Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế

Tiềm năng của trí thức NVNONN là rất lớn, đây là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Báo TG&VN xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đăng trên Tạp chí Quê hương về vấn đề này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kiều bào tham gia góp ý kiến chuẩn bị đề án trình HNTW7 (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh


Ngay từ khi ra đời năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đã thấy rất rõ tiềm năng to lớn và đánh giá cao đội ngũ trí thức nói chung, đặc biệt là trí thức người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) về thành quả khoa học, kinh nghiệm cũng như lòng yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi trí thức kiều bào về nước cùng chung sức xây dựng quê hương, và đã có rất nhiều trí thức kiều bào nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, trở về cùng đồng cam cộng khổ với nhân dân, vượt qua bao gian nan thử thách của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, của thời nghèo đói lạc hậu để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được trong công tác vận động NVNONN, xác định đây là một nguồn lực quan trọng trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước, vấn đề trí thức NVNONN là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng trong việc hoạch định đường lối và chính sách cần thiết, bước đầu tạo thuận lợi cho kiều bào ta trở lại làm ăn, công tác tại Việt Nam, tích cực tham gia đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt gần đây, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36 và Chỉ thị 19/2008/CT-TTg ngày 6/6/2008 về việc tiếp tục tăng cường triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về công tác với NVNONN luôn khẳng định: “NVNONN là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, “Tiềm lực của cộng đồng NVNONN, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, về vốn, về khả năng tạo các mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài với nước ta là một lợi thế và một nguồn lực quan trọng cần phải phát huy để bổ sung và hỗ trợ cho sự phát triển đất nước”…

Hiện nay có khoảng 3,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ (khoảng 80% đang sống ở các nước công nghiệp phát triển - các trung tâm kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo…của thế giới) với hơn 300.000 người có trình độ đại học và trên đại học (trong đó có hơn 6.000 tiến sỹ và hàng trăm trí thức tên tuổi được đánh giá cao) được đào tạo một cách bài bản ở những nước có nền giáo dục chất lượng cao, uy tín, có chuyên môn cao trong nghiên cứu, đào tạo và có nhiều kinh nghiệm làm việc ở các nước tiên tiến. Ước tính có khoảng 150.000 trí thức kiều bào tại Mỹ (riêng tại thung lũng Silicon có khoảng 12.000 người Việt Nam đang làm việc và hơn 100 người làm việc cho Ngân hàng Thế giới…), 40.000 người tại Pháp, 20.000 người tại Canada, 4.000 người tại Đông Âu và Liên bang Nga, 7.000 người tại Australia…. Nhiều trí thức NVNONN thành đạt trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế chính trị. Một số người giữ các vị trí quan trọng trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, bệnh viện, công ty kinh doanh và tổ chức quốc tế v.v... Đội ngũ các nhà khoa học trẻ gốc Việt đang trưởng thành và tập trung ở nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn của nước sở tại như công nghệ điện tử - thông tin, công nghệ sinh học, khoa học vũ trụ, vật liệu mới, công nghệ nanô, năng lượng, y học, các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngân hàng, chứng khoán v.v... Đây là một nguồn lực tiềm năng có thể đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế, giúp Việt Nam “đi tắt đón đầu” các công nghệ mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tạo dựng quan hệ hợp tác với các cơ sở kinh tế, khoa học ở các nước.

Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng quê hương”
tại Hà Nội (tháng 8/2005)

Đặc biệt, đã có hơn 200 trí thức NVNONN về nước làm việc trong các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo hoặc đóng góp tri thức cho sự phát triển của đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngay cả những trí thức kiều bào vốn trước đây có những quan điểm, chính kiến khác nhau nay cũng dần dần thay đổi nếp nghĩ. Với họ, quê hương và dân tộc là thiêng liêng nhất. Điều tâm nguyện lớn nhất trong phần cuối đời của họ là được quay trở về Việt Nam để đóng góp những gì có thể cho quê hương.

