(Trực tuyến) Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi 2019

TGVN. Chiều ngày 9/9, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019, phiên Hợp tác kinh tế: Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Đông - châu Phi, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định quan hệ với các nước Trung Đông - châu Phi luôn được coi trọng đặc biệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019 Đẩy mạnh quan hệ Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi
truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019 Sắp diễn ra hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019”

Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường; Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao thường trú và không thường trú, Lãnh sự danh dự của các quốc gia Trung Đông - châu Phi tại Việt Nam; đại diện một số đối tác phát triển, tổ chức quốc tế lớn; lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cùng đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Trung Đông - châu Phi.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gửi lời chào mừng và hoan nghênh sự hưởng ứng tích cực của các đại diện, đại biện, nhà ngoại giao, doanh nghiệp khu vực Trung Đông – châu Phi nhằm tạo diễn đàn trao đổi thực chất và cởi mở về các biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt, tại Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi 2019” do Bộ Ngoại giao tổ chức.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, sau hơn 30 năm trên con đường đổi mới toàn diện, Việt Nam vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình, duy trì ổn định kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế. Đến nay, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với 189 nước và hình thành mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ thương mại tự do với gần 60 nước, thông qua 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA. Qua đó, Việt Nam khẳng định vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm tại các cơ chế khu vực và quốc tế quan trọng.

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Toàn cảnh Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi 2019

Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực Trung Đông – châu Phi đang được tăng cường khởi nguồn từ khát vọng chung về độc lập. Mối quan hệ này không ngừng được củng cố, vun đắp bằng những tình cảm quý báu của cả hai bên trong thời kỳ đấu tranh chính nghĩa giải phóng dân tộc.

"Bước sang giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước, Việt Nam cùng các nước Trung Đông – châu Phi tiếp tục vượt qua các thách thức chung, nỗ lực mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời bảo vệ những lợi ích chung của các quốc gia đang phát triển trong cộng đồng quốc tế. "Đây chính là những nền tảng và giá trị vững chắc để hai bên trở thành những người bạn thủy chung, son sắt và những đối tác quan trọng của nhau," Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi 2019

Tuy vậy, nhìn vào những vấn đề thực tế, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chỉ ra không ít những thách thức trở ngại trong sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - châu Phi.

Cụ thể, Phó Thủ tướng phân tích, Hai bên còn thiếu thông tin và sự hiểu biết sâu về thị trường, tập quán kinh doanh và hệ thống pháp luật của nhau; Xa cách về địa lý cũng là một trong những khó khăn chính dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao và sự quan tâm chưa đúng mức của các bộ, ngành doanh nghiệp hai bên; Mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại thường trú của mỗi bên còn mỏng, các cơ chế hợp tác song phương hiện còn chưa thực sự phát huy hết vai trò trong thúc đẩy hợp tác kinh tế; Mặt khác, liên kết kinh tế giữa khu vực Trung Đông - châu Phi với khu vực Đông Nam Á nói chung và với Việt Nam nói riêng còn hạn chế. Mặc dù là một nền kinh tế mở với 16 FTA, nhưng đến nay Việt Nam chưa ký kết FTA với bất kỳ nước nào trong khu vực.

Vì vậy, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, Hội nghị là một trong những bước quan trọng để xác định những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và hiện thực hoá những lợi thế, tiềm năng và tầm nhìn về sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi.


Phiên thảo luận: Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Việt Nam - Trung Đông - châu Phi: Thuận lợi và khó khăn.

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi 2019. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đề cập đến tiềm năng đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi, theo đó, trong năm 2018, kinh tế Việt Nam đã có sự nỗ lực đáng kể, khẳng định được vai trò trên trường quốc tế, là điểm đến thu hút các nhà đầu tư.

