Triều Tiên lên tiếng 'phũ phàng' với Hàn Quốc và Mỹ, chuyên gia cảnh báo về những bước ngoặt nguy hiểm

Phương Hà
Triều Tiên khẳng định rằng dù Mỹ và Hàn Quốc có cố gắng nói về đàm phán hay đối thoại, Bình Nhưỡng cảm thấy điều đó là không cần thiết và 'không quan tâm'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Triều Tiên lên tiếng 'phũ phàng' với Hàn Quốc và Mỹ, chuyên gia cảnh báo về những bước ngoặt nguy hiểm
Hình ảnh Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un theo dõi các vụ phóng tên lửa được KCNA công bố, ngày 10/10. (Nguồn: Reuters)

Bình Nhưỡng lý giải về “hành động cương quyết”

Ngày 10/10, hãng Thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) tuyên bố liên tiếp các cuộc thử nghiệm tên lửa gần đây của nước này được thiết kế để mô phỏng việc dội các đòn tấn công nhằm vào Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật để cảnh cáo sau các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn mà lực lượng Hàn Quốc và Mỹ tiến hành.

Giới chức Seoul và Tokyo cho biết, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa vào sáng 9/10, vụ phóng thứ 7 kể từ ngày 25/9.

Theo KCNA, đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng đã chỉ đạo các cuộc diễn tập có triển khai đơn vị tác chiến chiến thuật suốt hai tuần qua, các hoạt động có liên quan đến tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân mô phỏng.

Mục đích của các hoạt động này là nhằm đưa ra một thông điệp răn đe chiến tranh mạnh mẽ. KCNA cũng cho biết các thử nghiệm khác nhau được mô phỏng nhắm mục tiêu là các hạ tầng chỉ huy quân sự, các cảng chính và vô hiệu hóa các sân bay ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên.

Tờ Rodong Sinmun, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, cũng đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã trực tiếp chỉ đạo các vụ thử tên lửa - bao gồm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) “mới” - như một lời cảnh báo và phản ứng trước các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Rodong Sinmun dẫn lời Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un nhấn mạnh rằng việc Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục cố tình khi làm gia tăng căng thẳng chắc chắn sẽ dẫn đến một phản ứng nghiêm trọng hơn… Triều Tiên phải gửi những tín hiệu rõ ràng hơn với ý chí và hành động kiên quyết, mạnh mẽ hơn tới các bên đang làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực.

Chủ tịch Triều Tiên cũng thẳng thừng tuyên bố, ông không quan tâm đến việc đối thoại với Washington hay Seoul.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un được truyền thông nhà nước dẫn lời nhấn mạnh: “Tính hiệu quả và khả năng chiến đấu thực tế của lực lượng chiến đấu hạt nhân đã được thể hiện đầy đủ rằng họ đã hoàn toàn sẵn sàng để tấn công và tiêu diệt mục tiêu bất cứ lúc nào và từ bất kỳ đâu… Dù đối phương vẫn tiếp tục nói về đối thoại và đàm phán, chúng tôi không có bất cứ điều gì để nói và cũng không cảm thấy cần thiết với việc này”.

Đảng Lao động Triều Tiên quyết định tiến hành các cuộc tập trận như một phản ứng tất yếu trước các cuộc huy động lực lượng quy mô của hải quân Mỹ và Hàn Quốc, với sự hiện diện của tàu sân bay và một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mỹ và Hàn Quốc mô tả các cuộc tập trận quân sự chung trong năm nay là hoạt động thường lệ, mang tính chất “phòng thủ” và là phản ứng đối với những “hành động khiêu khích” trước đó của Triều Tiên.

Những bước tiến bất ngờ

Nhà nghiên cứu Ankit Panda, làm việc cho Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, bình luận: “Tuyên bố mà Triều Tiên đưa ra nêu rõ rằng, loạt thử nghiệm gần đây là cách họ báo hiệu hướng phản hồi Mỹ và Hàn Quốc khi hai nước này tiến hành các hoạt động quân sự của riêng họ”.

Cũng theo ông Panda, trước đây Triều Tiên chỉ nhắc đến một tên lửa được trang bị hạt nhân chiến thuật, song tuyên bố mới chỉ ra rằng nhiều hệ thống, cả mới và cũ, cũng sẽ được triển khai năng lực này.

Nếu Triều Tiên khôi phục các vụ thử hạt nhân, họ có thể sẽ trở lại cả chương trình phát triển các đầu đạn “chiến thuật” cỡ nhỏ thuận tiện triển khai trên chiến trường và dễ tích hợp với các tên lửa tầm ngắn như những mẫu được phóng gần đây.

Giới phân tích cho rằng, việc gắn đầu đạn cỡ nhỏ vào tên lửa tầm ngắn có thể đánh dấu bước ngoặt nguy hiểm trong cách Triều Tiên triển khai và lên kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân.

