Trung Quốc - Australia: Găng tay nhung và nắm đấm quyền lực

LÊ VY
TGVN. Mối quan hệ Trung Quốc – Australia đang chuyển dần từ hình ảnh tích cực, tươi sáng sang những gam màu xám, nếu không nói là u ám.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trang mạng của Viện Quan hệ Quốc tế Australia (AIIA) mới đây đăng bài viết của tác giả Anton Lucanus, làm việc tại trường Đại học Tây Australia về mối quan hệ căng thẳng hơn bao giờ hết giữa Trung Quốc và Australia trong năm 2020.

Việc Trung Quốc ban hành các lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng từ Australia khiến nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nước trở nên hiện hữu, nhất là khi Australia thúc đẩy điều tra về nguồn gốc của đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19).

Từ quyền lực mềm

Nhà văn người Mỹ Robin Hobb từng nói "ngoại giao là chiếc găng tay bằng nhung che đi nắm đấm quyền lực”. Trong 1 thập kỷ qua, Trung Quốc đã chi khoảng 10 tỷ USD để thúc đẩy “quyền lực mềm” trên khắp thế giới, tập trung vào việc đạt được hợp tác thông qua viện trợ kinh tế.

Trước đây, Trung Quốc tăng cường mở các Viện Khổng tử trong các trường đại học Australia,và hào phóng tài trợ các phương tiện truyền thông Australia để quảng bá hình ảnh tích cực của Trung Quốc.

Tuy nhiên, kể từ khi GDP của Trung Quốc vượt Nhật Bản năm 2010 và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chính sách đối ngoại của nước này cũng trở nên quyết liệt và giọng điệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn. Cùng với Mỹ, Canada, Anh và nhiều nước khác, Australia cũng là một đối tượng mà Trung Quốc nhắm mũi tên công kích.

Đến các tranh cãi chính sách

Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng trong nhiều năm qua vì các tranh cãi chính sách và các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Căng thẳng gia tăng khi Thủ tướng Australia Scott Morrison hồi tháng 4/2020 kiên quyết bảo vệ ý định thực hiện lời kêu gọi mà ông cho là “hoàn toàn hợp lý” về một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của Covid-19 ở Trung Quốc.

Sau tuyên bố này, đại sứ Trung Quốc tại Australia đưa ra những lời đe dọa rằng hành động đó có thể gây chia rẽ giữa hai nước. Lời đe dọa đó là đáng ngại khi Australia là một trong những nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Australia kể từ năm 2016, với khoảng 32,6% hàng hóa xuất khẩu của Australia có điểm đến là Trung Quốc. Thịt bò, thịt cừu, len, rượu vang và lúa mạch là 5 sản phẩm của Australia giúp nước này thu được hơn 1 tỷ USD mỗi năm từ việc xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhà phân tích Tim Hunt từ Ngân hàng Rabobank nói: “Gần 1/3 thu nhập từ xuất khẩu của ngành nông nghiệp Australia đến từ Trung Quốc".

Để trả đũa Australia, Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với lúa mạch và thịt bò của Australia. Ngoài ra, sản phẩm rượu vang của Australia cũng bị "tấn công".

Trung Quốc - Australia: Găng tay nhung và nắm đấm quyền lực
Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng trong nhiều năm qua. (Nguồn: abc.net.au)

Hiện tại, các nhà xuất khẩu tôm hùm của Australia lo ngại rằng họ sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo của Trung Quốc. Trung Quốc nhập khẩu khoảng 95% tôm hùm xuất khẩu trị giá 750 triệu USD của Australia.

Gần đây, hàng tấn tôm hùm sống của Australia đã bị mắc kẹt tại một sân bay Trung Quốc do các vấn đề về thủ tục hải quan, vấn đề là những con tôm hùm này không thể sống quá 48 giờ.

Ngoài ra, có những dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ cấm thêm một lượng hàng hóa xuất khẩu của Australia trị giá 6 tỷ USD, trong đó có gỗ và lúa mì, có thể là cả các mặt hàng đồng và đường. Một cơ quan tình báo hàng hải có uy tín cho biết Trung Quốc dự kiến sẽ chặn xuất khẩu than, quặng đồng, lúa mạch, gỗ và đường của Australia, ngay cả khi các nhà nhập khẩu đã thanh toán tiền và hàng đã được đưa đến các cảng của Trung Quốc.

Theo các cơ quan báo cáo giá hàng hóa, gần đây Bắc Kinh đã đưa ra chỉ thị “bằng miệng” cho một số nhà máy thép, công ty điện lực và thương nhân than ngừng nhập khẩu than của Australia.

Ngay sau đó, một số khách hàng Trung Quốc của công ty khai thác mỏ khổng lồ BHP của Australia đã hoãn các đơn đặt hàng. Trung Quốc nhập khẩu 55% trong số 170 triệu tấn than xuất khẩu hàng năm của Australia, với giá trị thương mại là 23 tỷ USD.

Richard McGregor, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lowy (Australia), cho biết “Trung Quốc dường như quyết tâm trừng phạt Australia và lấy nước này làm gương cho các nước khác. Trung Quốc đã cảnh báo hồi đầu năm nay rằng nhiều hàng hóa mà Australia xuất khẩu sang Trung Quốc hoàn toàn có thể được thay thế và bây giờ là lúc Trung Quốc sẽ thực hiện thay thế”.

Bên cạnh những tổn thất thương mại ngày càng gia tăng này, Australia phải đối mặt với khoản lỗ thêm 28 tỷ USD đối với xuất khẩu dịch vụ. Điều này sẽ đặc biệt nghiêm trọng nếu công dân Trung Quốc tuân theo các cảnh báo từ chính phủ nước này về việc không đi du lịch đến Australia, qua đó sẽ cản trở sự phục hồi sau đại dịch của Australia trong lĩnh vực du lịch và giáo dục quốc tế.

Đó rõ ràng là tin không mấy khả quan đối với Australia khi nước này đang phải vật lộn để thoát khỏi cuộc suy thoái lần đầu tiên sau 30 năm. Một cuộc khảo sát của Viện Lowy cho thấy 41% người dân Australia coi Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh, chứ không phải là một đối tác kinh tế.

Cuộc chiến tự cường

Chuyên gia nghiên cứu Michael Shoebridge của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) tin rằng các ngành công nghiệp nước này vẫn có khả năng cạnh tranh quốc tế nếu không có Trung Quốc.

Tuy nhiên, Phó Giáo sư Kinh tế He-Ling Shi thuộc trường Đại học Monash nhận xét rằng mặc dù một số hàng hóa có thể được bán ở các thị trường khác, song các lĩnh vực như giáo dục quốc tế của Australia sