Tròn 6 năm ngày ký thỏa thuận hạt nhân Iran: Tan rồi khó hợp

Lưu Huỳnh
Toan tính về lợi ích và thiếu vắng sự nhượng bộ của Mỹ lẫn Iran khiến kết quả về đối thoại thỏa thuận hạt nhân Iran tưởng rất gần, mà vẫn còn xa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 14/7 đánh dấu 6 năm kể từ khi thỏa thuận hạt nhân Iran, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA), được ký kết. Trong hơn nửa thập niên, văn bản này đã chứng kiến nhiều thăng trầm - từ việc Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận năm 2017, nỗ lực cứu vãn của châu Âu, Tehran khởi động lại chương trình hạt nhân, tới hành trình trở lại bàn đàm phán tại Vienna của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden và Iran dưới thời Tổng thống Hassan Rouhani.

Có lẽ, số “6” không phải là con số may mắn với JCPOA: Sau 6 năm, những gì thỏa thuận này đạt được là không nhiều. Tương tự, sau 6 vòng đối thoại tại Vienna về JCPOA, Mỹ và Iran vẫn chưa thể tìm kiếm sự đồng thuận cuối cùng, trong khi triển vọng về lần gặp gỡ thứ 7 lại chưa rõ ràng.

(7.13) Cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani đều tích cực thúc đẩy đối thoại JCPOA, song toan tính lợi ích và thiếu sự nhượng bộ vẫn là rào cản lớn. (Nguồn: Getty Images)
Cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani đều tích cực thúc đẩy đối thoại JCPOA, song toan tính lợi ích và thiếu sự nhượng bộ vẫn là rào cản lớn. (Nguồn: Getty Images)

Tuy nhiên, Tehran vẫn duy trì thái độ lạc quan. Ngày 12/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh khẳng định rằng việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran đang “dần tới hồi kết”. Thừa nhận rằng còn đó vấn đề chưa được giải quyết, song quan chức này nhấn mạnh đây chỉ là phần nhỏ so với những điều khoản đã được các bên nhất trí.

Song ông cũng đánh giá hành trình tiếp theo là không dễ dàng và mong “các bên còn lại có thể đưa ra lựa chọn, xây dựng thỏa thuận có lợi cho tất cả”. Cụ thể hơn, ông Khatibzadeh khẳng định nếu Mỹ dỡ bỏ cấm vận, Iran sẽ thực hiện các nghĩa vụ ngay khi thỏa thuận cuối cùng được triển khai.

Trong khi đó, Washington lại thận trọng hơn về kết quả của đối thoại. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price khẳng định nước này sẽ không áp hạn chót cho vòng đối thoại thứ 7 và quyền quyết định giờ nằm ở Tehran. Song ông nhấn mạnh, mọi tiến triển về chương trình hạt nhân của Iran sẽ tác động lớn tới quyết định cuối cùng của chính quyền Mỹ với JCPOA.

Các phát biểu trên cho thấy cả Mỹ và Iran đang rơi vào thế “hai con dê qua cầu”.

Một mặt, cả Washington và Tehran đều muốn sớm nối lại JCPOA.

Với nhà lãnh đạo Hassan Rouhani, một thỏa thuận dỡ bỏ cấm vận kinh tế dai dẳng, thay đổi tương tác giữa Tehran và phương Tây, mở ra tương lai mới cho Iran là di sản giúp ông tách mình khỏi người tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad, hay thậm chí là Tổng thống kế nhiệm Ebrahim Raisi.

Ở bên kia, ông chủ Nhà Trắng đứng trước cơ hội để hoàn thành lời hứa đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Đặc biệt, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho rằng JCPOA sẽ là tiền đề xây dựng cho một thỏa thuận mới với điều khoản chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát chương trình hạt nhân Iran.

Tuy nhiên, cả Mỹ và Iran đều nhận định đối thoại Vienna cần đạt kết quả trước khi Tehran có Tổng thống mới vào tháng 8. Bởi lẽ, ngay cả khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh khẳng định chính quyền kế nhiệm sẽ cam kết thực hiện JCPOA, chẳng có gì đảm bảo ông Raisi, chính trị gia bảo thủ có thái độ cứng rắn với Mỹ, sẽ thúc đẩy tiến trình đàm phán thỏa thuận này.

Mặt khác, cả hai duy trì lập trường cứng rắn, quyết không nhượng bộ lợi ích trên bàn đàm phán.

Iran muốn Mỹ dỡ bỏ trừng phạt trước khi thực hiện nghĩa vụ với chương trình hạt nhân. Washington lại yêu cầu Tehran tuân thủ thỏa thuận và tiến hành đánh giá trước khi hủy cấm vận. Mỹ và Iran đều cho rằng chủ động yêu cầu nối lại đối thoại là dấu hiệu của sự nhượng bộ. Do đó, cả hai liên tục đẩy trách nhiệm cho nhau, bởi không ai muốn là người lên tiếng trước.

