Triều Tiên công khai 'đường đi nước bước', Mỹ-Hàn Quốc đau đầu vì 'nước cờ cũ' chẳng còn hay!

Vy Anh
Triều Tiên đã tuyên bố các vũ khí hạt nhân của nước này không còn là thứ có thể đem ra đàm phán. Do vậy, nếu cứ đưa việc đàm phán ra để 'nói chuyện' với Bình Nhưỡng, Mỹ và Hàn Quốc có thể sẽ chỉ nhận lại cái 'lắc đầu'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quyết tâm của Triều Tiên
Chủ tịch Kim Jong Un chỉ ra rằng kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên chỉ là “vũ khí răn đe và sau cùng”, được phát triển để “ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cũng như bảo vệ an toàn và sự tự tôn của đất nước”. (Nguồn: Yonhap)

Vũ khí răn đe và sau cùng

Một ngày trước Lễ kỷ niệm 74 năm thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, các vũ khí hạt nhân của nước này không còn là thứ có thể đem ra đàm phán.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Chủ tịch Kim Jong Un nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Phiên họp thứ 7 Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên (Quốc hội) XIV ngày 8/9: “Việc ban hành luật về chính sách đối với lực lượng hạt nhân, khẳng định vị thế quốc gia hạt nhân là không thể đảo ngược”.

Chủ tịch Kim Jong Un chỉ ra rằng kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên chỉ là “vũ khí răn đe và sau cùng”, được phát triển để “ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cũng như bảo vệ an toàn và sự tự tôn của đất nước”.

Bình Nhưỡng khẳng định các đòn trừng phạt của Mỹ sẽ chỉ càng củng cố hơn quyết tâm của chính phủ Triều Tiên trong việc phát triển vũ khí hạt nhân.

Ông Kim Jong Un khẳng định, “cả thế giới cũng như bầu không khí chính trị và quân sự tại Bán đảo Triều Tiên trước hết cần phải thay đổi” nếu các bên khác muốn Bình Nhưỡng điều chỉnh chính sách hạt nhân.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định, Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phát triển và thử nghiệm các chương trình hạt nhân và tên lửa chừng nào Mỹ và Hàn Quốc còn duy trì chính sách phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVID) trên Bán đảo Triều Tiên.

Theo tin từ KCNA về việc ban hành luật mới, các lực lượng hạt nhân Triều Tiên rõ ràng không còn chỉ là dự phòng và triển khai cho mục đích phòng vệ. Bằng việc xác định các lực lượng hạt nhân là “nhân tố chính trong lực lượng quốc phòng”, Triều Tiên đã mở rộng các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân.

Luật mới nêu 5 điều kiện để triển khai lực lượng này, trong đó có khả năng đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong Un chỉ đạo lực lượng này thực hiện tấn công phủ đầu.

"Kiên nhẫn chiến lược" hay "điều chỉnh và thực tế"

Theo The Diplomat, việc Chủ tịch Kim Jong Un củng cố lực lượng hạt nhân khiến mọi người nghĩ tới 2 kịch bản khả thi đang dần thành hình: sẽ không có thêm bất kỳ cuộc đối thoại liên Triều nào trong nhiệm kỳ của Tổng thống Yoon Suk Yeol và đối đầu trực diện Mỹ-Triều sẽ gia tăng.

Tháng trước, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công bố “sáng kiến táo bạo” để buộc Bình Nhưỡng có những bước đi tiến tới phi hạt nhân, bà Kim Yo Jong, người em gái quyền lực của Chủ tịch Kim Jong Un đã gay gắt chỉ trích chính sách này.

Ông Yoon Suk Yeol mới lên nắm quyền được 4 tháng, song dường như Bình Nhưỡng đã loại trừ mọi khả năng giao thiệp với Seoul trong nhiệm kỳ 5 năm của ông.

Xu hướng gần đây của Chủ tịch Kim Jong Un với các hành động chủ yếu nhằm vào Mỹ cũng cho thấy dường như ông không quan tâm đến chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Chủ tịch Triều Tiên đã đề cập ngắn gọn kế hoạch 5 năm nhằm hiện đại hóa quân đội đầy táo bạo, trong đó có việc phát triển các vũ khí hạt nhân mới và tiên tiến. Khi quân đội Triều Tiên đạt được các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch, Kim Jong Un sẽ có thể đảm bảo nhiều lựa chọn hạt nhân hơn, những lựa chọn thậm chí sẽ trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của Mỹ.

Về phần mình, Washington dường như có lập trường duy trì hiện trạng của Bán đảo Triều Tiên. Washington đã không thể tham gia vào các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng kể từ năm 2019, dù chính quyền đã thay đổi vào năm 2021.

