Trung Quốc-Ấn Độ: Những nhân tố 'đổ thêm dầu vào lửa'

TGVN. Đụng độ dọc biên giới Trung Quốc-Ấn Độ không có gì mới nhưng lại được "thổi" lên. Rõ ràng, "gầm ghè" với New Delhi trong bối cảnh Covid-19, Bắc Kinh mang trong mình nhiều tính toán chiến lược.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung quoc an do nhung nhan to do them dau vao lua Ấn Độ phớt lờ đề nghị của Tổng thống Mỹ về trung gian đàm phán với Trung Quốc
trung quoc an do nhung nhan to do them dau vao lua Phó Đô đốc Ấn Độ: Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật ở Biển Đông
trung quoc an do nhung nhan to do them dau vao lua
“Hòn đá hòa bình” đặt tại khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ ở độ cao 4.700m. (Nguồn: AFP)

Ứng xử bằng "sức mạnh và kiềm chế"

Hàng nghìn binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã vướng vào một cuộc đối đầu căng thẳng ở phía Đông khu vực Ladakh sau một vụ đụng độ mà trong đó 250 binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã dùng roi sắt, gậy và đá tấn công lẫn nhau ở khu vực dọc đường biên giới thực tế giữa hai nước. Đường Kiểm soát thực tế (LAC) đang tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc trải dài 3.488 km, được cho là đường biên giới dài nhất giữa bất kỳ hai quốc gia nào.

Mâu thuẫn bắt đầu từ ngày 5/5, khi Bắc Kinh cáo buộc quân đội Ấn Độ xâm phạm lãnh thổ, “trong một nỗ lực nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng” của vùng biên giới ở Sikkim và Ladakh. Ấn Độ đã bác bỏ điều này, nói rằng, họ không xâm phạm mà chỉ thực hiện các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng thông thường dọc biên giới.

Thay vào đó, họ đổ lỗi cho Trung Quốc vì sự gây hấn của Bắc Kinh khi xây dựng các hầm trú ẩn ở phía Ấn Độ, cản trở hoạt động tuần tra thông thường của quân đội nước này. Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, quân đội Ấn Độ đã phát hiện sự xâm nhập của Trung Quốc tại ba địa điểm trong khu vực sông Galwan ở Ladakh.

Trong tình hình hiện tại, với việc các chỉ huy quân đội địa phương không thể giải quyết được vấn đề, đối đầu bạo lực đã nổ ra xung quanh khu vực hồ Pangong Tso ở Ladakh. Hơn 100 binh sĩ của cả hai phía đã bị thương. Một cuộc đụng độ khác cũng đã xảy ra sau đó ở Bắc Sikkim vào ngày 9/5 và cả hai bên đã triển khai các thiết bị quân sự, binh lính tại hàng nghìn vị trí tiền tiêu trong lãnh thổ của mỗi nước.

Một cuộc đối đầu khác giữa 150 quân nhân Ấn Độ và Trung Quốc gần đèo Naku La trong khu vực Sikkim đã khiến ít nhất 10 binh sĩ của cả hai bên bị thương. Các máy bay phản lực Sukhoi-30 của Không quân Ấn Độ đã được triển khai sau khi các máy bay trực thăng của Trung Quốc bay lượn trên LAC trong thời gian xảy ra cuộc ẩu đả.

Quân đội của cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đang trong tình trạng báo động cao ở biên giới, không bên nào chịu lùi bước, mặc dù đã có nhiều vòng đàm phán giữa các lãnh đạo quân sự hàng đầu của hai bên.

Ấn Độ đã triển khai các binh lính xung quanh một cây cầu chiến lược đang được xây dựng gần Daulat Beg Oldi, đồn quân sự cuối cùng ở phía Nam đèo Karakoram, để ngăn chặn các lực lượng Trung Quốc. Các tin tức truyền thông cho biết, quân đội Ấn Độ sẽ không cho phép có bất kỳ sự thay đổi nào đối với lãnh thổ Ấn Độ và đang đối phó với thách thức đến từ Trung Quốc bằng “sức mạnh và sự kiềm chế”.

trung quoc an do nhung nhan to do them dau vao lua

Một thế giới vốn bị tàn phá bởi dịch bệnh chỉ có thể phục hồi tốt nếu hai người khổng lồ không “gầm ghè” nhau. (Nguồn: AP)

Biên giới chỉ là "cái cớ"

Các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, các cuộc đụng độ dọc biên giới Ấn-Trung không có gì mới. Các nhà phân tích đã so sánh cuộc đối đầu hiện tại ở Ladakh và Sikkim với 73 ngày thù địch đầy biến động ở ngã ba Doklam năm 2017, vốn cũng làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến tranh.