Về thương mại, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Thương mại Việt Nam có những đột phá đáng khích lệ. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại quan trọng, điển hình như hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, Hiệp định EVFTA vào tháng 6 vừa qua, hiệp định CPTPP... Từ đó, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam khẳng định vị thế, gia nhập và tiếp cận với nhiều thị trường lớn trên thế giới, thu hút đầu tư từ nước ngoài và ổn định phát triển kinh tế thông qua các dự án đầu tư.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ thương mại, ngoại giao với các nước trên thế giới và khu vực Trung Đông – châu Phi cũng không phải ngoại lệ. Trong những năm gần đây, các quốc gia Trung Đông – châu Phi và Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong năm 2018, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12%, trong đó, Việt Nam xuất khẩu được 11,7 tỷ USD. Hai bên đã tích cực trao đổi nông nghiệp, viễn thông...

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, riêng 7 tháng đầu năm 2019 đã có 25 quốc gia đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 207 triệu USD. Trung Đông và châu Phi là khu vực thị trường rộng lớn với tổng dân số là hơn 1,5 tỷ người. Đây là yếu tố tiềm năng và thế mạnh có thể thúc đẩy hợp tác phát triển giữa hai bên.

Bên cạnh đó, khu vực Trung Đông – châu Phi cũng có những thay đổi trong những năm gần đây, đặc biệt là những thay đổi gia tăng mảng tiêu dùng. Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước Trung Đông – châu Phi có tính chất bổ sung cho nhau. Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang khu vực này các mặt hàng như điện thoại, linh kiện điện tử, mặt hàng may mặc, dày dép, máy vi tính, sản phẩm điện, cao su, sắt thép, hàng thủ công mỹ nghệ... Ngược lại, Việt Nam cũng cần nhập khẩu từ khu vực Trung Đông – châu Phi các mặt hàng như dầu thô, khí đốt hóa dẻo, kim loại thường, khí đốt, phân bón, thức ăn gia súc, hóa chất, thức ăn gia súc,...

Khẳng định, Việt Nam và các nước Trung Đông – châu Phi là đối tác thương mại quan trọng, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng hy vọng Hội nghị là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai bên có thể phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, chính phủ để cùng tháo gỡ những khó khăn, có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng, khai thác tốt những cơ hội hợp tác giữa hai bên.


Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy khẳng định sự tin trở thành đối tác, điểm đến hấp dẫn của các đối tác đến từ khu vực Trung Đông - châu Phi.

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy cho biết, tỉnh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, phù hợp để phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, với kết cấu hạ tầng thuận lợi, với 5 tuyến đường quốc lộ, 1 tuyến đường cao tốc và 1 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua, Yên Bái là một trong những điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

“Không chỉ có tài nguyên đất phong phú, với 85% trong tổng số 6900 km2 là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, Yên Bái còn là địa phương có tài nguyên khoáng sản dồi dào, trong đó khoáng sản có trữ lượng lớn nhất và giá trị lớn nhất là đá vôi trắng. Ngoài ra Yên Bái có tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt trong đó là loại hình du lịch văn hoá, du lịch thiên nhiên, du lịch kết hợp khám phá các danh thắng,” Chủ tịch tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch Đỗ Đức Duy cho rằng, Yên Bái có 10 sản phẩm chủ lực hiện nay, trong đó có quế, chè đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Đông – châu Phi. Trong khi đó, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Yên Bái là khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản; tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông – lâm sản, đặc biệt là chế biến gỗ rừng trồng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp đặc sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xâu dựng; và công nghiệp sản xuất điện.

Giới thiệu về các dự án FDI và ODA của tỉnh, Chủ tịch Đỗ Đức Duy cho biết, Yên Bái hiện có 25 dự án FDI đang thực hiện với tổng vốn đăng kí 405 triệu USD, trong đó có 1 dự án đến từ khu vực Trung Đông – châu Phi của nhà đầu tư Qatar. Đối với 14 dự án ODA, có 1 dự án phát triển hạ tầng giao thông đến từ quỹ Saudi Arabia của khu vực Trung Đông – châu Phi, với tổng mức đầu tư là hơn 11 triệu USD.

