Tranh cãi Quy chế đào tạo tiến sĩ mới: Để 'ra lò' tiến sĩ thật cần có công bố quốc tế?

Nhật Hồng
Bàn về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới ban hành, các chuyên gia nhận định, tiêu chuẩn khách quan nhất để cho 'ra lò' tiến sĩ thật là yêu cầu luận án tiến sĩ có công bố quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 (gọi tắt là Quy chế 18) mà Bộ GD&ĐT vừa mới ban hành đã gây tranh cãi gay gắt về tiêu chuẩn đầu ra.

GS.TSKH Ngô Việt Trung (nguyên Viện trưởng Viện Toán học): Công bố quốc tế là điều kiện đánh giá khách quan nhất

Tranh cãi gay gắt: Muốn có "tiến sĩ thật" phải có công bố quốc tế?
GS.TSKH Ngô Việt Trung - nguyên Viện trưởng Viện Toán học.

Theo quan niệm của thế giới, tiến sĩ là bằng cấp học thuật cao nhất đòi hỏi người có học vị tiến sĩ phải có những kết quả nghiên cứu mới được trình bày trong luận án. Họ sẽ là lực lượng chủ chốt trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.

Khi xem xét đào tạo tiến sĩ ở bất kỳ một đại học nào tại các nước đang phát triển như Việt Nam, người ta thường chỉ hỏi một câu là luận án cần bao nhiêu công bố quốc tế thì được bảo vệ? Bởi lẽ, công bố quốc tế chính là sự đánh giá khách quan nhất đối với chất lượng luận án khi trình độ khoa học của nước đó chưa cao, chưa tự đánh giá được chất lượng nghiên cứu.

Vì vậy, các nước đang phát triển thường quy định luận án tiến sĩ phải có công bố trong những tạp chí quốc tế có sự đảm bảo về chất lượng.

Trên thế giới có hai danh mục ISI và Scopus lựa chọn các tạp chí khoa học theo chất lượng của các công bố. Do tiêu chuẩn xét chọn cao nên đăng bài ISI khó hơn đăng bài Scopus rất nhiều. Hội đồng giáo sư nhà nước cũng dùng hai danh mục này để xét chọn chức danh. Ví dụ như phó giáo sư hay giáo sư cần có ít nhất 3 hay 5 bài báo trong 2 danh mục này. Quỹ khoa học quốc gia Nafosted cũng quy định các đề tài nghiên cứu phải công bố ít nhất 2 bài ISI trong vòng 2 năm.

Quy chế đào tạo tiến sĩ cũ (ban hành năm 2017) quy định luận án tiến sĩ phải công bố 2 bài báo trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus (bài kia có thể đăng trong nước) hoặc 2 bài báo ở nước ngoài.

So với tiêu chuẩn chức danh thì quy định này hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên nó vẫn còn kém các nước Đông Nam Á. Ví dụ như ĐH Malaya (Malaysia) yêu cầu luận án các ngành khoa học tự nhiên phải có 2 bài ISI, các ngành khoa học xã hội có 1 bài ISI hay ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) yêu cầu luận án phải có 1 bài ISI.

Quy chế đào tạo tiến sĩ mới hủy bỏ hoàn toàn yêu cầu công bố quốc tế của Quy chế cũ. Thậm chí, luận án chỉ cần có 3 công bố trên các tạp chí trong nước loại trung bình là được bảo vệ. Phần lớn các tạp chí trong nước loại trung bình được xuất bản bởi các trường đại học, quy trình duyệt bài dễ dãi, thậm chí còn tùy tiện.

Tôi đã từng thấy có tác giả có đến 5 bài đăng trong cùng một số báo. Chả có mấy người đọc các tạp chí loại này. Qua đó có thể thấy chất lượng các tạp chí này thấp như thế nào. Nguy hiểm hơn, nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn có thể dễ dàng tác động vào quá trình xét duyệt đăng bài, tạo kẽ hở cho việc ra đời các "tiến sĩ rởm".

Đáng lẽ ra, Bộ GD&ĐT cần nâng tiêu chuẩn công bố quốc tế của Quy chế cũ lên để có thể đuổi kịp trình độ đào tạo tiến sĩ của Thái Lan thì họ lại hạ thấp tiêu chuẩn cho phép chỉ cần công bố trong các tạp chí trong nước loại làng nhàng.

Điều này rất nguy hiểm vì các tiến sĩ là lực lượng giảng dạy chủ chốt trong các đại học. Với quy chế mới có thể khẳng định, giáo dục đại học ở Việt Nam sẽ còn tụt hậu hơn nữa so với các nước Đông Nam Á.

Trước 2017, chúng ta đã từng xôn xao về các lò tiến sĩ rởm, những nơi có thể đào tạo hàng trăm tiến sĩ mà hầu như không có công bố quốc tế nào. Quy chế cũ đã giúp dẹp bỏ những vấn nạn này chính bởi vì tiêu chuẩn công bố quốc tế mà nghiên cứu sinh khó lòng "chạy" được. Vậy thì tại sao Bộ GD&ĐT lại thay thế Quy chế cũ bằng một quy chế không khác gì thời kỳ nhiều tiêu cực trước 2017?

