Trí tuệ nhân tạo AI có thể thay đổi luật chơi trong chiến tranh

Lê Ngọc
TGVN. Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào lĩnh vực quân sự một cách mạnh mẽ, cách mạng hóa quốc phòng. AI mạnh đến mức, có thể nói quốc gia nào làm chủ được AI sẽ “thống trị” thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tri tue nhan tao ai co the thay doi luat choi trong chien tranh UAE thành lập Đại học Trí tuệ Nhân tạo đầu tiên trên thế giới
tri tue nhan tao ai co the thay doi luat choi trong chien tranh Giải mã cuộn giấy cổ ở núi lửa Vesuvius bằng công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo
tri tue nhan tao ai co the thay doi luat choi trong chien tranh
Robot sát thủ sẽ trở nên phổ biến trên chiến trường trong tương lai. (Nguồn: Forbes)

Trong tương lai, AI có khả năng thay đổi "luật chơi" trong chiến tranh. Song cần nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc về ứng dụng AI trong quân sự, đặc biệt là vũ khí tích hợp AI. Nhiều người còn cho rằng đã đến lúc cần kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp ngăn chặn loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm này.

Bàn cờ AI thế giới

Mỹ là nước đi tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng AI, đặc biệt là trong quân sự. Các nhà khoa học Mỹ vừa chế tạo một thiết bị cho phép binh sĩ kiểm soát vũ khí và phương tiện quân sự bằng suy nghĩ.

Năm 2018, Cơ quan quản lý các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) của quân đội Mỹ đã cho ra đời một thế hệ máy bay chiến đấu mới với khả năng điều khiển từ xa hàng trăm km, nhờ thiết bị cấy trong não của phi công. Nhờ giao diện máy tính - não (BCI), một phi công có thể điều khiển đến ba chiếc máy bay cùng lúc chỉ bằng suy nghĩ của mình.

Hải quân Mỹ đang nghiên cứu hệ thống ứng dụng công nghệ AI có tên gọi là CANES, để cài đặt trên các tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ, tàu khu trục và tàu ngầm, giúp liên kết những con tàu với nhau, tăng khả năng tự động hóa và thực hiện ngày càng nhiều chức năng mà không cần sự can thiệp của con người.

Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (PACAF) của Mỹ đang nghiên cứu khả năng ứng dụng AI để phân tích khối lượng thông tin khổng lồ mà Lầu Năm Góc thu thập được từ vô số nguồn khác nhau để đưa ra dự đoán nhanh chóng và chính xác hơn về ý đồ của các đối thủ tiềm tàng tại khu vực, từ đó đưa ra cách đáp trả thích đáng. Hệ thống như vậy cho phép quân đội Mỹ có được sự sẵn sàng, ngăn chặn khả năng xảy ra các vụ tấn công bất ngờ, như trường hợp Nhật Bản đánh úp Trân Châu Cảng vào năm 1941 trong Thế chiến II.

Theo một số nguồn thạo tin, cơ quan tình báo Mỹ đã phát triển một hệ thống AI có khả năng kết hợp những luồng thông tin khổng lồ với dữ liệu vệ tinh để tìm hiểu về mọi thứ, từ dân cư đến các khu vực chiến sự và sân bay của đối phương.

Theo tài liệu chiến lược phòng thủ của Mỹ xuất bản năm 2018, AI sẽ cho phép nước này chiến đấu và chiến thắng trong các cuộc chiến tương lai.

Theo báo cáo của Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS), Trung Quốc đang đầu tư hàng chục tỷ USD để phát triển AI, coi đó là chiến lược để bảo vệ an ninh quốc gia, tận dụng cơ hội để phát triển công nghệ dựa trên AI, bao gồm cả tàu ngầm không người lái có thể đối đầu với các tàu sân bay Mỹ.

Quân đội Hàn Quốc cũng có kế hoạch thiết kế robot có khả năng bắt chước con người và động vật, được sử dụng cho nhiều dạng nhiệm vụ khác nhau, bao gồm giải cứu, tìm kiếm và trinh sát. Những robot này sẽ thay thế cho con người trên chiến trường, hoặc chiếm phần lớn lực lượng quân đội, sẽ thay đổi luật chơi trong các cuộc chiến tranh tương lai, quan niệm về con người chiến đấu trên mặt trận sẽ sớm trở nên lỗi thời.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đang phát triển công nghệ AI để đảm bảo tự chủ và tạo ra những chuyển biến mang tính đột phá trong an ninh quốc phòng. Dữ liệu lớn, công nghệ đám mây, các phương tiện không người lái và AI đang cách mạng hóa ngành quốc phòng EU và nâng cao khả năng ứng phó các mối đe dọa xuyên quốc gia và không đối xứng, như các cuộc tấn công khủng bố bằng tin tặc, hóa học, sinh học và phóng xạ.

