Trên hành trình Trại hè Việt Nam 2022: Đong đầy những hình ảnh thân thương

HÀ ANH
Sau hai năm gián đoạn vì dịch Covid-19, sự trở lại của Trại hè Việt Nam là sự kiện mong chờ với các kiều bào trẻ. Dù mới đi được một nửa chặng đường trải dọc Việt Nam nhưng hành trình những ngày qua đong đầy trong họ hình ảnh thân thương từ quê hương, nguồn cội...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các thanh niên, sinh viên kiều bào trong hành trình của Trại hè Việt Nam 2022. (Ảnh: Minh Quân)
Các thanh niên, sinh viên kiều bào trong hành trình của Trại hè Việt Nam 2022. (Ảnh: Minh Quân)

Trại hè Việt Nam 2022 có sự tham gia của hơn 100 đại biểu trong độ tuổi từ 16-24 tuổi, đại diện cho thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài từ 25 quốc gia.

Hành trình của đoàn từ ngày 19/7-3/8 bám sát mục tiêu tham quan, tìm hiểu các di sản văn hóa, di tích lịch sử của Việt Nam. Bên cạnh đó, các hoạt động thiện nguyện, tri ân, tưởng niệm sẽ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao niềm tự hào, tự tôn dân tộc và thể hiện sự đóng góp của thế hệ trẻ kiều bào…

Cảm xúc trải nghiệm quê hương

Trở về nước để tham gia hành trình ý nghĩa này, cô sinh viên Thurocy Viktoria Ly Anh (Hungary) luôn tin rằng qua Trại hè năm nay, các thanh niên, sinh viên kiều bào sẽ biết thêm nhiều về đất nước, lịch sử của Việt Nam và nói tiếng Việt tốt hơn, đưa họ đến gần hơn với quê hương và đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới. Cho dù sinh ra, lớn lên ở nước ngoài, họ luôn nhớ cội nguồn Việt Nam và mong muốn sau này có thể đóng góp cho quê hương.

Khởi động với những hoạt động đầu tiên tại Thủ đô Hà Nội, đoàn kiều bào trẻ được tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham gia buổi gặp mặt với Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đại biểu Ngô Hoàng Hải Đăng (Belarus) cho biết từ trước khi về nước, cậu đã rất hào hứng khi nhận được thông tin về các hoạt động tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, tìm hiểu về truyền thống của người Việt. Đó cũng là hành trình thú vị khi được trải nghiệm những món ăn ngon của quê hương, như món bánh cuốn tại Hà Nội.

Trại hè Việt Nam 2022 diễn ra từ ngày 19/7-3/8 qua chín tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Nha Trang, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh.

Vừa đặt chân đến tỉnh Nghệ An, các bạn trẻ đã thăm, tặng quà và giao lưu với các em học sinh tại Làng trẻ em SOS Vinh. Đây là hoạt động ý nghĩa dành cho gần 200 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sinh sống và học tập tại làng trẻ.

Tại buổi giao lưu, Hoàng Thảo Sandra bày tỏ sự xúc động khi được các em ở làng trẻ SOS tiếp đón nồng nhiệt. Cô gái về từ Czech khẳng định muốn đóng góp công sức để giúp các em cải thiện khả năng tiếng Anh thông qua dự án “Chương trình thanh niên sinh viên Việt kiều hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh cho học sinh, sinh viên trong nước và giao lưu văn hoá, giáo dục”.

Cũng trên quê hương Bác Hồ, đoàn kiều bào trẻ đã tới thăm khu di tích Kim Liên để hiểu hơn về nơi sinh thành của Người, cùng với thanh niên tỉnh Nghệ An tham gia dọn vệ sinh môi trường khu vực bãi biển Cửa Lò.

Thanh niên, sinh viên kiều bào viếng Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc. (Ảnh: Minh Quân)
Thanh niên, sinh viên kiều bào viếng Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc. (Ảnh: Minh Quân)

Tạm biệt Nghệ An đến với Hà Tĩnh, các bạn trẻ có mặt tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc để làm lễ tri ân nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022).

