Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân, Tổng thống Biden chẳng thể 'thảnh thơi'

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết Triều Tiên dường như đã khởi động lại một lò phản ứng tại tổ hợp hạt nhân chính Yongbyon. Chính quyền Tổng thống Joe Biden lại thêm một nỗi lo bên cạnh những thách thức đối nội lẫn đối ngoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Triều Tiên "góp gió" vào "cơn bão"
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên có dấu hiệu tái khởi động lò phản ứng hạt nhân. (Nguồn: AP)

Chưa bao giờ từ bỏ tham vọng hạt nhân

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết Triều Tiên dường như đã khởi động lại một lò phản ứng tại tổ hợp hạt nhân chính Yongbyon, vốn được cho là nơi đã sản xuất plutoni dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân của nước này.

Giới quan sát bình luận động thái gây quan ngại sâu sắc này của Triều Tiên có thể tạo ra thách thức mới đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vốn đang "đau đầu" xử lý cuộc khủng hoảng Afghanistan cùng hàng loạt vấn đề đối nội và đối ngoại khác.

Trong báo cáo thường niên ngày 27/8, IAEA cho biết có những dấu hiệu hoạt động tại lò phản ứng 5 megawatt (MW), được coi là có khả năng sản xuất plutoni cấp độ vũ khí, lần đầu tiên được phát hiện kể từ cuối năm 2018. Theo các chuyên gia IAEA, lò phản ứng này dường như đã ngừng hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 12/2018 đến đầu tháng 7/2021.

Bà Jenny Town, Giám đốc dự án 38 North có trụ sở tại Mỹ chuyên theo sát tình hình Triều Tiên cho biết hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy lượng nước xả ra củng cố kết luận rằng lò phản ứng đang hoạt động trở lại.

Ông Siegfried Hecker, Giáo sư tại trường Đại học Standford cho rằng việc lò phản ứng ở Yongbyon ngừng hoạt động từ cuối năm 2018 là do vấn đề kỹ thuật có thể liên quan đến hệ thống làm mát.

Ông Siegfried Hecker bình luận rằng các đòn trừng phạt dường như "không thấm vào đâu" trong nỗ lực ngăn chặn tham vọng sản xuất vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Theo chuyên gia IAEA, động thái chưa xác định này của Triều Tiên "gây quan ngại sâu sắc" và vi phạm một cách rõ ràng các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Báo cáo trên "nhấn mạnh sự cấp thiết của việc tiến hành đối thoại và ngoại giao".

Phản ứng về báo cáo trên, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này đang liên tục theo dõi và hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong vấn đề nêu trên. Hiện phái bộ Triều Tiên tại Liên hợp quốc chưa đưa ra bình luận.

Trong khi đó, đăng tải thông tin trên, tờ Wall Street Journal của Mỹ cũng trích dẫn ý kiến của các chuyên gia Mỹ cho rằng Triều Tiên nối lại hoạt động sản xuất plutoni là để chế tạo vũ khí hạt nhân và mở rộng kho vũ khí.

Sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 tại Bình Nhưỡng vào tháng 9/2018, Triều Tiên cam kết đóng cửa bãi thử tên lửa ở Tongchang-ri và tháo dỡ hoàn toàn các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon. Theo ông David Albright, Giám đốc Viện Khoa học và An ninh Quốc tế, việc có thêm plutoni có thể giúp Triều Tiên vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ hơn để gắn vừa với tên lửa đạn đạo.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden từng cho biết Washington sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng song Triều Tiên đáp lại rằng nước này không "hứng thú" đàm phán khi Mỹ không thay đổi chính sách đối với Bình Nhưỡng.

Triều Tiên "góp gió" vào "cơn bão"
Triều Tiên dường như chưa khi nào từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. (Nguồn: AP)

"Góp gió thành bão"

Trước khi xuất hiện báo cáo trên, chính quyền Tổng thống Biden đã thể hiện thiện chí tái khởi động các cuộc đàm phán hạt nhân với Triều Tiên. Dưới thời chính quyền tiền nhiệm, cựu Tổng thống Donald Trump, các cuộc đàm phán với quốc gia Đông Bắc Á này dường như đã đạt được một vài tín hiệu khả quan song đã bị đình trệ mà không gặt hái thêm được bất kỳ tiến bộ đáng kể nào.

Báo cáo của IAEA được công bố trong bối cảnh đặc phái viên hàng đầu của Hàn Quốc về vấn đề Triều Tiên Noh Kyu-duk đã đến Washington cuối tuần qua để thảo luận về các biện pháp nhằm nối lại đàm phán với Bình Nhưỡng. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời ông Noh khẳng định: "Đây là thời điểm quan trọng để tái khởi động tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên".

Trong lúc này, chính quyền Biden không hề "thảnh thơi" mà đang phải quay cuồng xử lý hàng loạt cuộc khủng hoảng ở trong và ngoài nước, từ đại dịch Covid-19, thiên tai, làn sóng nhập cư đến tình hình Afghanistan. Trong vòng hai tuần qua, quân đội Mỹ đã phải khẩn cấp tiến hành các kế hoạch di tản hàng chục nghìn quân nhân Mỹ, lực lượng đồng minh và người tị nạn Afghanistan sau khi Taliban nhanh chóng kiểm soát toàn bộ quốc gia Nam Á này.

Tờ Newsweek cho rằng những thông tin về hoạt động của lò phản ứng nói trên có thể "góp gió thành bão" đối với chính quyền Tổng thống Biden.

Trong bối cảnh các cuộc đàm phán bị đình trệ, nhà lãnh đạo Triều tiên Kim Jong-un vẫn tăng cường kho vũ khí của mình nhằm gia tăng ảnh hưởng và vị thế cho Bình Nhưỡng nếu các cuộc thảo luận được nối lại với chính quyền ông Biden.

Sau báo cáo nói trên của IAEA, một quan chức cấp cao của chính quyền ông Biden nhấn mạnh sự cần thiết phải nối lại các hoạt động ngoại giao và đàm phán để đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc đến Washington để thảo luận về Triều Tiên

Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc đến Washington để thảo luận về Triều Tiên

Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Noh Kyu-duk ngày 29/8 khởi hành đến Mỹ để thảo luận về nỗ lực nối lại đối ...

Hé lộ thời điểm Thủ tướng Israel gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden

Hé lộ thời điểm Thủ tướng Israel gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden

Ngày 18/8, Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã thông báo về kế hoạch thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Joe ...

(theo Reuters, TNHK)

Xem nhiều

Đọc thêm

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động