Triển vọng địa chính trị châu Á có nhiều cải thiện

Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN, sáng ngày 13/9 đã diễn ra Phiên thảo luận về Triển vọng địa chính trị châu Á. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tham dự Phiên thảo luận này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trien vong dia chinh tri chau a co nhieu cai thien Tầm nhìn mới của khu vực Mekong
trien vong dia chinh tri chau a co nhieu cai thien Timor-Leste mong muốn Việt Nam ủng hộ nguyện vọng gia nhập ASEAN

Tham dự phiên thảo luận có Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, bà Kang Kyung-Wha, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Taro Kono và đại diện Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) Singapore, Tiến sỹ Lynn Kuok.

trien vong dia chinh tri chau a co nhieu cai thien
Các đại biểu tại phiên thảo luận về Triển vọng địa chính trị châu Á. (ảnh: Nguyễn Hồng)

Việc Diễn đàn kinh tế thế giới dành một phiên cho vấn đề triển vọng địa chính trị ở châu Á cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này đối với phát triển ở khu vực. Các đại biểu cho rằng tình hình địa chính trị châu Á trong năm qua cũng có những cải thiện nhất định, thể hiện qua việc nối lại Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều, Hội nghị thượng đỉnh Triều – Mỹ, mở ra những triển vọng mới đối với hoà bình và phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên.

Các đại biểu đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình và trong nhiều sáng kiến địa chiến lược khu vực. Tuy nhiên, về tổng thể, các diễn giả cũng thẳng thắn đánh giá về những xu hướng bất ổn của địa chính trị khu vực như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc; chiến tranh thương mại cùng những tranh chấp về biên giới lãnh thổ đang tạo ra những rủi ro lớn đối với hoà bình, an ninh và phát triển ở khu vực.

trien vong dia chinh tri chau a co nhieu cai thien
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ cấu trúc khu vực đang được định hình ở khu vực, cạnh tranh nước lớn gia tăng, những vấn đề đặt ra là các nước phải thích ứng, thúc đẩy hợp tác chân thành, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế, và bao trùm.(Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ cấu trúc khu vực đang được định hình ở khu vực, cạnh tranh nước lớn gia tăng, những vấn đề đặt ra là các nước phải thích ứng, thúc đẩy hợp tác chân thành, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế, và bao trùm. Cách mạng công nghiệp 4.0 một mặt tạo ra những cơ hội lớn để phát triển, đồng thời đặt ra các thách thức lớn, nếu các nước không tận dụng được sẽ bị bỏ lại phía sau, gia tăng khoảng cách phát triển. Khu vực cũng đang phải đối mặt với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống như: tranh chấp biển, biến đổi khí hậu và các thách thức mới như an ninh mạng đang nổi lên.

Ghi nhận các sáng kiến địa chiến lược khu vực như Vành đai và Con đường, Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, …, Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam ủng hộ các sáng kiến nếu bảo đảm dựa trên luật lệ, tôn trọng luật pháp quốc tế và quyền tự quyết của các quốc gia. ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò trung tâm trong nỗ lực xây dựng cấu trúc khu vực vì hoà bình, hợp tác và phát triển.

trien vong dia chinh tri chau a co nhieu cai thien
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và các Bộ trưởng, diễn giả. (ảnh: Nguyễn Hồng)

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng khẳng định chủ trương của Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương. Phó Thủ tướng chia sẻ Việt Nam hiện đang tham gia nhiều các Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương chất lượng cao, đóng góp vào xu thế liên kết kinh tế quốc tế. Về vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của giáo dục, đào tạo nhằm trang bị lại các kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ để thích ứng và tận dụng được những cơ hội cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.

trien vong dia chinh tri chau a co nhieu cai thien ASEAN có “lợi thế nhất định” trước cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Về ngắn hạn, xu hướng chuyển dịch các cơ sở sản xuất sang Đông Nam Á của Trung Quốc có thể thúc đẩy kinh tế ...

trien vong dia chinh tri chau a co nhieu cai thien Đề nghị Bangladesh ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực HĐBA LHQ

Ngày 12/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp ông Md. Shahidul Haque, Thứ trưởng Thường trực ...

trien vong dia chinh tri chau a co nhieu cai thien Mekong - khu vực trung tâm quan trọng

Đó là nhận định của các nhà lãnh đạo các nước trong khu vực Mekong nói về giả thiết khi Mekong là một nước thì ...

 
Nguyễn Hồng

Bài viết cùng chủ đề

WEF ASEAN 2018

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động