Trong hợp tác với các nước Trung Đông – châu Phi, Chủ tịch tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, tỉnh luôn tự tin trở thành điểm đến hấp dẫn với 9 thế mạnh sẵn có, bao gồm: Thế mạnh về giao thông, nằm ở vị trí chiến lược của khu vực trung du miền núi phía Bắc, là trung tâm của vùng, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Hai là khả năng tiếp cận giao thông thuận tiện, chỉ mất 1h30 phút đường bộ từ Hà Nội đến Yên Bái; Ba là tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản,…; Bốn là, sở hữu 10 sản phẩm nông – lâm nghiệp chủ lực, có thể sản xuất trên quy mô lớn với giá trị cao.

Thứ năm, Yên Bái có điều kiện về môi trường cũng như khí hậu thuận lợi để phát triển công nghệ cao và các ngành công nghiệp ứng dụng khác; Sáu là nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí thuê nhân công rẻ. Bảy là chi phí thuê đất, thuê cơ sở hạ tầng ở Yên Bái thấp hơn so với các khu vực khác; Tám là các chính sách hỗ trợ về thuế và đem lại nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư; Cuối cùng, Yên Bái xác định luôn luôn đồng hành với các nhà đầu tư, nên có rất nhiều chính sách để hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, phát triển các dự án tại địa phương.


Bà Dương Thị Bích Diệp Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lavifood cho biết, bà đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Đông – châu Phi. Đây là thị trường có tiềm năng lớn, thậm chí có thể mang đến những bước đột phá đối với các sản phẩm của Lavifood nói riêng và nông sản Việt nói chung.

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Bà Dương Thị Bích Diệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Lavifood phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bà Dương Thị Bích Diệp cho biết, có mặt tại 30 quốc gia trên toàn thế giới, trước đây, các sản phẩm của Lavifood thường tập trung đến các thị trường Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Trung Quốc... Tuy nhiên, thời gian qua, Lavifood đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Đông – châu Phi.

Hiện tại, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 69/70 quốc gia khu vực Trung Đông – châu Phi và quan hệ thương mại hai bên sâu rộng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng để xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia Trung Đông – châu Phi.

Giới thiệu về Lavifood, bà Diệp cho biết Lavifood là doanh nghiệp chuyên sơ chế, sản xuất, chế biến và xuất khẩu các loại trái cây rau củ, nông sản chất lượng cao của Việt Nam đến thị trường toàn cầu. Năm 2019, Lavifood dự kiến sẽ vận hành nhà máy thứ hai tại tỉnh Tây Ninh. Đây là nhà máy được xây dựng trên khu đất có diện tích gần 15ha và tổng số vốn đầu tư lên đến 1.780 tỷ đồng. Đây cũng là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và vận hành.

Trong năm 2019, Lavifood đã đạt chứng nhận halad, yếu tố quyết định việc tiếp cận thị trưởng Trung Đông – châu Phi. Điều này cho phép Lavifood xuất khẩu xoài đông lạnh sang thị trường Trung Đông, đây là tín hiệu tích cực cho nông sản Việt tại thị trường này. Theo bà Bích Diệp, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm không chỉ ở nhà máy, mà việc kiểm soát các nguyên liệu đầu vào cũng là một yếu tố quan trọng trong xuất khẩu nông sản.

Bà Diệp cũng cho biết, xu hướng của khu vực Trung Đông – châu Phi là sử dụng các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, vì vậy, Lavifood hoàn toàn tự tin khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này.

Tại phiên thảo luận bà Bích Diệp bày tỏ mong muốn, thông qua các cơ quan chính phủ, Lavifood nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có thể tiếp cận được thông tin về thị trường quốc tế. Ngoài ra, Phó Giám đốc Lavifood mong rằng, các cơ quan chính phủ sẽ xây dựng được hành lang pháp lý, các hiệp định thương mại có lợi cho doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để doanh nghiệp Việt có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, gặp gỡ và tiếp cận với các nhà nhập khẩu lớn ở khu vực Trung Đông – châu Phi.


Ông Nguyễn Cao Lợi - Phó Giám đốc tài chính Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel cho biết, mặc dù thị trường của Viettel đã được mở rộng trong thời gian qua, song các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường Trung Đông – châu Phi, đặc biệt là tại Burundi và Mozambique, vẫn gặp một số khó khăn nhất định.