Tổng thống đương nhiệm Joe Biden từng đảm nhiệm vai trò Phó Tổng thống dưới thời chính quyền ông Barack Obama, chính sách của ông về Triều Tiên nhiều khả năng sẽ là phiên bản cập nhật của phương pháp tiếp cận “kiên nhẫn chiến lược” đã được sử dụng trước đó.

Nhà Trắng nhấn mạnh cách tiếp cận “điều chỉnh và thực tế” của Tổng thống Biden đối với Triều Tiên là cách tiếp cận mới, được triển khai sau quá trình xem xét chính sách kéo dài nhiều tháng.

Tuy nhiên, thật khó để tìm ra sự khác biệt giữa cách tiếp cận của ông Biden và ông Obama, nhất là khi đặt vào bối cảnh các vụ thử tên lửa của Triều Tiên trong năm nay và các cuộc đàm phán hạt nhân đang đình trệ.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine và cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, Bình Nhưỡng đã tăng cường mạnh mẽ quan hệ với Bắc Kinh và Moscow nhằm làm suy yếu đòn bẩy của Washington trong khu vực.

Trong khi hai đồng minh tập trung vào các vấn đề an ninh, Kim Jong Un có thể muốn phô diễn các vũ khí hạt nhân tân tiến hơn nhằm hạn chế lệ thuộc vào ảnh hưởng của Bắc Kinh và Moscow trong các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời trở thành đối thủ trực tiếp trước Mỹ.

Khủng hoảng chính trị chưa từng có tiền lệ, Tổng thống Hàn Quốc 'đau đầu' trước áp lực cải tổ nội các

Khủng hoảng chính trị chưa từng có tiền lệ, Tổng thống Hàn Quốc 'đau đầu' trước áp lực cải tổ nội các

Ngày 8/8, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết sẽ "quay lại những nguyên tắc cơ bản", chú ý đến dư luận và bám ...

Hàn Quốc lần đầu tiên họp 3 bên sau khi có chính phủ mới, khẳng định hành động cứng rắn với 'canh bạc liều lĩnh' của Triều Tiên

Hàn Quốc lần đầu tiên họp 3 bên sau khi có chính phủ mới, khẳng định hành động cứng rắn với 'canh bạc liều lĩnh' của Triều Tiên

Ngày 8/6, đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền, chính phủ và Phủ Tổng thống Hàn Quốc (Nhà Xanh) đã tiến hành cuộc họp ...

Ứng cử viên Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc: Triều Tiên là 'chính quyền bất hảo'

Ứng cử viên Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc: Triều Tiên là 'chính quyền bất hảo'

Tham dự phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 7/4 (giờ địa phương), ông Philip Goldberg, người được chỉ định ...

Tiến nhanh trong công nghệ tên lửa, Triều Tiên gửi thông điệp gì tới Hàn Quốc và Mỹ?

Tiến nhanh trong công nghệ tên lửa, Triều Tiên gửi thông điệp gì tới Hàn Quốc và Mỹ?

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 25/3 xác nhận Triều Tiên đã phóng thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo ...

Chẳng phải Mỹ hay Nga, Ấn Độ theo đuổi lợi ích chiến lược của chính mình

Chẳng phải Mỹ hay Nga, Ấn Độ theo đuổi lợi ích chiến lược của chính mình

Trong bài viết đăng trên Times of India ngày 18/3, TS. S. D. Pradhan* nhận định rằng, kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng ...

(theo The Diplomat)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Xem tử vi 7/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 7/1. Lịch âm 7/1/2025? Âm lịch hôm nay 7/1. Lịch vạn niên 7/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thời gian tới, đội ngũ làm đối ngoại nhân dân cần củng cố theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tham gia đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển ...
Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025, Giá vàng thế giới nhích nhẹ trong khi trong nước lao dốc. Armenia trở thành thị trường xuất khẩu chính của vàng Nga.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Ngày 6/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào ra thông cáo về chuyến thăm Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tin thế giới 6/1: Mỹ tố Nga-Triều Tiên tính làm chuyện lớn, Trung Quốc trấn an Ấn Độ về con đập khủng, nỗi bất bình của ông Trump

Tin thế giới 6/1: Mỹ tố Nga-Triều Tiên tính làm chuyện lớn, Trung Quốc trấn an Ấn Độ về con đập khủng, nỗi bất bình của ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế trong 24h.
Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng phóng thử.
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào cuối năm 2026.
Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Chính phủ Venezuela thông báo đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ ba của Tổng thống Nicolas Maduro.
Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV gây ra các triệu chứng giống cúm, có thể dẫn đến vấn đề hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương.
Phiến quân M23 hoành hành, CHDC Congo tiếp tục rơi vào bất ổn

Phiến quân M23 hoành hành, CHDC Congo tiếp tục rơi vào bất ổn

Ngày 5/1, lực lượng phiến quân M23 giành quyền kiểm soát thị trấn Masisi ở miền Đông CHDC Congo.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phiên bản di động