Tại địa danh lịch sử là nơi ghi dấu những hy sinh đã trở thành bất tử, tiêu biểu là hình ảnh 10 cô gái thanh niên xung phong của Tiểu đội 4, Đại đội 552 quả cảm và gan dạ, Nguyễn Lan Anh - học sinh cấp ba của Trường song ngữ Lào-Việt Nam chia sẻ: “Em cảm thấy rất cảm động và tự hào về những anh hùng liệt sĩ. Ở Lào, chúng em cũng có học về lịch sử hai nước nên rất vui khi được biết thêm về lịch sử nước nhà”.

Đại biểu Điện Hoàng Nam từ Romania, có quê gốc ở Hà Tĩnh nên cậu rất tự hào về Ngã ba Đồng Lộc - nơi lưu dấu những trang sử hào hùng của dân tộc.

Tại đây, đoàn đại biểu đã trao quà với tổng trị giá 20 triệu đồng cho thân nhân 10 nữ anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc.

Tiếp đó, đoàn dâng hương tại Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà - nơi thờ tự anh linh Lý Tự Trọng, đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của Việt Nam với tinh thần cách mạng kiên cường, lý tưởng sống cao đẹp, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc khi mới 17 tuổi.

Tới Quảng Bình, đại biểu Trần Minh Thư cho biết cô rất vinh dự được viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thăm đền thờ Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ đặt tại trung tâm thành phố Đồng Hới.

Đặc biệt, du học sinh từ Mông Cổ cùng các bạn trong đoàn đã được khám phá danh thắng động Phong Nha nằm trong quần thể Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Các bạn trẻ cũng tới thăm Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Bình và tặng quà trị giá 20 triệu đồng cho nơi đang nuôi dưỡng 80 người già neo đơn, người khuyết tật và trẻ em mồ côi.

Các đại biểu chăm chú lắng nghe những mẩu chuyện về thân thế, sự nghiệp của vua Quang Trung. (Ảnh: Minh Quân)
Các đại biểu chăm chú lắng nghe những mẩu chuyện về thân thế, sự nghiệp của vua Quang Trung. (Ảnh: Minh Quân)

Nồng ấm tình quê nhà

Có thể thấy, trên hành trình dọc theo chiều dài đất nước, các kiều bào trẻ đều cảm thấy ấm áp trước sự tiếp đón nồng nhiệt của Ban tổ chức và các địa phương.

Chương trình diễn ra trong nhiều ngày với không gian và nội dung hoạt động phong phú nên công tác chuẩn bị đã được Ban tổ chức đặc biệt quan tâm, với hai mục tiêu là bảo đảm an ninh, an toàn của đoàn và thực hiện một chương trình thật ý nghĩa.

Cho đến thời điểm này, công tác phối hợp tổ chức chương trình diễn ra rất thuận lợi và chu đáo. Trả lời Báo Thế giới & Việt Nam, ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, Ủy ban đã phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan hữu quan trong nước và các địa phương nơi diễn ra hoạt động của đoàn để thông tin rộng rãi tới cộng đồng, đảm bảo công tác lễ tân, hậu cần được chu đáo.

Phó Chủ tịch UBND Nghệ An Bùi Đình Long mong muốn đoàn có những khoảnh khắc đáng nhớ, những kiến thức bổ ích khi đến với mảnh đất Nghệ An giàu truyền thống cách mạng và tinh thần hiếu học cùng với nhiều di tích lịch sử ý nghĩa. Ông Lê Bá Lương - Giám đốc Làng trẻ SOS (Vinh) cũng cảm ơn kiều bào trẻ đã quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh không may mắn ở làng trẻ.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu tin rằng Trại hè năm nay với chuỗi hoạt động 16 ngày đi qua chín tỉnh, thành kéo dài từ Bắc vào Nam sẽ mang lại cho các em nhiều trải nhiệm đáng nhớ thông qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu về văn hóa, truyền thống lịch sử của đất nước, về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đặc biệt, đây cũng chính là dịp để mỗi học sinh, sinh viên được trở về với cội nguồn, được tham gia các hoạt động ý tri ân, đền ơn đáp nghĩa, thiện nguyện với thanh niên địa phương…