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Ông Nguyễn Cao Lợi, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế Viettel-Tập đoàn Viettel. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ông Nguyễn Cao Lợi cho biết, thành lập từ ngày 24/10/2007, Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel là nhà đầu tư viễn thông quốc tế lớn nhất Việt Nam. Sau 10 năm thành lập, Viettel đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động đầu tư vào các dự án viễn thông tại thị trường nước ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô thị trường đối với hoạt động nghiên cứu, sản xuất. Viettel đã có hoạt động kinh doanh tại 10 quốc gia, bao gồm Campuchia, Lào, Mozambique, Haiti, Đông Timor, Cameroon, Peru, Tanzania, Burundi và Myanmar. Hiện nay, Viettel nằm trong top 30 công ty viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới.

Ông Nguyễn Cao Lợi cho biết, tỷ giá thực tế giao dịch trên thị trường Burundi thường cao hơn mức tỷ giá niêm yết trên hệ thống các ngân hàng thương mại. “Việc giao dịch với các tỷ giá này gây khó khăn trong việc ghi nhận chi phí của Lumitel, do không có văn bản chính thống quy định rõ ràng. Thêm vào đó, mỗi khi phát sinh giao dịch bằng tiền USD, Lumitel ngay lập tức hiện thực hóa khoản chênh lệch giữa 2 loại tỷ giá và phát sinh chi phí lỗ chênh lệch tỷ giá.” Do vậy, ông Nguyễn Cao Lợi nhận định, khoảng cách lớn giữa 2 loại tỷ giá đã làm tăng đáng kể chi phí, ảnh hưởng trực tiếp giảm lợi nhuận hàng năm của Lumitel.

Thông qua hội nghị lần này, Phó Giám đốc Tài chính của Viettel mạnh dạn đề xuất Chính phủ Burundi xây dựng một thị trường liên ngân hàng hoặc liên các tổ chức tài chính nhằm tạo ra môi trường minh bạch để giao dịch, bên cạnh kênh giao dịch và tỷ giá từ Ngân hàng trung ương.

Trong khi đó, tại Mozambique, Viettel lại gặp khó khăn trong việc trả nợ công cho đối tác nước ngoài tại quốc gia châu Phi này. Lý giải về nguyên nhân, Phó Giám đốc Nguyễn Cao Lợi cho rằng: “Nguồn USD có thể mua trên thị trường Mozambique tương đối ít. Dự trữ ngoại hối của Mozambique không cao, trong khi Ngân hàng trung ương không còn nhiều dư địa để can thiệp thị trường ngoại hối.”

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Cao Lợi cho rằng, thủ tục đăng kí của Mozambique khá chậm, tốn nhiều thời gian trong quá trình thực hiện cũng là một trong những khó khăn của Movitel, đặc biệt là thủ tục đăng ký với ngân hàng trung ương và hải quan để trả tiền cho Viettel đối với các hàng hóa, thiết bị nhập khẩu để triển khai mạng lưới từ những năm đầu của dự án.

Về phương hướng thực hiện trong thời gian tới, ông Nguyễn Cao Lợi đề xuất Chính phủ và Ngân hàng trung ương Mozambique tạo điều kiện hỗ trợ Movitel triển khai thực hiện các phương án tìm kiếm nguồn ngoại tệ đảm bảo thanh toán các khoản công nợ kịp thời. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Cao Lợi cũng bày tỏ hy vọng, giới chức Mozambique sẽ tạo điều kiện để Movitel giảm các thủ tục đăng ký lại hồ sợ nhập khẩu các hàng hóa, thiết bị đã nhập khẩu trên 2 năm, cho phép Movitel thanh toán ngay công nợ cho các đối tác, khi đã cung cấp đủ hồ sơ nhập khẩu cho ngân hàng thương mại về các hợp đồng mua bán vật tư thiết bị hàng hóa để thực hiện dự án.


