TIN LIÊN QUAN | |
Nếu chiến thắng, ông Trump cũng không thể thay đổi chính sách tại châu Á | |
Thuốc lá làm biến đổi cấu trúc ADN ở người |
Nỗi niềm với khâu “bảo hành sản phẩm”
Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Nguyễn Danh Nam được giữ lại làm giảng viên của trường. Khi nhận được học bổng của Chính phủ theo Đề án 322 đi học Tiến sĩ ở nước ngoài, giảng viên trẻ háo hức lên đường với mong muốn lĩnh hội kiến thức để trở về truyền đạt cho các lớp sinh viên.
Sau hơn 3 năm nghiên cứu sinh tại Đại học Wurzburg (Đức), Danh Nam nhận bằng Tiến sĩ loại xuất sắc và về nước sớm hơn dự định. Anh tiếp tục giảng dạy tại ngôi trường gắn bó nhiều kỷ niệm với mình - Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Nguyễn Danh Nam cùng sinh viên Indonesia và Việt Nam trong giờ dạy toán bằng tiếng Anh. |
Bằng tâm huyết của mình, thầy giáo trẻ tập trung nghiên cứu khai thác công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học toán, đặc biệt là giảng dạy trực tuyến. Bước đầu Danh Nam đã thành lập nhóm nghiên cứu những lợi thế của m-Learning trong việc hỗ trợ học sinh tự học môn toán ở Việt Nam với nhiều công trình được đăng tải trên các tạp chí khoa học ở trong và ngoài nước.
Tháng 1/2013, PGS Nam đã được bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng Đào tạo kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển kỹ năng Sư phạm của trường. Danh Nam đã trải qua 12 năm công tác tại trường, trong đó có 7 năm trực tiếp giảng dạy ở bậc Đại học và sau Đại học. Không chỉ truyền đạt kiến thức, anh đặc biệt quan tâm đến phát triển kỹ năng cho sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn của mình.
Với PGS Nam, khâu “bảo hành” sản phẩm rất quan trọng để tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp cao hơn. Anh còn nhiều trăn trở khi chưa tạo được các nhóm nghiên cứu mạnh về chuyên môn, việc kết nối với các đồng nghiệp ở trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế.
PGS Nam cũng chia sẻ về dự định nghiên cứu xây dựng đề án tuyển sinh riêng. Ngoài bộ câu hỏi đánh giá năng lực, theo anh, cần đưa thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm về “sự phù hợp nghề” giáo viên để các trường có thể tuyển được những sinh viên thực sự phù hợp với nghề dạy học. Bộ câu hỏi này còn giúp sinh viên sư phạm tiếp tục học tập và rèn luyện để phát triển những năng lực cần thiết của người giáo viên trong bối cảnh hiện nay.
Hạnh phúc của người thầy
Đầu tháng 11 này, TS. Nguyễn Danh Nam đã trở thành một trong ba PGS trẻ nhất Việt Nam năm 2016. Tân PGS chia sẻ: “Với tôi, vinh dự luôn đi liền với trách nhiệm nặng nề hơn trong công tác quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học”. Trong vai trò quản lý đào tạo và xây dựng chương trình phát triển kỹ năng sư phạm cho sinh viên, PGS cho biết anh luôn trăn trở về việc cần phải chịu trách nhiệm cho sản phẩm đào tạo của nhà trường, trong đó cần xây dựng chương trình đào tạo giúp sinh viên có thể dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp, thích ứng với nghề nghiệp để tạo cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn.
Nguyễn Danh Nam (phải) trong ngày được công nhận Phó Giáo sư. |
Với Nguyễn Danh Nam, sự thành công của nhà giáo là truyền được cảm hứng cho sinh viên tiếp tục theo đuổi sự nghiệp trồng người, nuôi dưỡng tình yêu và niềm đam mê với nghề. “Thành công đối với tôi là được thấy sự trưởng thành của các thế hệ học trò, nhất là khi các em sinh viên thông báo đã xin được việc làm, gặt hái được nhiều thành công trong đào tạo các học sinh giỏi quốc gia… Đó là niềm hạnh phúc lớn lao của người thầy”, Nguyễn Danh Nam nói.
Theo PGS Nam, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, giảng viên cần tích cực hơn, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội thông qua các nghiên cứu của mình, cùng hợp tác để xây dựng các nhóm nghiên cứu về giáo dục, tăng cường giao lưu quốc tế nhằm nâng cao vị thế của nền khoa học, giáo dục nước nhà.
Say mê kể về những dự định trong tương lai, PGS Nam không quên nhắc đến những người thầy đã giúp đỡ và hợp tác trong suốt quá trình nghiên cứu của mình. Ở anh chất chứa tình yêu nghề mãnh liệt. “Vẫn còn nhiều nhà giáo phải tạm gác những mối âu lo cơm áo gạo tiền để tiếp tục theo đuổi nghề. Người thầy phải tâm huyết với nghề, là tấm gương trong tự học và sáng tạo, cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng, là người truyền cảm hứng và lòng yêu nghề cho học trò bằng chính tấm gương về đạo đức nghề nghiệp của mình”, PGS Nguyễn Danh Nam chia sẻ.
Bảng thành tích: l Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS HCM với thành tích: Giải Nhì “Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc” năm 2004. l Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2013 và năm 2016 với thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. l Đã công bố 56 bài báo khoa học, trong đó có 9 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế. l Chủ biên và đồng tác giả 5 cuốn sách, trong đó có 1 cuốn sách viết bằng tiếng Anh, tham gia biên soạn 3 cuốn sách chuyên khảo khác. |
Doanh nghiệp Algeria tìm hiểu tiềm năng của thị trường Việt Nam Ngày 25/10, nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Algeria, Đại sứ quán Việt Nam và Phòng Thương mại ... |
Khai giảng lớp học tiếng Việt đầu tiên tại Malaysia Ngày 16/10, Câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại Malaysia, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức lễ ... |
Tình yêu nước từ phương xa Trong một cuộc trao đổi với báo chí về các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Ngoại giao ... |