Quy chế cũ không phải là không có những khiếm khuyết: Một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khó đào tạo tiến sĩ vì khó có công bố quốc tế. Không thể yêu cầu công bố quốc tế một cách chung chung vì có nhiều tạp chí không đảm bảo chất lượng mà nghiên cứu sinh có thể bỏ tiền ra để mua bài.

Bộ GD&ĐT vẫn nên giữ yêu cầu công bố quốc tế trong Khoa học xã hội, nhưng có thể ở mức thấp hơn. Đối với một số ngành chưa thể có công bố quốc tế thì Bộ GD&ĐT có thể chấp nhận luận án không có công bố quốc tế.

Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh, yêu cầu luận án tiến sĩ có công bố quốc tế là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để có "tiến sĩ thật". Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... không thể ngăn cản được việc cho ra lò các "tiến sĩ rởm".

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội): Không có công bố quốc tế, các trường đại học sẽ không có nội hàm để tham gia xếp hạng đại học

Tranh cãi gay gắt: Muốn có "tiến sĩ thật" phải có công bố quốc tế?
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quy chế mới có nhiều điểm tiến bộ, quy định chi tiết hơn một số điểm so với Quy chế cũ 2017, tuy nhiên, điểm mấu chốt nhất là chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ, tính hội nhập quốc tế lại thấp hơn, thụt lùi so với Quy chế 2017.

Thứ nhất, quy chế mới bỏ hoàn toàn yêu cầu yêu cầu về công bố quốc tế với nghiên cứu sinh, cũng như thầy hướng dẫn và thành viên hội đồng. Chuẩn đầu ra của Quy chế cũ 2017 cũng chưa phải là cao so với khu vực, chỉ yêu cầu phải có tối thiểu 1 bài trên tạp chí ISI, hoặc 2 bài trên tạp chí quốc tế có phản biện (chưa yêu cầu phải ISI/Scopus), hoặc 2 bài đăng Kỷ yếu hội thảo quốc tế, viết bằng tiếng nước ngoài có phản biện.

Thứ hai, yêu cầu về ngoại ngữ, theo quyết định khung trình độ quốc gia do Thủ tướng ban hành, Tiến sĩ phải có trình ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 (B2), Quy chế mới quy định điểm TOEFL iBT 46 điểm là quá thấp (B2 phải tối thiểu 72 điểm). Quy chế 2017 cũng yêu cầu nếu nghiên cứu sinh có ngoại ngữ khác đã đạt chuẩn B2, thì vẫn phải giao tiếp được bằng tiếng Anh, Quy chế này bỏ hẳn đi.

Như vậy, Quy chế mới ban hành có một số điểm bổ sung chi tiết hơn, nhưng rất tiếc, những điểm tiên quyết về chuẩn chất lượng và ngoại ngữ như Quy chế 2017 đã bị hạ thấp.

Nếu quy chế mới quy định chuẩn đầu ra thấp như thế, sau 5 hay 10 năm tới, khi lứa tiến sĩ này tốt nghiệp, liệu chất lượng phó giáo sư, giáo sư của chúng ta sẽ như thế nào? Điều này có thể gây ra hệ lụy cho chất lượng đào tạo đại học và sau đại học của Việt Nam.

Quy chế 2017 đang thực hiện, chưa hết một khóa đào tạo, cũng chưa có tổng kết đánh giá.

Ngày nay, công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín vẫn là tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực và trình độ nghiên cứu của nhà khoa học. Không có công bố quốc tế, các trường đại học sẽ không có nội hàm để tham gia xếp hạng đại học và hội nhập. Mà thực tiễn trên thế giới cho thấy nghiên cứu sinh chính là lực lượng quan trọng thực hiện các ý tưởng của các giáo sư hướng dẫn và qua đó thúc đẩy công bố quốc tế của các trường.

Vì vậy, yêu cầu ngoài công bố trên các tạp chí trong nước, nghiên cứu sinh, GS, PGS nhất định phải có công bố quốc tế. Công bố quốc tế trên các tạp chí ISI/scopus có uy tín vừa xem như một điều kiện cần, một công cụ quan trọng đánh giá khách quan chất lượng luận án tiến sĩ, nâng cao chất lượng đội ngũ, còn có ý nghĩa góp phần quan trọng thúc đẩy sự hội nhập quốc tế của khoa học và giáo dục đào tạo của Việt Nam.

Thiết nghĩ, Bộ giáo dục đào tạo nên cân nhắc và tiếp thu ý kiến, sửa đổi Quy chế vừa ban hành cho phù hợp hơn. Quy chế mới nếu không cao hơn, thì cũng nên chí ít giữ nguyên chuẩn đầu ra về chất lượng, có điều chỉnh những khiếm khuyết cho hoàn thiện hơn.