Ông Lê Tiến Châu mong các học sinh, sinh viên dù sinh sống, học tập tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới vẫn giữ được ý chí, tinh thần đoàn kết. Đây cũng là nguồn động viên cổ vũ để người Việt Nam dù ở đâu vẫn luôn sống xứng đáng với cội nguồn, giữ được nét văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Mai Phan Dũng: Trại hè Việt Nam 2022 có nhiều đại biểu có thành tích học tập, nghiên cứu tốt, từng được Bộ Giáo dục, Bộ Nguồn nhân lực của các nước sở tại công nhận. Nhiều đại biểu đã có những đóng góp thiết thực cho phong trào của cộng đồng với các hoạt động cụ thể như: hỗ trợ công tác dạy tiếng Việt cho cộng đồng, tham gia hoặc lãnh đạo các Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam, Hội sinh viên tại các trường...

Hoàng Thảo Sandra - người Việt tại Czech, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Kings College London, Anh: “Được tham gia Trại hè Việt Nam là niềm vui và vinh dự rất lớn với tôi. Đây là chương trình rất ý nghĩa, bởi tôi được làm quen, gặp gỡ với rất nhiều các bạn đồng trang lứa người Việt ở khắp nơi. Được tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, thăm nhiều địa danh lịch sử ở quê nhà chắc chắn là một trải nghiệm vô cùng thú vị, đáng nhớ và quan trọng. Hơn hết, tôi sẽ được khám phá chính bản thân mình”.

Trại hè Việt Nam 2022: Kiều bào trẻ tham gia cuộc thi Kể chuyện tiếng Việt

Trại hè Việt Nam 2022: Kiều bào trẻ tham gia cuộc thi Kể chuyện tiếng Việt

Tối 26/7 tại thành phố Huế, trong khuôn khổ Trại hè Việt Nam 2022, các kiều bào trẻ tham gia cuộc thi Kể chuyện tiếng ...

Trại hè Việt Nam 2022: Thanh niên, kiều bào trẻ về thăm quê Bác

Trại hè Việt Nam 2022: Thanh niên, kiều bào trẻ về thăm quê Bác

Sáng 22/7, các đại biểu Trại hè Việt Nam 2022 là thanh niên, kiều bào trẻ đã thăm khu di tích Kim Liên, tỉnh Nghệ ...

Đọc thêm

Công đoàn Bộ Ngoại giao thăm hỏi, tìm hiểu thực tiễn triển khai nhiệm vụ tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai

Công đoàn Bộ Ngoại giao thăm hỏi, tìm hiểu thực tiễn triển khai nhiệm vụ tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai

Ngày 10/4, đoàn công tác Công Đoàn Bộ Ngoại giao đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai.
EuroCham công bố Sách Trắng 2025: Vì một Việt Nam vững vàng trước biến động toàn cầu

EuroCham công bố Sách Trắng 2025: Vì một Việt Nam vững vàng trước biến động toàn cầu

Sáng 11/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chính thức ra mắt Sách Trắng 2025.
Giá vàng hôm nay 12/4/2025: Giá vàng thế giới lại 'dựng đứng', nhu cầu tăng vọt, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Giá vàng hôm nay 12/4/2025: Giá vàng thế giới lại 'dựng đứng', nhu cầu tăng vọt, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Giá vàng hôm nay 12/4/2025: Giá vàng thế giới lại 'tăng dựng đứng', nhu cầu tăng vọt, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Trung ương thảo luận nhóm vấn đề về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền ...
Tin thế giới ngày 11/4: Trung Quốc viện trợ 137 triệu USD giúp Myanmar, Ukraine đẩy nhanh việc gia nhập EU, Pháp có thể công nhận nhà nước Palestine

Tin thế giới ngày 11/4: Trung Quốc viện trợ 137 triệu USD giúp Myanmar, Ukraine đẩy nhanh việc gia nhập EU, Pháp có thể công nhận nhà nước Palestine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
TP. Hồ Chí Minh công bố chỉ tiêu lớp 10 công lập năm 2025

TP. Hồ Chí Minh công bố chỉ tiêu lớp 10 công lập năm 2025

Ngày 11/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh công bố chỉ tiêu vào lớp 10 của 115 trường THPT công lập.
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động