Các vấn đề đã được giải quyết sau vài tuần đối đầu căng thẳng với những cuộc thảo luận ở cấp cao nhất. Để tăng cường thông tin liên lạc và giảm tình trạng thiếu tin tưởng song phương, Thủ tướng Ấn Độ Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh không chính thức đầu tiên vào tháng 4/2018 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và ban hành “Chỉ đạo chiến lược" cho quân đội.

Một số chuyên gia cho rằng, sự bùng nổ xung đột biên giới hiện tại có lẽ bắt nguồn từ mưu đồ lớn hơn của Trung Quốc nhằm gửi một thông điệp tới New Delhi về các vấn đề khác nhau, trong đó có các quy định đầu tư nước ngoài mới của Bắc Kinh, vốn đóng chặt tuyến đường thiết yếu cho các quốc gia có chung đường biên giới với họ. Một lý do khác có thể là mối quan hệ Ấn-Mỹ đang phát triển, trong khi quan hệ Mỹ-Trung đang trên đà tụt dốc.

Theo Tiến sĩ Satish Chauhan, chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại thuộc Đại học Mc Gill ở Montreal (Canada), Bắc Kinh đang cư xử đúng với "tính cách" của mình. Họ đã bắt đầu thúc đẩy các đòn bẩy để gia tăng sức ép với Ấn Độ, trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối mặt với cuộc điều tra về đại dịch Covid-19.

trung quoc an do nhung nhan to do them dau vao lua Căng thẳng leo thang với Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ triệu tập tướng lĩnh, phương án nào được chọn?

TGVN. Ngày 26/5, hãng thông tấn PTI đưa tin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã triệu tập cuộc họp với các tướng lĩnh quân đội ...

Trung Quốc lo lắng vai trò lãnh đạo của Ấn Độ tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với tư cách là người đứng đầu ban điều hành 34 thành viên sẽ mang lại cho họ một ảnh hưởng đáng kể trong việc ra quyết sách tại tổ chức này. Việc mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch khiến giới lãnh đạo Trung Quốc phải bồn chồn lo lắng.

Theo một thành viên của Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng, một cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại New Delhi, Trung Quốc không chỉ đơn thuần gây áp lực buộc Ấn Độ phải lùi bước tại WHO, họ còn muốn phá hỏng những nỗ lực của Ấn Độ nhằm thu hút các công ty đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc do đại dịch Covid-19.

Chuyên gia này nhấn mạnh: “Việc New Delhi củng cố cơ sở hạ tầng biên giới của họ để chuẩn bị tốt hơn trong trường hợp chiến tranh dường như càng làm gia tăng sự khó chịu của Bắc Kinh”. Các nhà phân tích đồng tình rằng gốc rễ của vấn đề nằm ở chỗ sau 5 thập kỷ, Ấn Độ và Trung Quốc chưa bao giờ phân định biên giới, khiến những mâu thuẫn liên tục tái diễn. Ngay cả hai cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình, từng làm tăng kỳ vọng về các giải pháp lâu dài hơn, cũng không thể trở thành các thỏa thuận hiệu quả để xử lý vấn đề.

Ngày càng có nhiều quan ngại rằng sự hung hăng của Bắc Kinh có nguy cơ gây ra tình trạng đối đầu kéo dài với Ấn Độ. Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc nên tập trung hợp tác với New Delhi để đưa ra một giải pháp chính trị bền vững cho vấn đề LAC. Một thế giới vốn bị tàn phá bởi dịch bệnh chỉ có thể phục hồi tốt nếu hai người khổng lồ không “gằm ghè” nhau.

trung quoc an do nhung nhan to do them dau vao lua Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cơn bão xung đột Mỹ-Trung sắp 'gõ cửa'

TGVN. Việc Mỹ cáo buộc Trung Quốc che giấu các thông tin liên quan đến việc bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp ...

trung quoc an do nhung nhan to do them dau vao lua Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, ai ở chỗ nào ở yên chỗ đó”

TGVN. Trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng lan rộng, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đối với công ...

trung quoc an do nhung nhan to do them dau vao lua Đấu khẩu vì Covid-19, Trung Quốc nói Mỹ nên tập trung ứng phó thay vì đổ lỗi

TGVN. Ngày 12/3, Trung Quốc cho rằng, giới chức Mỹ nên tập trung vào cách ứng phó của riêng nước này đối với chủng mới của virus ...

Thu Hiền (theo Asiasentinel.com)

Đọc thêm

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga ...
Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (29/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc ...
Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/3/2024.
Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng trước Tiffany Ho chỉ sau 25 phút tại vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024.
Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel tìm thấy một chiếc đèn dầu cổ quý hiếm được các binh lính La Mã sử dụng cách đây khoảng 1.600 năm tại sa mạc Negev, miền Nam nước ...
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Chính phủ Niger cho hay, Mỹ sẽ sớm đệ trình đề xuất rút binh lính của họ khỏi quốc gia Tây Phi này.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Phiên bản di động