Bà Phan Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Trung tâm Tác nghiệp tài trợ thương mại Ngân hàng BIDV nhận định, khu vực Trung Đông – châu Phi là đối tác lớn của Việt Nam, đặc biệt là các quốc gia như: UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Kuwait, Israel, Saudia Arabia, Nam Phi, Ai Cập, Ghana, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Algeria, Angola... đặc biệt với những mặt hàng xuất nhập khẩu chính như điều, gạo, cà phê, chè, thủy hải sản, rau quả, dầu mỏ, khí đốt, hóa chất, chất dẻo, phân bón, thức ăn gia súc, nguyên liệu thô như điều, bông, gỗ, đồng,...

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Bà Phan Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại Ngân hàng BIDV phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bà Thanh Nhàn cho biết, BIDV có 190 chi nhánh trong nước, 1 chi nhánh nước ngoài, 2 đơn vị trực thuộc, 2 văn phòng đại diện tại Việt Nam và 13 công ty con. BIDV còn có hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới. Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, BIDV có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. BIDV có xu hướng sử dụng phương thức thanh toán quốc tế trên thế giới. Các phương thức thanh toán chủ yếu của BIDV là: Chuyển tiền, thư tín dụng, nhờ thu. Vì vậy, BIDV cũng thường xuyên giao dịch với thị trường Trung Đông – châu Phi.

Nói về thực trạng thanh toán trong giao dịch thương mại tại thị trường Trung Đông – châu Phi và đặc điểm thanh toán chủ yếu tại các thị trường này, bà Thanh Nhàn nhận định, phương thức thanh toán chuyển tiền trực tiếp, nhờ thu, ít mở. Hàng hóa tại thị trường này thường yêu cầu nghiêm ngặt về đóng gói, thị hiếu và tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm,... Bên cạnh đó, doanh nghiệp tại thị trường Trung Đông – châu Phi thường yêu cầu có chứng từ, chứng nhận nghiêm ngặt về bao bì, chất lượng sản phẩm, nhãn mác, ký hiệu hàng hóa, thông tin sản phẩm,... Chẳng hạn, ngoài giấy chứng nhận Halal đối với các sản phẩm thực phẩm, thủy sản nhập khẩu, các nước Trung Đông thường yêu cầu giấy chứng nhận về tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng, nhãn mác,... do Tổ chức Tiêu chuẩn và đo lường vùng Vịnh (GSMO) cấp.

Với đối tác ở châu Phi, bà Thanh Nhàn nhận thấy, đây thường là các đối tác mới, có tiềm năng lớn nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro gian lận, lừa đảo. Các ngân hàng ở châu Phi có tốc độ phản hồi, hỗ trợ còn chậm. Triển vọng ngành Ngân hàng châu Phi được dự báo ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Để đảm bảo chứng từ thanh toán, Giám đốc Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại Ngân hàng BIDV đưa lời khuyên, doanh nghiệp Việt cần phải đảm bảo lô hàng xuất khẩu có trường hợp phải chuyển đến cơ quan đại diện ngoại giao nước mua để chứng thực (không được khuyến khích sử dụng theo thông lệ thanh toán).


Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, theo kinh nghiệm triển khai xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước Trung Đông - châu Phi trong những năm vừa qua, Hapro nhận thấy đây là thị trường có nhiều thuận lợi với hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung.

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hapro phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phó Tổng Giám đốc Hapro cho biết, phấn đấu đến năm 2030, thị trường xuất nhập khẩu của Tổng công ty mở rộng đến trên 100 nước và khu vực trên thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đạt tối thiểu 1 tỷ USD. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Hapro hướng tới mục tiêu là một trong các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Hapro đã có sự kết nối giao thương chặt chẽ, hiệu quả, khẳng định được uy tín trong việc xây dựng, duy trì, phát triển các mối quan hệ và kinh doanh với các đối tác, bạn hàng tại nước ngoài.

Đặc biệt, tại thị trường Trung Đông - châu Phi, Tổng công ty đã có những mối quan hệ lâu dài ngay từ những năm đầu thành lập. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty tại thị trường Trung Đông - châu Phi bao gồm: hạt điều, tiêu, gạo, cà phê, tinh bột sắn, quế, cơm dừa, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ,... chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty, do đó Hapro luôn xác định đây là một trong những khu vực thị trường truyền thống, quan trọng, giàu tiềm năng.

