Triều Tiên thử ICBM: 'Bài kiểm tra' đúng quy trình với Hàn Quốc, 'lời cảnh tỉnh' trong rối ren với Mỹ

Phương Hà
Khi Hàn Quốc sắp có chính quyền mới, Mỹ đang bận bịu với một châu Âu nhiều rối ren, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Động cơ của hành động này không mấy bất ngờ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Triều Tiên thử ICBM: 'Bài kiểm tra' đúng quy trình với Hàn Quốc, 'lời cảnh tỉnh' trong hỗn loạn với Mỹ
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vui mừng khi quân đội phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). (Nguồn: KCNA)

Sự trở lại trạng thái "bên bờ vực hạt nhân"

Tờ The Korea Times nhận định, việc Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un “bật đèn xanh” cho quân đội phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ngày 24/3 vừa qua là nhằm thử phản ứng của Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, đánh dấu sự trở lại của cái gọi là "bên bờ vực hạt nhân" trên Bán đảo Triều Tiên.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 25/3 xác nhận, vụ phóng ICBM Hwasong-17 kiểu mới của các lực lượng chiến lược thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã được thực hiện vào ngày 24/3, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Theo đó, tên lửa Hwasong-17, được phóng từ Sân bay quốc tế Bình Nhưỡng, đã bay đến độ cao tối đa 6.248,5 km với quãng đường 1.090 km trong 4.052 giây trước khi bắn trúng mục tiêu trên biển.

Chủ tịch Triều Tiên được KCNA dẫn lời cho biết, vũ khí mới "sẽ thực hiện một cách đáng tin cậy sứ mệnh và nhiệm vụ của nó như một biện pháp răn đe chiến tranh hạt nhân mạnh mẽ", đồng thời lưu ý rằng, Bình Nhưỡng nên chuẩn bị cho "một cuộc đối đầu lâu dài" với Mỹ.

Tên lửa Hwasong-17 được coi là loại ICBM mạnh nhất của Bình Nhưỡng cho đến thời điểm hiện tại.

Vụ thử cũng được xem là tín hiệu chấm dứt lệnh cấm thử hạt nhân và ICBM của Triều Tiên. Điều này đồng nghĩa với việc quan hệ liên Triều và Mỹ-Triều Tiên đã trở lại trạng thái như trước thời điểm diễn ra các cuộc gặp giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2018.

Vụ phóng của Triều Tiên lần này cũng là một dấu hiệu cho thấy những nỗ lực hòa bình của chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Moon Jae-in trong suốt 5 năm qua đều trở nên vô ích.

"Kiểm tra" kỹ năng ngoại giao

Hành động "khiêu khích" mới nhất này của Bình Nhưỡng cũng nhằm kiểm tra kỹ năng ngoại giao của Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol, người luôn nhấn mạnh khả năng phòng thủ cần được nâng cao của Hàn Quốc và liên minh Hàn Quốc-Mỹ mạnh mẽ hơn, sẽ là một biện pháp góp phần ngăn chặn các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Cùng ngày, ông Yoon Suk-yeol đã viết trên trang Facebook cá nhân rằng, Triều Tiên không thu được gì từ các hành động khiêu khích: "Đây là lần khiêu khích thứ 12 và tôi nghiêm khắc cảnh báo Triều Tiên rằng, họ không thể thu được gì từ các hành động khiêu khích. Hàn Quốc sẽ bảo vệ sự tự do và hòa bình bằng cách xây dựng một thế trận an ninh mạnh mẽ hơn".

Nghị sĩ Kim Eun-hye của Đảng Quyền lực quốc dân (PPP) đồng thời cũng là người phát ngôn của ông Yoon Suk-yeol cho rằng, vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên phát đi 2 thông điệp tới cả Mỹ và Hàn Quốc.

Ông Kim Eun-hye nói: "Tôi tin, Triều Tiên đã gửi một thông điệp tới Mỹ bởi Tổng thống Joe Biden đang chú tâm vào cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ngoài ra, Bình Nhưỡng từ lâu đã thực hiện các bước để có được lợi thế chiến lược trong bối cảnh Seoul chuyển giao quyền lực. Trong thời điểm Hàn Quốc đang chuẩn bị cho ra mắt chính phủ mới, Triều Tiên đã chứng tỏ rằng, họ có thể thực hiện một hành động khiêu khích táo bạo".

Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Yoon Suk-yeol đã cam kết sẽ tăng cường hệ thống phòng không 3 trục gồm: hệ thống tấn công phủ đầu "Kill Chain", hệ thống phòng không-phòng thủ tên lửa và kế hoạch trừng phạt, trả đũa hàng loạt nhằm vào Triều Tiên.

Ngoài ra, ông Yoon Suk-yeol cũng hứa hẹn sẽ thiết lập thêm các khẩu đội phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc để bảo vệ đất nước khỏi tên lửa phóng góc cao và các loại pháo khác của Triều Tiên.

"Kill Chain" là một hệ thống tấn công phủ đầu của liên quân Hàn Quốc-Mỹ, xác định các địa điểm phóng tên lửa, cơ sở hạt nhân và năng lực sản xuất của Triều Tiên để có thể tiêu diệt chúng trước, nếu xung đột có nguy cơ bùng nổ.

"Cứng rắn" - lựa chọn duy nhất?

Trong bối cảnh này, các hành động khiêu khích khác từ Triều Tiên được cho là sẽ tiếp tục diễn ra khi quân đội Mỹ và Hàn Quốc tiến hành các cuộc tập trận chung thường niên vào tháng 4 tới.

Tháng 4 cũng đánh dấu lễ kỷ niệm ngày sinh của người sáng lập đất nước Triều Tiên Kim Nhật Thành. Giới chuyên gia cho rằng, điều này buộc ông Yoon Suk-yeol không còn lựa chọn nào khác ngoài "lập trường diều hâu" đối với Bình Nhưỡng.

Giáo sư Park Won-gon nghiên cứu về Triều Tiên tại trường Đại học Nữ Ewha (Hàn Quốc) bình luận: "Thành thật mà nói, không còn nhiều lựa chọn cho Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol, Tổng thống sắp mãn nhiệm Moon Jae-in và thậm chí là cả Tổng thống Mỹ Joe Biden ngoài việc chuyển sang lập trường diều hâu".

Theo Giáo sư Won-gon, từ quan điểm của ông Yoon Suk-yeol, việc tăng cường khả năng răn đe của Hàn Quốc sẽ là điểm đầu tiên nhưng cũng cần phải nghĩ thêm về một mô hình mới trong chính sách đối với Triều Tiên, chẳng hạn như cách Hàn Quốc có thể cùng tồn tại với một Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân.

Cùng với đó, người phát ngôn Kim Eun-hye cho biết thêm rằng, Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol sẽ giữ cam kết về việc bổ sung hệ thống THAAD mặc dù vẫn đang trong "quá trình xem xét".

Để đối phó với các mối đe dọa đang từ Triều Tiên, ông Yoon Suk-yeol dự kiến sẽ cử nghị sĩ Park Jin, người được đồn đoán sẽ là đặc phái viên đến Washington để thảo luận với những người đồng cấp trong tương lai gần.

Tháng 4 tới là thời điểm tập trung nhiều ngày kỷ niệm lớn của Triều Tiên, như kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, 90 năm ngày thành lập quân đội và 10 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Việc thị uy năng lực tên lửa, hạt nhân sẽ giúp nhà lãnh đạo Kim Jong-un gây dựng thành tựu trong mắt người dân trong 10 năm cầm quyền, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.

Một điểm đáng chú ý khác là Triều Tiên chọn phóng ICBM vào đúng lúc tình hình quốc tế đang phức tạp, đặc biệt là Mỹ đang đổ dồn sự quan tâm vào cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine, trong khi ở Hàn Quốc đang trong thời điểm chuyển giao chính quyền.

Việc phóng tên lửa vào thời điểm này có thể nhằm mục đích dò xét mức độ đối phó của chính phủ mới để nắm quyền chủ đạo trong quan hệ liên Triều thời gian tới.

Theo xu hướng này, tờ The Korea Times dự báo, Triều Tiên sẽ tiếp tục có động thái khiêu khích cao độ trong thời gian tới.

Gần đây, Bình Nhưỡng có dấu hiệu khôi phục bãi thử hạt nhân ở xã Punggye (huyện Kilju, tỉnh Bắc Hamgyong) nên không thể loại trừ khả năng nước này có thể nối lại thử nghiệm hạt nhân, đẩy căng thẳng lên cao ngay trước thời điểm Hàn Quốc chuẩn bị ra mắt chính quyền mới.

Triều Tiên thử tên lửa 'quái vật', Mỹ-Hàn 'bắt tay' đánh giá

Triều Tiên thử tên lửa 'quái vật', Mỹ-Hàn 'bắt tay' đánh giá

Các nguồn thạo tin ngày 27/3 cho biết, Hàn Quốc và Mỹ cho rằng Triều Tiên đã ngụy tạo vụ phóng tên lửa đạn đạo ...

Triều Tiên đang chuẩn bị cho cuộc thử hạt nhân lần thứ 7?

Triều Tiên đang chuẩn bị cho cuộc thử hạt nhân lần thứ 7?

Triều Tiên có thể khôi phục đường hầm tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri, chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ 7.

(theo The Korea Times)

Đọc thêm

Đỗ Lê Hải Băng: Danh hiệu quán quân Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa du lịch nhí không phải là may mắn

Đỗ Lê Hải Băng: Danh hiệu quán quân Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa du lịch nhí không phải là may mắn

Sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Đỗ Lê Hải Băng lại yêu thích các chương trình thời trang, biểu diễn nghệ thuật.
Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Tập đoàn công nghiệp của Đức Rheinmetall đã bàn giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine chiếc xe bọc thép chiến đấu Lynx KF41 đầu tiên để thử nghiệm.
Dự báo thời tiết ngày mai (10/1): Bắc Bộ trời rét; nhiều khu vực ngày nắng; Trung Bộ có mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (10/1): Bắc Bộ trời rét; nhiều khu vực ngày nắng; Trung Bộ có mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (10/1) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Cùng Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024 lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng

Cùng Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024 lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng

Thành công của cuộc thi Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024 không thể không nhắc đến vai trò của Chủ tịch Hội đồng cố vấn, Hoa hậu ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại Lào: Nối mạch cho những ‘trái tim’ tạo thêm xung lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại Lào: Nối mạch cho những ‘trái tim’ tạo thêm xung lực

Chuyến thăm Lào của Thủ tướng tiếp tục khẳng định quan điểm, chủ trương của Việt Nam là coi trọng, ưu tiên hàng đầu trong quan hệ hợp tác với ...
Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 10/1/2025

Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 10/1/2025

Thông tin lịch cúp điện tại Trà Vinh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 10/1/2025.
Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Tập đoàn công nghiệp của Đức Rheinmetall đã bàn giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine chiếc xe bọc thép chiến đấu Lynx KF41 đầu tiên để thử nghiệm.
Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến thăm Italy theo lịch trình, chỉ vài giờ trước khi chuyến đi diễn ra.
Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Serbia tuyên bố sẽ đình chỉ một số hợp đồng cung cấp vũ khí với Nga cho đến khi tình hình quốc tế ổn định, thay vào đó sẽ mua vũ khí Trung Quốc.
Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Một diễn biến mới trên chính trường Lebanon có thể khiến gương mặt tiềm năng trở thành tổng thống lãnh đạo đất nước Trung Đông này lộ diện.
Ba Lan đóng cửa một lãnh sự quán ở Nga, ấn định ngày tổng tuyển cử

Ba Lan đóng cửa một lãnh sự quán ở Nga, ấn định ngày tổng tuyển cử

Ba Lan đã đóng cửa lãnh sự quán nước này tại Saint Petersburg của Nga, sau những mâu thuẫn căng thẳng giữa hai nước.
Đấu tranh chống buôn người, Anh ban hành 'cơ chế trừng phạt độc lập' đầu tiên trên thế giới

Đấu tranh chống buôn người, Anh ban hành 'cơ chế trừng phạt độc lập' đầu tiên trên thế giới

Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche, Anh thông báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào tội phạm buôn người.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động