Qua thực tiễn, trí thức NVNONN ngày nay có thể tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển đất nước theo các kênh hoạt động như sau:

- Tư vấn hoạch định chính sách phát triển đất nước, các ngành kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các giải pháp thực hiện;

- Trực tiếp tham gia hoặc hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến nhằm phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ đất nước;

- Tham gia hoạt động giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng những đòi hỏi của đất nước;

- Làm cầu nối cho các hoạt động hợp tác về khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo, giữa các nhà khoa học trong nước và ngoài nước;

- Cung cấp thông tin cập nhật cho các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế;

- Tìm kiếm các nguồn đầu tư, hoặc tham gia đầu tư trực tiếp vào phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo…

Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa chụp ảnh lưu niệm với các trí thức kiều bào
về dự Hội thảo tháng 8/2005

Theo thống kê, phần lớn trí thức NVNONN về Việt Nam tham gia vào các kênh hoạt động này là từ những nước kinh tế phát triển, như: Mỹ chiếm 30,31%, Pháp - 19%, Úc - 12,23%, Canada - 7,97% v.v… Hằng năm, trung bình có khoảng 200 lượt chuyên gia, trí thức NVNONN về làm việc với các cơ quan quản lý, tổ chức nghiên cứu khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, y tế v.v…, trong đó có 55% lượt về làm việc với cơ quan quản lý, và 45% - với tổ chức KH&CN, y tế, GD&ĐT …

Thời gian qua, nhiều hoạt động có tính tổ chức của trí thức NVNONN bên cạnh các hoạt động cá nhân, riêng lẻ trong nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác nhau đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Nhiều chuyên gia, trí thức NVNONN trực tiếp về làm việc theo lời mời hoặc có chương trình hợp tác cụ thể có hiệu quả với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, khu công nghệ cao, các cơ sở kinh tế v.v…

Từ năm 1998, một nhóm trí thức kiều bào tâm huyết, có trình độ cao, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục-đào tạo, kinh tế trên thế giới đã tự hình thành, tập hợp nhau lại tổ chức các cuộc hội thảo mang tính trao đổi, tư vấn liên quan đến công cuộc phát triển của Việt Nam, với sự tham gia của một số chuyên gia, trí thức trong nước. Kết quả hội thảo là những bài viết đăng tải công khai trên mạng, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, có giá trị tham khảo cao cho các cơ quan nghiên cứu, quản lý và điều hành đất nước. Tại Hội thảo hè 2005 tại Đà Nẵng, vấn đề giáo dục là một chủ đề chính được thảo luận. Hội thảo hè năm 2008 tại Nha Trang đã thu hút được hơn 40 trí thức kiều bào tham dự với chủ đề “Trách nhiệm xã hội, ổn định và phát triển” cùng với 2 cuộc tọa đàm bàn tròn “Thực trạng kinh tế Việt Nam” và “Cải cách giáo dục”.

Gặp gỡ các nhà khoa học trẻ VN lần thứ nhất tại Nha Trang
với sự tham dự của lưu học sinh VN đến từ các nước trên thế giới
và các nhà khoa học trẻ trong nước

Giáo dục - đào tạo hiện đang là lĩnh vực nóng bỏng được mọi tầng lớp xã hội, các cấp lãnh đạo chính quyền quan tâm sâu sắc. Coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng nhiều giải pháp cấp thiết nhằm đầu tư, nâng cao chất lượng, đổi mới cơ sở hạ tầng giáo dục - đào tạo... trong đó có giải pháp thu hút chuyên gia, trí thức kiều bào vào lĩnh vực này. Nhiều trí thức kiều bào đã có những đóng góp hiệu quả vào hoạt động giáo dục - đào tạo của Việt Nam, từ việc trực tiếp tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học quốc gia đến quyên góp để cấp học bổng cho các sinh viên có tài năng. Có những cá nhân, tổ chức NVNONN lại xúc tiến tham gia đầu tư mở các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học tại các thành phố lớn nhằm đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước. Tháng 9/2005 một nhóm trí thức kiều bào đã xây dựng đề án về trường đại học chất lượng cao ở Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét với mong muốn tham gia đóng góp vào công tác đào tạo nhân lực cao cho quê hương, mới đây nhóm này tiếp tục đề xuất lên Chính phủ đề án cải cách giáo dục Việt Nam.

Trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, chuyển giao tri thức-công nghệ, cung cấp thông tin, làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức khoa học trong nước với các trung tâm khoa học quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, đã thu hút một số lượng không nhỏ các chuyên gia trí thức kiều bào có uy tín, trình độ chuyên môn cao tham gia có hiệu quả. Một số hội nghị tư vấn, khoa học chuyên đề được tổ chức thành công có sự đóng góp tích cực của trí thức NVNONN trong việc định hướng xây dựng chính sách và phát triển dài hạn, như: Hội nghị tư vấn chuyên đề về giáo dục đại học ở Việt Nam thu hút hơn 100 giáo sư, tiến sỹ NVNONN; Hội nghị phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam tư vấn cho chương trình phát triển công nghệ sinh học đến năm 2010; Hội nghị “Cộng đồng NVNONN với sự nghiệp phát triển công nghệ thông tin-truyền thông (ICT) nước nhà” góp ý cho chính sách phát triển ICT quốc gia tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2005; Hội thảo trí thức NVNONN góp ý cho đề án trình Hội nghị Trung ương 7 (Khoá X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2008 v.v…

Ts. Nguyễn Chánh Khê, Việt kiều Mỹ hồi hương năm 2002
với mong muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
Hiện ông là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu-Phát triển, Khu Công nghệ cao TP HCM

Một số tổ chức của trí thức NVNONN làm đầu mối tập hợp, thu hút lực lượng trí thức kiều bào ở tất cả các nước trên thế giới hướng về phục vụ quê hương cũng đã được thành lập ở trong hoặc ngoài nước, trong đó có Tổ chức Vietnamese Strategic Ventures Network (VSVN) được thành lập năm 2002 tại Mỹ, quy tụ tới 1.500 doanh nhân, trí thức mong muốn hợp tác với trong nước về giáo dục - đào tạo. Năm 2006, VSVN đã trao tặng 18.000 cuốn tài liệu khoa học-công nghệ cho các trường đại học của Việt Nam. Tháng 8/2007, VSVN đã tổ chức hội thảo tại Mỹ về cơ hội đầu tư và phát triển giáo dục tại Việt Nam. Ở thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Khoa học và Kỹ thuật Việt kiều (OVS) được thành lập tháng 12/2005 thu hút được gần 200 trí thức kiều bào tham gia đăng ký hội viên. Một số chương trình hỗ trợ về giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ được OVS xúc tiến cho nhiều viện, trường thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Mới đây nhất, tháng 10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí với đề xuất thành lập Hiệp hội doanh nhân NVNONN tại Việt Nam với hội viên là người có quốc tịch Việt Nam và gốc Việt Nam, trong số này nhiều người vừa là doanh nhân, vừa là trí thức. Đây là một kênh tập hợp, liên kết các doanh nhân NVNONN hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác với nhau kinh doanh ở nước ngoài, phối hợp đầu tư về nước để chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ lao động Việt Nam.

Tiềm năng của trí thức NVNONN là rất lớn, đây là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù trong thời gian qua, sự đóng góp của trí thức kiều bào cho quê hương đất nước đã thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú hơn, nhưng vẫn chưa phát huy hết khả năng của nguồn lực này, còn có nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi lớn lao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, biểu hiện rõ nét ở lượng vốn đầu tư thấp, các dự án đầu tư chủ yếu là vừa và nhỏ, có thời gian thu hồi vốn nhanh, đặc biệt chưa có nhiều dự án trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, cũng như thương mại quốc tế. Bên cạnh một số trí thức kiều bào có thể về nước tham gia trực tiếp các hoạt động trong nước, còn một lực lượng đông đảo trí thức kiều bào đang làm việc tại nước ngoài chưa có điều kiện về nước và chúng ta chưa có biện pháp thu hút sự “đóng góp từ xa” của đối tượng này.

Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định NVNONN là một nguồn lực của đất nước và yêu cầu cả hệ thống chính trị và toàn dân có trách nhiệm, kết hợp việc xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước và ngoài nước, bằng nhiều loại hình và biện pháp khác nhau phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau. Tuy nhiên đến nay vẫn còn quá ít các chính sách thu hút, tạo môi trường, điều kiện để trí thức kiều bào về đóng góp xây dựng đất nước. Nhiều cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đến việc thu hút và tạo điều kiện, mời chuyên gia, chưa xác định được nhu cầu hợp tác cụ thể. Phần lớn những nơi đã và đang thực hiện các chương trình hợp tác với trí thức NVNONN vẫn chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin về giảng dạy ngắn ngày, tổ chức trao đổi, toạ đàm v.v… Các bộ ngành, địa phương cũng chưa xây dựng được những cơ chế cụ thể, thiết thực cũng như dành những khoản kinh phí thích đáng để thu hút chuyên gia, trí thức NVNONN. Chúng ta cần xây dựng các cơ chế, chính sách, các giải pháp đồng bộ từ vi mô đến vĩ mô, tăng cường nhận thức và phối hợp của các ngành, các cấp để tạo ra bước chuyển mạnh mẽ, tiếp thêm động lực cho kiều bào ta nói chung và trí thức NVNONN nói riêng, hướng về đất nước, tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương.

Đọc thêm

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào ...
Đối ngoại trong tuần: Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024; Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào

Đối ngoại trong tuần: Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024; Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 16-23/12.
Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động