Tuy nhiên, ông Vượng cho biết, việc xuất khẩu vào thị trường khu vực Trung Đông – châu Phi cũng còn gặp phải một số khó khăn: Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua hàng trả chậm; các ngân hàng Thương mại tại Việt Nam và châu Phi chưa thiết lập quan hệ đại lý nên dẫn đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền làm phát sinh chi phí do phải thông qua ngân hàng quốc tế; Thói quen tiêu dùng và tập quán kinh doanh của các doanh nghiêp khu vực Trung Đông – châu phi khác rất nhiều so với Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác, đặc biệt là tại các nước khu vực châu Phi. Vì vậy, để tránh rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu qua các công ty trung gian quốc tế, dẫn đến giá cả hàng xuất khẩu của Việt Nam bị tăng lên, giảm tính cạnh tranh tại thị trường này.

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

Để phát huy thế mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, khai thác được tốt tiềm năng thị trường các nước Trung Đông – châu Phi, Phó Tổng Giám đốc Hapro bày tỏ, các Đại sứ Việt Nam tại các nước Khu vực Trung Đông – châu Phi, các cơ quan đại diện thương mại tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình kinh tế, xu hướng, các chính sách phát triển kinh tế, đầu tư của nước sở tại, thông tin thị trường, tập quán kinh doanh, tập quán tiêu dùng…tại các nước trong khu vực; Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hóa tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu; Hỗ trợ quảng bá thương hiệu, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường nước bạn; Hỗ trợ mời các đoàn khách nước ngoài quan tâm hợp tác trong những lĩnh vực phù hơp đến thăm và làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam để tìm hiểu các cơ hội hợp tác,...

Bên cạnh sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, ông Vượng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác khảo sát thị trường, phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường. Từ đó, góp phần xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường các nước khu vực Trung Đông – châu Phi.


Trước khi bước vào phiên thảo luận, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng các vị đại biểu tham gia khu trưng bày các sản phẩm đặc sắc từ các địa phương và các nước trong khu vực Trung Đông - châu Phi.

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm các gian hàng. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và các vị đại biểu thăm các gian hàng. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và các vị đại biểu thăm gian hàng của Hãng Hàng không VietJet. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trả lời TG&VN, trước thềm Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường cũng cho biết, việc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các quốc gia Trung Đông - châu Phi luôn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cho biết, nhằm góp phần phát triển quan hệ Việt Nam với các nước Trung Đông - châu Phi giai đoạn 2016 – 2025, việc lần đầu tiên Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị về vấn đề khu vực này cho thấy Việt Nam đánh giá cao vai trò và những đóng góp hết sức quan trọng của hệ thống các Cơ quan đại diện ngoại giao thường trú và không thường trú của các quốc gia Trung Đông – châu Phi tại Việt Nam, các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế trong việc không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp nêu trên.

Với tinh thần đó, Hội nghị được tổ chức với mục đích tăng cường phát huy hơn nữa vai trò của mạng lưới các Cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia Trung Đông – châu Phi thường trú và không thường trú tại Việt Nam; tăng cường kết nối, tạo diễn đàn đối ngoại, trao đổi trực tiếp giữa các Cơ quan đại diện ngoại giao khu vực với các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam về các biện pháp cụ thể thúc đẩy hơn nữa hợp tác nhiều mặt giữa hai bên, nhất là về kinh tế.

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019 (Trực tuyến) Khai mạc Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019

TGVN. Sáng ngày 9/9, Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019 đã chính thức khai mạc tại ...

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019 Chương trình trực tuyến: Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi 2019

TGVN. Sáng 9/9, tại Hà Nội, bên lề Hội nghị gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi, Báo Thế giới & Việt ...

truc tuyen pho thu tuong pham binh minh phat bieu chi dao hoi nghi gap mat dai su cac nuoc trung dong chau phi 2019 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đón, hội đàm với Đại diện cấp cao EU Federica Mogherini

TGVN. Sáng nay (5/8), tại Nhà khách Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đón và hội đàm ...

Nhóm PV Báo TG&VN

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir Starmer.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Chính sách thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về chi phí sản xuất và lạm phát trong nước.
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động