Trung Đông, châu Phi: Không chỉ lo Ebola hay Corona!

TGVN. Các thảm họa gần đây như vụ nổ ở Beirut, tràn dầu và đại dịch châu chấu khiến khu vực Trung Đông - châu Phi đứng trước nguy cơ khủng hoảng nhiều mặt. Nỗi lo không chỉ đến từ virus corona hay Ebola.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Cháy rừng ở California: Hàng trăm ngàn người phải sơ tán, Tổng thống Mỹ phê duyệt tuyên bố thảm họa
Vụ nổ ở Beirut: Thêm tình tiết mới, thảm họa khiến hơn 6.500 người thương vong không còn đơn thuần là vụ tại nạn?
4202-africa-food-crisis-1170x500-71369-700x450
Khu vực Trung Đông-châu Phi đang đứng trước nguy cơ thảm họa khôn lường. (Nguồn: Oxfam)

Các thảm họa gần đây ở một số nước Trung Đông-châu Phi, nhất là Lebanon, Mauritius và một số nước đã đẩy các quốc gia vốn đang gặp khó khăn chồng chất do bất ổn chính trị, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đến bờ vực của khủng hoảng về kinh tế, xã hội, nhân đạo và thậm chí về môi trường và sức khỏe của người dân.

Hồi chuông cảnh báo

Vụ nổ kho chứa 2.750 tấn amonium nitrate tại cảng Beirut, Lebanon ngày 4/8 làm ít nhất 177 người thiệt mạng, hơn 6.000 người bị thương, nhiều tòa nhà ở các khu vực gần cảng bị hư hỏng và ước tính gây thiệt hại từ 10 - 15 tỷ USD.

Thị trưởng Beirut nói rằng vụ nổ là một “thảm họa quốc gia” cỡ Hiroshima. Mặc dù nguyên nhân vụ nổ vẫn đang được điều tra song các kết quả sơ bộ cho thấy việc lơ là quản lý kho chứa vật liệu có nguy cơ cháy nổ cao ở cảng Beirut trong nhiều năm qua là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ nổ trên. Đây thực sự là bài học cho những cảnh báo an toàn được báo trước nhưng không được giải quyết.

Vụ nổ trên đã giáng thêm đòn chí mạng vào Lebanon khi nước này đang trong khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng kéo dài, là “giọt nước tràn ly”, làm bùng nổ các cuộc biểu tình quy mô lớn chống Chính phủ và buộc Chính phủ của Thủ tướng Hassan Diab phải từ chức.

Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng toàn diện hiện nay là sự thất bại của các chính phủ trong điều hành kinh tế. Việc nội bộ chia rẽ sâu sắc và nhiều nước có vai trò tại Lebanon muốn lợi dụng bất ổn để gia tăng ảnh hưởng khiến tình hình an ninh - chính trị nước này thêm bế tắc. Rõ ràng, từ thảm họa xã hội dẫn đến thảm họa chính trị là không xa.

Ngày 16/8, tàu chở dầu MV Wakashio thuộc hãng tàu Nagashiki Shipping của Nhật Bản, đã bị vỡ đôi trên biển Mauritius, làm rò rỉ khoảng 1.000 tấn dầu nhiên liệu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái trên biển Ấn Độ Dương. Con tàu trên đã bị mắc cạn tại rạn san hô ở phía Pointe d’Esny vào ngày 25/7 khi đang trên đường từ Trung Quốc đến Brazil. Mặc dù Liên hợp quốc, Nhật Bản, Pháp đã gửi thiết bị và chuyên gia đến hỗ trợ giúp ngăn chặn sự cố nhưng kịch bản tồi tệ nhất vẫn xảy ra. Đây được xem là thảm họa sinh thái tồi tệ nhất của Mauritius.

Mauritius là một quốc đảo nằm ngoài khơi Ấn Độ Dương, với số dân hơn 1,2 triệu người, nổi tiếng với bãi biển đẹp, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch, mỗi năm đón khoảng 1,3 triệu lượt du khách. Tính riêng năm 2019, du lịch đã mang lại cho quốc gia này 1,6 tỷ USD. Tuy nhiên, vụ tai nạn tàu trên được đánh giá sẽ ảnh hưởng lâu dài và tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch cũng như nền kinh tế của Mauritius.

“Bom hẹn giờ” trên biển Đỏ

Tuy chưa xảy ra nhưng tàu chứa dầu FSO Safer được ví như “bom hẹn giờ” trên biển Đỏ, đang tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về thảm họa môi trường. Safer từng là kho chứa dầu chính của Yemen từ năm 1988, neo đậu cách thành phố cảng Hodeihah 50 km về phía Tây Bắc. Do cuộc nội chiến, khi lực lượng Houthi giành quyền kiểm soát thủ đô Sanaa và khu vực phía Bắc, con tàu đã rơi vào sự kiểm soát của lực lượng này từ năm 2015 đến nay.

4550-130720-tau-cho-dau-yemen-1
Con tàu chở 150.000 tấn dầu được kiểm soát bởi lực lượng Houthi. (Nguồn: AP)

Tàu chở dầu FSO Safer chứa hơn một triệu thùng và đang trở thành đối tượng tranh chấp quyền sở hữu giữa lực lượng Houthi và Chính phủ Yemen được quốc tế công nhận. Lực lượng Houthi không thể bán dầu trên tàu do đang chịu lệnh trừng phạt quốc tế và nhằm đáp trả, lực lượng này không cho phép Liên hợp quốc (LHQ) gửi thanh sát viên đến hiện trường kiểm tra thực tế.