Điều này khiến đối thoại về JCPOA tại Vienna, dù đã qua 6 vòng, vẫn chưa đạt điều mong muốn. 6 năm sau ngày ký kết, tầm nhìn về thỏa thuận lịch sử, thay đổi cục diện trong quan hệ giữa Tehran và phương Tây, đem lại cái kết “có lợi cho tất cả” vẫn dang dở.

Rất gần, rất xa là vậy.

Vụ làm giàu uranium kim loại: Iran trấn an, nói vì mục đích hòa bình, Mỹ tỏ nguyện vọng

Vụ làm giàu uranium kim loại: Iran trấn an, nói vì mục đích hòa bình, Mỹ tỏ nguyện vọng

Ngày 7/7, Bộ Ngoại giao Iran đã trấn an dư luận quốc tế rằng, Tehran làm giàu uranium kim loại lên mức tinh khiết 20% ...

Giữa những lạc quan về đàm phán hạt nhân Iran, Tehran tạt gáo nước lạnh

Giữa những lạc quan về đàm phán hạt nhân Iran, Tehran tạt gáo nước lạnh

Ngày 6/7, Iran đã thông báo cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về các kế hoạch sản xuất uranium được làm ...

Đọc thêm

Chế độ cho người nghỉ hưu trước tuổi

Chế độ cho người nghỉ hưu trước tuổi

Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định cụ thể chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi.
Cục Cảnh sát giao thông lý giải về tình trạng đèn tín hiệu đột ngột chuyển màu

Cục Cảnh sát giao thông lý giải về tình trạng đèn tín hiệu đột ngột chuyển màu

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết, tại những nút giao có hiện tượng "nhảy đèn", cảnh sát giao thông sẽ không xử phạt.
Quốc gia Đông Nam Á khởi động xây dựng nhà máy điện chạy bằng hydro trị giá 1 tỷ USD

Quốc gia Đông Nam Á khởi động xây dựng nhà máy điện chạy bằng hydro trị giá 1 tỷ USD

Dự kiến nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên tương thích với hydro do PacificLight Power xây dựng tại Singapore sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2029.
Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 5/1/2025

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 5/1/2025

Thông tin lịch cúp điện tại Bến Tre theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/1/2025.
Tạo chuyển biến cho các trung tâm học tập cộng đồng

Tạo chuyển biến cho các trung tâm học tập cộng đồng

Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc ...
Họp báo giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan trước trận đại chiến quyết định ngôi vô địch ASEAN Cup 2024

Họp báo giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan trước trận đại chiến quyết định ngôi vô địch ASEAN Cup 2024

Ngày 4/1, đại diện hai đội tuyển Việt Nam và Thái Lan đã tổ chức họp báo trước thềm trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 ở thủ đô ...
Tên lửa Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp lên đường tới Nga?

Tên lửa Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp lên đường tới Nga?

Nhiều đồn đoán cho rằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp được vận chuyển tới Nga.
Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 3/1, hơn 9 triệu trẻ em Ethiopia không được đến trường do thiên tai, các thảm họa do con người gây ra
Nga 'nhắc nhẹ' một quốc gia NATO về việc viện trợ vũ khí cho Ukraine

Nga 'nhắc nhẹ' một quốc gia NATO về việc viện trợ vũ khí cho Ukraine

Đại sứ Nga tại Hy Lạp cảnh báo Athens không được chuyển giao hệ thống phòng không của Nga cho Ukraine nếu không có sự đồng ý bằng văn bản từ Moscow.
Iran nói ‘sẵn sàng đàm phán ngay lập tức’ với phương Tây về chương trình hạt nhân nếu đạt được một điều

Iran nói ‘sẵn sàng đàm phán ngay lập tức’ với phương Tây về chương trình hạt nhân nếu đạt được một điều

Tổng giám đốc IAEA cho biết Iran đang 'tăng tốc một cách đáng kể' việc làm giàu uranium lên đến mức tinh khiết 60%.
Có gì trong thương vụ vũ khí cuối cùng giữa Mỹ và Israel dưới thời Tổng thống Biden?

Có gì trong thương vụ vũ khí cuối cùng giữa Mỹ và Israel dưới thời Tổng thống Biden?

Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo 'không chính thức' cho Quốc hội nước này về đề xuất mua bán vũ khí trị giá 8 tỷ USD với Israel.
Nguyên nhân máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập sau 10 phút cất cánh

Nguyên nhân máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập sau 10 phút cất cánh

Chiếc máy bay Airbus A321 của hãng Ural Airlines chở 236 hành khách đang trên đường từ sân bay Sharm El-Sheikh đến thành phố Yekaterinburg của Nga.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động