AI đe dọa tới sự tồn vong của loài người

Mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người nhưng ứng dụng AI vào sản xuất vũ khí quân sự cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, đẩy thế giới vào một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm. Việc phát triển các hệ thống vũ khí tự động lựa chọn và tấn công mục tiêu, các robot thông minh có khả năng hủy diệt đang gây nhiều tranh cãi về mặt đạo đức. Nhiều chỉ trích cho rằng hệ thống này sẽ đe dọa đến an ninh quốc tế và báo trước một cuộc cách mạng thứ ba trong phát triển vũ khí, sau thuốc súng và bom nguyên tử.

Xét về mặt tích cực, AI có thể được sử dụng với mục đích giúp chiến trường trở thành nơi an toàn hơn, giảm thương vong cho các binh sĩ. Nhưng cũng chính những mặt lợi này lại khiến các chuyên gia lo ngại hơn vì như thế sẽ giúp các nhà chính trị hoặc lãnh đạo quốc gia đi đến quyết định phát động chiến tranh nhanh hơn, qua đó gây hậu quả lớn đối với tính mạng con người.

Sự ra đời của cái gọi là “robot sát thủ” và việc ứng dụng AI vào lĩnh vực quân sự có thể khiến hậu quả của chiến tranh trở nên vô cùng thảm khốc.

Xu hướng sử dụng AI để điều khiển các phương tiện không người lái trên chiến trường đang dần trở thành xu hướng tác chiến chính, được nhiều cường quốc trên thế giới đầu tư phát triển, chúng đang chuyển dần từ “vai phụ thành vai chính” trên chiến trường.

AI đang châm ngòi cho một cuộc chạy đua khi khoảng 50 quốc gia hiện đang nghiên cứu các robot chiến trường. Theo giới quan chức quốc phòng Mỹ, nếu không tích hợp AI vào vũ khí tự hành, Mỹ không thể chiếm ưu thế trước các đối thủ tiềm tàng như Nga và Trung Quốc. Theo nhận định của Giáo sư Khoa học máy tính của Đại học California (Mỹ) Stuart Russell, vũ khí tự động chắc chắn sẽ trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt, vì một cá nhân có thể “kích hoạt” hàng triệu, thậm chí là trăm triệu vũ khí cùng lúc.

Việc sử dụng AI cho mục đích quân sự có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí, một nghiên cứu đã dự đoán AI sẽ châm ngòi một cuộc chiến hạt nhân vào đầu năm 2040. Theo đó, AI có khả năng phát đi một cảnh báo giả, thúc giục các quốc gia tham chiếm nhằm giành lợi thế, ngay cả khi họ không hề có ý định thực hiện.

tri tue nhan tao ai co the thay doi luat choi trong chien tranh
Vũ khí tích hợp AI sẽ làm thay đổi diện mạo của chiến tranh. (Nguồn: Internet)

Từng cảnh báo AI có thể sẽ đe dọa tới sự tồn vong của loài người nếu chúng phát triển quá mạnh, vượt qua khuôn phép và lạm dụng AI vào những mục đích sai trái, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới như Stephen Hawking, Elon Musk và các nhà công nghệ khác đã nhiều lần kêu gọi các chính phủ ngăn chặn sự phát triển của những vũ khí tự động giết người này.

Cuộc chạy đua vũ khí tích hợp AI sẽ tạo ra một mối đe doạ ở mọi cấp độ, quốc gia, khu vực và quốc tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Ở quy mô toàn cầu, các công ước quốc tế về kiểm soát và giải trừ vũ khí đã không còn phù hợp với loại vũ khí “sinh sau đẻ muộn” này. Đã đến lúc cần phải nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc vũ khí tích hợp AI, đồng thời, kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp để ngăn chặn loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm này.

tri tue nhan tao ai co the thay doi luat choi trong chien tranh

Tổng thống Iran nêu điều kiện đàm phán trao đổi tù nhân với Mỹ

TGVN. Truyền thông Trung Đông ngày 14/10 dẫn lời Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, quốc gia này sẵn sàng đàm phán trao đổi tù ...

tri tue nhan tao ai co the thay doi luat choi trong chien tranh

Quan hệ Australia - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng do vấn đề sở hữu trí tuệ và tấn công mạng

TGVN. Ngày 11/10, Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton cho rằng, Trung Quốc đang hành xử theo cách đi ngược lại các giá trị ...

tri tue nhan tao ai co the thay doi luat choi trong chien tranh

Trí tuệ nhân tạo: Mỹ-Trung chạy đua, cơ hội cho Pháp

Trong bài viết trên báo Le Figaro, chuyên gia Arnaud Barthélemy thuộc một quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên về AI, đã đưa ra nhận ...

Lê Ngọc (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11 ghi nhận đồng USD đã giảm từ mức cao nhất trong hai năm.
CĐV khen ngợi hết lời hành động HLV Ruben Amorim

CĐV khen ngợi hết lời hành động HLV Ruben Amorim

Các CĐV MU hết lời ca ngợi hành động của tân HLV Ruben Amorim sau trận hòa Ipswich Town 1-1.
Kết quả bóng đá hôm nay 26/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 26/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 26/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Barcelona vs Brest; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal
Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm hữu nghị đặc biệt của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động