TIN LIÊN QUAN | |
Báo chí phải “làm mới mình” để đồng hành cùng doanh nghiệp | |
Việt Nam chủ động chuyển mình hội nhập |
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại v.v. mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước. Hiệp định được ký kết giữa 11 nước thành viên với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 đến nay, bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, xu hướng bảo hộ mậu dịch đã nổi lên ở không ít khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam thuộc nhóm nước vẫn kiên định thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mà kết quả rõ rệt nhất là việc đàm phán và ký kết các Hiệp Thương mại Tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định CPTPP. Cam kết trên đã góp phần không nhỏ để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng theo hướng hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế khu vực và toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết, kết thúc đàm phán và đang tiến hành đàm phán 17 FTA với nhiều đối tác thương mại hàng đầu. Trong số các FTA này đã có 11 FTA có hiệu lực và đi vào thực thi, đem lại những lợi ích to lớn cho hoạt động xuất khẩu, đầu tư cũng như góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước.
Bà Võ Thị Tuyết Hà, Phó Giám đốc, Công ty TNHH Phát triển khoa học Quốc tế Trường Sinh cho rằng, để cùng tháo gỡ khó khăn trong việc thực thi các cam kết FTA, đặc biệt là cam kết trong CPTPP, các doanh nghiệp trong nhóm ngành Nông nghiệp chế biến có thể hợp tác với nhau chặt chẽ để tiến trình hội nhập thành công.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc sản xuất, kinh doanh các chế phẩm từ thảo dược phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản, bà Hà cho rằng, các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược thân thiện với môi trường là một hướng đi phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo bà Hà, thời gian qua, công ty cũng đã triển khai các hoạt động nhằm chứng nhận sở hữu trí tuệ sản phẩm, đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng để phù hợp với thị trường Việt Nam và thế giới. Đó cũng chính là lợi thế cạnh tranh của công ty trong quá trình hội nhập, tăng cường xuất khẩu.
Bà Hà cũng chia sẻ, để đón đầu các cơ hội từ hiệp định thương mại tự do, công ty Trường Sinh cũng đã tìm hiểu các thông tin liên quan đến hiệp định CPTPP nói riêng và các FTA khác nói chung để giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thị trường các nước cùng tham gia hiệp định, giảm thuế xuất, gúp cho sản phẩm của công ty dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng nước ngooài. Ngoài ra, công ty cũng đã thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ trang trại đến sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Trao đổi bên lề Tọa đàm, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, thời gian qua, ngành Dệt may Việt Nam có sự phát triển rất đáng ghi nhận. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng nhấn mạnh vai trò của Bộ Công Thương trong việc tạo động lực, đưa ngành phát triển bền vững, tăng trưởng ngày càng cao.
Cũng theo ông Giang, ngoài sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp thì vai trò của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng rất đáng ghi nhận. Ông Giang cho biết, năm 2016 - 2018, Hiệp hội đã cùng với các cơ quan quản lý nhà nước chủ động trong định hướng cho các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường nước ngoài và phát triển đầu tư bền vững; đưa ra các luồng thông tin tốt nhất cho các doanh nghiệp tiếp cận đầu tư, các giải pháp để đưa các sản phẩm dệt may Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu.
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam trao đổi tại Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Bên cạnh đó, Hi hội cũng tổ chức các hội thảo để đào tạo cán bộ về đánh giá nguồn gốc xuất sứ sản phẩm; giúp doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế ở nước ngoài như Mỹ, pháp, Nga, Trung Quốc, là kênh để các doanh nghiệp tìm đến thị trường một cách hiệu quả, thực chất.
Ông Giang cũng chia sẻ thêm, Hiệp hội còn giúp doanh nghiệp xây dựng các giải pháp về đầu tư, xây dựng các mô hình, tham quan các doanh nghiệp nước ngooài để học hỏi và phát triển thị trường.
Tại tọa đàm, trao đổi về những lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục xúc tiến thuơng mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ quảng bá hình ảnh sản phẩm một cách hiệu quả dưới nhiều góc độ khác nhau.
Liên quan đến CPTPP, theo ông Phú, hoạt động quảng bá thương hiệu Việt Nam cần ưu tiên trên các thị trường trọng điểm trong những ngành hàng trọng điểm. “CPTPP có hiệu lực sẽ là thị trường trọng điểm trong xuất khẩu, và Chính phủ, các hiệp hội và doanh nghiệp sẽ tập trung ưu tiên quảng bá sản phẩm trên các thị trường này”, ông Phú nhận định.
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục xúc tiến thuơng mại (Bộ Công Thương). (Ảnh: Tuấn Anh) |
Ông Phú cũng cho rằng, thông qua chương trình Thương hiệu quốc gia, sự phối hợp của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ để quảng bá trực tiếp sản phẩm tại thị thường xuất khẩu trọng điểm, nhất là khu vực CPTPP.
Đứng trước những cơ hội đó, ông Phú nhấn mạnh, cơ hội đặt ra trên thị trường CPTPP là rất lớn nhưng doanh nghiệp cần tận dụng tối đa những lợi thế như công nghệ thông tin, thương mại diện tử, tăng khả năng kết nối với khách hàng, với nhà môi giới, nhà tư vấn, đa dạng hóa hình thức xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương và các đơn vị khác chủ trì để quảng bá và mở rộng thị trường.
Ban hành Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, với tinh thần khẩn trương xây dựng văn bản nội luật hóa nhằm thực hiện các cam ... |
CPTPP bắt đầu “hà hơi” vào thương mại quốc tế Sau nhiều vòng đàm phán kéo dài, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực vào ... |
Từ 14/1, CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam Với những cam kết mang tính toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái ... |