuyên dành cho nghiên cứu khoa học từ thời Liên Xô cũ, các nhà nghiên cứu với những đôi găng tay và áo khoác trắng đang chăm chú thử nghiệm trên vaccine Sputnik V.

Ông Vladimir Gushchin, trưởng phòng thí nghiệm cho biết, nhóm nghiên cứu đã sử dụng kiến thức chuyên môn, bên cạnh kỹ thuật đã được mài giũa lâu năm và các kinh nghiệm quý giá từ việc nghiên cứu vaccine ngừa dịch Ebola và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), đã phần nào giúp Nga tạo ra vaccine ngừa Covid-19 nhanh hơn nhiều so với kỳ vọng.

Điều này giúp họ có lợi thế hơn so với các công ty dược phẩm khác đang nghiên cứu về vaccine Covid-19 trên thế giới.

Đối với ông Gushchin, điều quan trọng nhất là nhóm nghiên cứu chỉ có một mục tiêu duy nhất: đánh bại virus SARS-Cov-2. Họ sẵn sàng làm việc cật lực, không quản ngày đêm cũng vì mục tiêu này.

Khi được biết tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiễm Covid-19, ông Guschin nói với rằng, CNN Mỹ nên suy nghĩ lại về việc từ chối hợp tác phát triển vaccine cùng Nga, đồng thời cho rằng, nếu ông Trump đã tiêm Sputnik V, câu chuyện đáng tiếc trên đã không xảy ra.

Theo CNN, Điện Kremlin thông báo rằng, bản thân Tổng thống Putin có thể sớm sử dụng vaccine này, có thể là trước chuyến thăm Hàn Quốc sẽ diễn ra trong thời gian tới. Như vậy, vị Tổng thống Nga sẽ trở thành quan chức cấp cao tiếp theo được tiêm Sputnik V, sau Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin và chính con gái của ông Putin.

Đứng trước những thách thức này, Viện trưởng Viện Gamaleya không hề dao động hay bị áp lực. Ông Gintsburg cảm thấy rằng mình cần có trách nhiệm, thậm chí là suốt đời, với sản phẩm vaccine này.

Nga đã đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu vaccine Covid-19 để mang lại cho người dân niềm hy vọng, chứ không phải vì một cuộc chạy đua chính trị, ông Gintsburg một lần nữa khẳng định.

Covid-19: Vì sao thế giới chưa thể sản xuất vaccine nhanh hơn?

Covid-19: Vì sao thế giới chưa thể sản xuất vaccine nhanh hơn?

TGVN. Để kiểm soát đại dịch Covid-19, nhân loại cần phải có sẵn các chủng loại vaccine cho mọi quốc gia bất kể giàu hay ...

Bệnh nhân tại thủ đô Moscow được phát miễn phí thuốc đặc trị Covid-19

Bệnh nhân tại thủ đô Moscow được phát miễn phí thuốc đặc trị Covid-19

TGVN. Các loại thuốc mới đặc trị Covid-19 đã được đăng ký lưu hành ở Nga.

Cuộc đua vaccine Covid-19: Luật chơi của kẻ mạnh

Cuộc đua vaccine Covid-19: Luật chơi của kẻ mạnh

TGVN. Cuộc đua tìm kiếm vaccine phòng, chống Covid-19 không chỉ là một thách thức khoa học mà, còn mang cả tính chính trị. Nhiều ...

Quang Đào (theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh từ đầu tuần, giá trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU

Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh từ đầu tuần, giá trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU

Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU liên quan EUDR, có thể quyết định giá tuần ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Hyundai mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Hyundai mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Hyundai của các dòng i10 2021, Accent 2021, Tucson 2021, Kona 2021, Elantra 2021, Santa Fe 2021, Stargazer 2022, Elantra 2022, Tucson 2022, Creta 2022, Palisade ...
Người Việt tại châu Âu phát huy tinh thần vì biển đảo Việt Nam

Người Việt tại châu Âu phát huy tinh thần vì biển đảo Việt Nam

Ban liên lạc người Việt châu Âu 'Vì biển đảo Việt Nam' đã tiến hành chuyển giao quyền Trưởng ban luân phiên, nhiệm kỳ 2024-2026.
Bài tarot hôm nay 14/11: Trong tình yêu, bạn đóng vai trò cho hay nhận?

Bài tarot hôm nay 14/11: Trong tình yêu, bạn đóng vai trò cho hay nhận?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá được thông điệp về vai trò của mình trong tình yêu. Bạn là người cho đi hay nhận lại?
Prudential trao 'món quà' chu toàn giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm

Prudential trao 'món quà' chu toàn giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm

Prudential Việt Nam ra mắt chương trình 'Một giải pháp sức khỏe, cả gia đình an vui' mang lại giá trị gia tăng và nâng cao trải nghiệm của khách ...
Từ ngày 1/1/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) trong đó có quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau.
Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Ông Trump tuyên bố sẽ thành lập Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của cơ quan hành pháp này trong nhiệm kỳ 2025-2029.
Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên sẽ không đối thoại với Mỹ trong thời gian hợp tác quân sự với Nga để triển khai quân đội.
Máy bay thương mại Mỹ bị tấn công ở Haiti, Washington ra lệnh nóng

Máy bay thương mại Mỹ bị tấn công ở Haiti, Washington ra lệnh nóng

Những tháng gần đây, tình hình an ninh ở Haiti đang ngày càng xấu đi.
Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP29 lo ngại lượng khí thải CO2 toàn cầu, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, dự kiến lên mức cao kỷ lục.
Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Ngày 12/11, Vua Philippe của Bỉ quyết định gia hạn nhiệm vụ của nhà đàm phán Bart De Wever, Chủ tịch đảng Liên minh Flanders mới (N-VA).
Australia khởi động dự án tàu ngầm hạt nhân với đối tác Mỹ và Anh

Australia khởi động dự án tàu ngầm hạt nhân với đối tác Mỹ và Anh

Chính phủ Australia thông báo đang tiến tới việc đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị vũ khí thông thường ở bang Nam Australia.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động