Nếu bỏ đi chính sách yêu cầu về công bố quốc tế, hạ chuẩn đầu ra của nghiên cứu sinh trong toàn ngành là chúng ta đang đi thụt lùi và ngành Giáo dục khó có thể thực hiện được Nghị quyết của Đảng theo hướng thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam tiên tiến, hiện đại, hội nhập trong thời gian tới.

GS.TS Lê Anh Vinh (Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam): Nên có tiến sĩ thực hành

Tranh cãi gay gắt: Muốn có "tiến sĩ thật" phải có công bố quốc tế?
GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

"Quy định tiêu chuẩn cứng chung cho tất cả các ngành và lĩnh vực kiểu gì cũng dẫn đến bất cập. Tuy nhiên, nếu như không ra quy định cho từng ngành, từng lĩnh vực thì chỉ nên đưa ra mức tối thiểu và khả thi cho tất cả. Các cơ sở đào tạo, có thể đưa ra những quy định cao hơn đối với từng ngành cụ thể. Do đó, dưới góc độ là một văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi áp dụng rộng, một số điều chỉnh của Thông tư 18 theo tôi là hợp lý.

Nhu cầu học tiến sĩ hiện nay rất đa dạng. Không phải ai muốn học Tiến sĩ cũng muốn trở thành nhà nghiên cứu, giảng dạy ở bậc Đại học (mọi người hay chỉ trích việc này nhưng đây là thực tế không phải chỉ riêng ở Việt Nam, các nước khác cũng vậy). Ở nhiều nước, giải pháp là mở các chương trình Tiến sĩ thực hành. Tiến sĩ thực hành cũng có những yêu cầu về luận án và về bằng cấp thì tương đương Tiến sĩ định hướng nghiên cứu như cách hiểu của chúng ta hiện nay, nhưng sẽ không được giảng dạy sau đại học hay trở thành PGS/GS.

Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục ở Mỹ, những người muốn học trình độ tiến sĩ nhưng không theo con đường học thuật sẽ theo học Doctor of Education, thay vì PhD. Tôi nghĩ một cách chủ quan, nếu được chọn, nhiều cán bộ quản lý, thầy cô giáo ở trường phổ thông sẽ chọn làm Doctor of Education (Tiến sĩ thực hành). Đây chính là Học thật - Học cái thực chất.

Tôi đồng ý là nghiên cứu khoa học không chỉ để ra bài báo quốc tế mà cao nhất là có những đóng góp cho xã hội, đặc biệt là đối với khoa học xã hội và nhân văn.

Tuy nhiên, nếu theo con đường học thuật thì rõ ràng học tiến sĩ mới chỉ là giai đoạn học làm nghiên cứu. Công bố quốc tế hay trong nước thực chất chỉ để giúp nghiên cứu sinh có cơ hội để học cách làm việc chuẩn chỉnh, bài bản.

Do đó, nếu là các chương trình tiến sĩ nặng về nghiên cứu để đào tạo ra những người đi theo con đường học thuật thì nên áp tiêu chuẩn cao với lộ trình cụ thể.

Với ngành Toán thì có chuẩn riêng, nghiên cứu sinh mặc định phải có bài quốc tế. Với lĩnh vực giáo dục thì giải pháp khả thi nhất là nên có hệ Tiến sĩ Thực hành".

GS. Trương Nguyện Thành: Sao cha mẹ lại bắt con ‘trả nợ’ cho những thất bại trong cuộc đời mình?

GS. Trương Nguyện Thành: Sao cha mẹ lại bắt con ‘trả nợ’ cho những thất bại trong cuộc đời mình?

Từ câu chuyện một phụ huynh phạt quỳ con vì là học sinh giỏi suốt 7 năm nhưng vẫn trượt THPT, GS. Trương Nguyện Thành ...

7 năm là học sinh giỏi vẫn trượt THPT: Đừng ‘đong đếm’ năng lực của con bằng một kỳ thi

7 năm là học sinh giỏi vẫn trượt THPT: Đừng ‘đong đếm’ năng lực của con bằng một kỳ thi

Câu chuyện người mẹ phạt con quỳ trước 'bàn dân thiên hạ' chỉ vì con là học sinh giỏi suốt 7 năm nhưng vẫn thi ...

7 năm là học sinh giỏi vẫn trượt THPT: Vì sao các em không biết mình 'đang đứng ở đâu'?

7 năm là học sinh giỏi vẫn trượt THPT: Vì sao các em không biết mình 'đang đứng ở đâu'?

Từ chuyện 7 năm là học sinh giỏi nhưng vẫn trượt THPT, có thể nói để nâng đỡ học sinh, để hoàn thành chỉ tiêu ...

(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Theo danh sách tỷ phú của CEOWORLD Magazine, tính đến ngày 17/12/2024, Elon Musk là người giàu nhất thế giới, tiếp theo là Jeff Bezos và Larry Ellison
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động