Trung Đông: UAE bước qua lời nguyền

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Sự kiện Israel và UAE đạt thỏa thuận công nhận ngoại giao lẫn nhau dưới sự bảo trợ của Mỹ tạo ra một thực tại địa chính trị mới ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh. Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận UAE-Israel: Thủ tướng Netanyahu chỉ 'trì hoãn sáp nhập Bờ Tây', ông Trump đã nắm được tấm vé vàng?
NÓNG! Đạt thỏa thuận lịch sử với UAE, Israel ngừng sáp nhập Bờ Tây, Palestine nói bị phản bội
Trung Đông: UAE bước qua lời nguyền
Cả Mỹ, Israel và UAE đều được lợi nhiều từ việc UAE và Israel công nhận lẫn nhau.

Sau Ai Cập năm 1979, Jordan năm 1994 và Mauritania năm 1999, trong thế giới Ả rập lại có thêm một thành viên vứt bỏ một trong những điều cấm kỵ chung là chỉ công nhận nhà nước Israel sau khi có thoả thuận hoà bình giữa Israel và Palestine. Thành viên này là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). UAE lại còn là vương triều đầu tiên trong 6 vương triều ở khu vực vùng Vịnh thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Israel.

Chỉ như thế thôi cũng đã đủ để thấy Israel vừa giành về một thắng lợi ngoại giao có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mọi phương diện đối với hiện tại cũng như tương lai của nhà nước Do thái.

Đánh tỉa, đánh lẻ và tập hợp lực lượng

Sự nhất trí của Israel và UAE về công nhận ngoại giao lẫn nhau được thể hiện trong tuyên bố chung giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thái tử Abu Dhabi Mohammed Bin Zayed, hàm ý phía Mỹ đóng vai trò trung gian cho thoả thuận lịch sử này giữa Israel và UAE.

Ông Trump có được một thành quả đối ngoại với ý nghĩa và tác động rất quan trọng tới cơ may được tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ. Nhượng bộ của Israel cho UAE về ngừng triển khai thực hiện ý định sáp nhập một số khu vực lãnh thổ của người Palestine mà đã được ông Trump "bật đèn xanh" trong cái gọi là "Thoả thuận thế kỷ cho Trung Đông" giúp ông Trump thoát được ra khỏi tình thế khó xử giữa Israel và thế giới Ả rập ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh mà người này đã tự sa vào.

Israel nhượng bộ vậy cho UAE để đổi lấy bước đột phá mới về chính trị khu vực và ngoại giao với thế giới Ả rập, để giúp ông Trump bớt khó xử và có thành quả phục vụ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống, nhưng đồng thời rất có thể cũng còn để bớt gặp khó nếu như rồi đây ông Trump không còn được tiếp tục trị vì nước Mỹ mà bị cử tri Mỹ buộc phải trao lại mọi quyền bính cho cặp Biden/Harris.

Lợi ích chiến lược chung thúc đẩy Mỹ, Israel và UAE đi tới kết quả mới nói trên là tập hợp nhau lại và tập hợp lực lượng trong khu vực cùng đối phó Iran. Chiến lược xuyên suốt của Mỹ và Israel từ rất nhiều thập kỷ nay là đánh tỉa và đánh lẻ trong thế giới Ả rập, phân rẽ nội bộ thế giới Ả rập, trước hết nhằm để vô hiệu hoá sự ủng hộ và tình đoàn kết của các nước trong thế giới Ả rập dành cho Palestine và bây giờ thêm mục đích lôi kéo nhiều như có thể được thành viên của thế giới Ả rập cùng đối phó Iran.

Với việc có thêm UAE công nhận Israel, Mỹ và Israel gặt hái thêm được thành quả mới trong việc thuyết phục các nước Ả rập chuyển từ chỗ coi Israel là kẻ thù sang coi Iran là kẻ thù. Một hệ lụy cơ bản nữa của việc này có lợi rất đáng kể và mang tính chiến lược lâu dài đối với Mỹ và Israel là rồi đây sẽ có thêm quốc gia Ả rập nữa bước qua lời nguyền như UAE vừa rồi. Từ khá nhiều năm nay, Israel đã rất chủ động và kiên định chiến lược xích lại gần các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Trung Đông, vùng Vịnh và ở châu Phi, đặc biệt những vương triều ở vùng Vịnh thuộc dòng đạo Hồi Sun-ni thâm thù với dòng đạo Hồi Shi-it mà đại diện là Iran.

Ai hưởng lợi, ai thua thiệt?

Cả Mỹ, Israel và UAE đều được lợi nhiều từ việc UAE và Israel công nhận lẫn nhau. Ông Trump và ông Netanyahu đều có thể dùng nó để xoa dịu bớt áp lực và khó khăn về đối nội. UAE hoàn tất sự điều chỉnh chính sách đối ngoại quan trọng nhất kể từ nhiều thập kỷ trở lại đây. Chỉ có Palestine là thua thiệt hơn cả.

Israel nhượng bộ cho UAE nhưng không có nghĩa là Israel từ bỏ ý định sáp nhập các khu vực lãnh thổ của người Palestine vào lãnh thổ Israel. Thế giới Ả rập càng bị phân rẽ và không thống nhất nội bộ thì Palestine càng thêm khó khăn mọi bề ở khu vực, Mỹ và Israel càng dấn tới buộc Palestine phải chấp nhận kiểu hoà bình do họ thiết kế và áp đặt.

Mỹ, Israel và UAE đã tạo nên một thực tại địa chính trị mới ở khu vực Trung Đông, vùng Vịnh và trong thế giới Ả rập với tương quan lực lượng và cục diện quan hệ giữa các đối tác liên quan khác trước. Nếu các nước Ả rập khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel ràng buộc được Israel vào cam kết và trách nhiệm đạt được thoả thuận hoà bình công bằng và thỏa đáng với Palestine thì khu vực này sẽ có được triển vọng hoà bình và hợp tác, còn nếu không thì cuộc xung khắc giữa Israel và Palestine càng làm cách xa thêm giải pháp chính trị hoà bình.

Israel - Palestine: Đáp trả Hamas, Israel tiếp tục không kích Dải Gaza

Israel - Palestine: Đáp trả Hamas, Israel tiếp tục không kích Dải Gaza

TGVN. Các hoạt động thả bóng bay gắn kèm thiết bị gây cháy của phong trào Hamas trong những ngày gần đây đã buộc Israel phải ...

Iran khẳng định cáo buộc của UAE và Israel về chương trình hạt nhân là

Iran khẳng định cáo buộc của UAE và Israel về chương trình hạt nhân là "vô căn cứ và không thích đáng"

TGVN. Ngày 19/9, truyền hình nhà nước Iran đưa tin, nước này bác bỏ những cáo buộc mà Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất ...

Thủ tướng Israel Netanyahu: Iran nằm trong tầm bắn của Israel

Thủ tướng Israel Netanyahu: Iran nằm trong tầm bắn của Israel

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 9/7 đã cảnh báo Iran rằng nước Cộng hòa Hồi giáo nằm trong tầm không kích của Israel, viện ...

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/5/2024.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động