Các nhà phân tích khẳng định, những bức ảnh do truyền thông nhà nước Triều Tiên tung ra sau các vụ phóng cho thấy hình ảnh một IRBM chưa từng được công bố. Chuyên gia Panda bình luận: “Các vụ phóng của Triều Tiên cực kỳ bất thường dù xét ở góc độ phóng một tên lửa chưa từng thử nghiệm bay qua lãnh thổ Nhật Bản, điều này cho thấy mức độ tin cậy đáng kể của Bình Nhưỡng vào động cơ của tên lửa này”.

Trong số các tên lửa khác mà giới phân tích xác định được trong các bức ảnh được thu thập là tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) mẫu KN-25 và KN-23, cũng như mẫu tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 2,5 tấn, cùng hệ thống phóng loạt KN-09 300mm (MLRS).

Đáng chú ý, trong số các bức ảnh có phiên bản “hải quân hóa” của KN-23 được thiết kế để phóng từ tàu ngầm. Tên lửa này được giới thiệu trong một cuộc thử nghiệm trên biển hồi năm ngoái, song vừa qua đã được thử nghiệm trong hoạt động mô phỏng mà các phương tiện truyền thông Triều Tiên gọi là phóng tên lửa từ “một silo ngầm dưới hồ chứa”.

Từ đầu năm tới nay, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa từ các vị trí và bệ phóng khác nhau, bao gồm cả xe lửa, trong nỗ lực mà giới phân tích cho là nhằm mô phỏng một cuộc xung đột và gây nhiễu khiến đối phương khó phát hiện để phá hủy các tên lửa.

Các bản tin công bố ngày 10/10 đánh dấu lần đầu tiên truyền thông Triều Tiên công bố chi tiết và hình ảnh về các vụ thử tên lửa kể từ tháng 4 vừa qua. Ngày 10/10 cũng đánh dấu lễ kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền và giới quan sát dự đoán nhiều tin tức khác về các sự kiện đặc biệt mà Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tham dự sẽ được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhà nước trong ngày tiếp theo.

Rodong Sinmun đã đăng bài xã luận về sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Jong-un trên trang nhất để kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động và 7 trang tiếp theo dành riêng để nói về các vụ thử tên lửa và hoạt động quân sự.

Phá vỡ sự im lặng, Triều Tiên nói về loại tên lửa bay qua không phận Nhật Bản

Phá vỡ sự im lặng, Triều Tiên nói về loại tên lửa bay qua không phận Nhật Bản

KCNA cũng cho biết 7 vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên đều là tập trận ‘hạt nhân chiến thuật’ do đích thân ...

Nhật Bản, Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên lại phóng 2 tên lửa, Mỹ nhấn mạnh bản chất 'gây bất ổn'

Nhật Bản, Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên lại phóng 2 tên lửa, Mỹ nhấn mạnh bản chất 'gây bất ổn'

Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ khu vực Munchon của tỉnh Kangwon về phía vùng biển phía Đông nước ...

Triều Tiên đang 'nghiêm túc' theo dõi tập trận hải quân Mỹ-Hàn

Triều Tiên đang 'nghiêm túc' theo dõi tập trận hải quân Mỹ-Hàn

Ngày 8/10, quân đội Triều Tiên cho biết đang "nghiêm túc" theo dõi cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ-Hàn có sự tham gia ...

Đằng sau đợt phóng tên lửa mới của Triều Tiên

Đằng sau đợt phóng tên lửa mới của Triều Tiên

Bối cảnh, tần suất thực hiện, loại tên lửa được sử dụng và thông điệp đằng sau đó là điểm đáng chú ý trong những ...

Triều Tiên đang chuẩn bị thử hạt nhân?

Triều Tiên đang chuẩn bị thử hạt nhân?

Ngày 7/10, nhóm chuyên gia hỗ trợ ủy ban giám sát các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) ...

(theo Reuters)

Đọc thêm

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hiện thể thao Việt Nam có 10 vé tham dự Olympic Paris 2024 ở các bộ môn xe đạp, bơi lội, bắn súng, boxing, cử tạ, canoe, rowing và ...
Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ với cú đúp cùng pha lập công của Mane đem về chiến thắng 3-1 cho Al Nassr ở bán kết Cup Nhà vua Saudi ...
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5, OECD có kế hoạch xây dựng ‘Các hướng dẫn mới’ này để giải quyết thông tin sai lệch do AI tạo ...
Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024 ghi nhận thị trường thế giới lao dốc không phanh, trong nước cầm chừng.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5, OECD có kế hoạch xây dựng ‘Các hướng dẫn mới’ này để giải quyết thông tin sai lệch do AI tạo ra.
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia và Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện...
New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS bởi những lý do dưới đây...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động