Sau 5 năm neo đậu và thiếu sự bảo dưỡng cần thiết, con tàu đã xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí gần đây nước biển đã tràn vào khoang máy, có nguy cơ gây nổ, chìm tàu. Bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường của LHQ, trong cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ gần đây đã cảnh báo về thảm họa môi trường nghiêm trọng nếu tàu bị chìm.

Nếu sự cố trên trở thành hiện thực, con tàu này có nguy cơ tạo ra một khu vực tràn dầu rộng gấp 4 lần thảm họa của tàu chở dầu Exxon năm 1989 trên vùng biển ngoài khơi Alaska, Mỹ. Một vụ tràn dầu như vậy sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Yemen cũng như phá hủy một trong những kho dự trữ đa dạng sinh học quan trọng nhất trên thế giới. Bà Andersen nhấn mạnh: “Thời gian không còn nhiều để chúng ta phối hợp hành động, nhằm ngăn chặn hậu quả thảm khốc về môi trường, kinh tế và nhân đạo sắp xảy ra”.

Nếu như cảnh báo về thảm họa của tàu FSO Safer không sớm được khắc phục, hậu quả sẽ rất khôn lường, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đất nước Yemen hiện đang kiệt quệ do chiến tranh, đói nghèo và dịch bệnh mà còn ảnh hưởng tới khu vực môi trường sinh thái và tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy các tuyến hàng hải quan trọng toàn cầu trên Biển Đỏ.

Đại dịch châu chấu

Dịch châu chấu sa mạc bắt nguồn từ giữa năm 2019 ở khu vực Trung Đông, sau đó bùng phát và lan rộng ra nhiều nước châu Phi (Ethiopia, Somalia, Kenya, Uganda, Tanzania, Nam Sudan...) và cả một số nước ở Tây Á và Nam Á. Từ đầu năm 2020, những đàn châu chấu phát triển nhanh bất thường tại một số nước Trung Đông như Ai Cập, Saudi Arabia và khu vực Đông Phi, sau đó lan sang Nam Á (Pakistan, Ấn Độ) và nhiều vùng ở Trung Quốc (Vân Nam, Tứ Xuyên, khu tự trị dân tộc Choang).

4252-fa9a147025e7f45b51bc4ac0eaf7d495
Nhiều nhận định cho rằng chính châu chấu chứ không phải là Covid-19 mới là đại dịch nguy hiểm tại châu Phi. (Nguồn: FAO)

Trong suốt thời gian qua, Đông Phi đã phải hứng chịu những đợt “sóng thần châu chấu” với số lượng kỷ lục chưa từng thấy, lên tới hơn 200 tỷ con. Đây được coi là đại dịch châu chấu lớn nhất trong 70 năm qua tại Đông Phi. Thậm chí nhiều nhận định còn cho rằng chính châu chấu chứ không phải là Covid-19 mới là đại dịch nguy hiểm tại châu Phi.

Theo Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính khiến châu chấu dễ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn như vậy. Ngoài ra, do sự lơ là và thiếu quyết liệt của chính phủ một số nước châu Phi trong việc diệt côn trùng khiến dịch bùng phát nghiêm trọng hơn.

Đại dịch lần này gây hại nghiêm trọng cho các quốc gia liên quan, được xem là thảm họa tồi tệ nhất trong 25 năm qua. Theo FAO, nếu không được kiểm soát, sẽ có tới 60 quốc gia bị ảnh hưởng, 1/5 diện tích hoa màu, đồng cỏ trên thế giới bị tàn phá, đe dọa an ninh lương thực cho hàng trăm triệu người. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng nếu nạn châu chấu không được điểm soát, thiệt hại có thể lên tới 8,5 tỷ USD vào cuối năm nay.

Ngày 8/2, phát biểu bên lề phiên họp thường kỳ lần thứ 33 của Hội đồng điều hành Liên minh châu Phi, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết các đàn châu chấu đang gây ra những tác động tiêu cực tới nhiều vùng ở châu Phi và kêu gọi tăng cường các nỗ lực quốc tế để đối phó với nạn dịch châu chấu.

Để đối phó, Kenya, Somalia, Ethiopia đã ban bố tình trạng khẩn cấp; Uganda, Tanzania, Eritrea nâng cảnh báo lên mức nguy hiểm đối với hoa màu nông nghiệp; Ấn Độ triển khai phun hóa chất diệt côn trùng; Trung Quốc đẩy mạnh các biện pháp ngăn ngừa và diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng…

Trước tình hình diễn biến phức tạp và đề phòng khả năng thâm nhập vào Việt Nam tuy không cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có đề xuất kế hoạch ứng phó với nạn châu chấu, theo đó tăng cường các biện pháp giám sát, rà soát nguồn thuốc dự trữ quốc gia… để không bị động trước nạn dịch.

Vụ nổ ở Beirut: Thảm họa được báo trước

Vụ nổ ở Beirut: Thảm họa được báo trước

TGVN. Hai vụ nổ lớn tại thủ đô Beirut (Lebanon) đã khiến phần lớn thành phố được mệnh danh là “Paris của Trung Đông” biến ...

Infographic: 75 năm ngày thảm hoạ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, nỗi đau hạt nhân vẫn hiện hữu

Infographic: 75 năm ngày thảm hoạ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, nỗi đau hạt nhân vẫn hiện hữu

TGVN. Đã 75 năm trôi qua, những đau thương và mất mát mà người dân Nhật Bản tại 2 thành phố này phải gánh chịu ...

Thảm họa liên hoàn chưa từng có, Yemen rơi vào bóng đen khủng hoảng

Thảm họa liên hoàn chưa từng có, Yemen rơi vào bóng đen khủng hoảng

TGVN. Trước khi đại dịch tràn đến Yemen, hơn một nửa dân số Yemen sống dựa vào nguồn viện trợ nhân đạo quốc tế. Tình ...

Thế Linh (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động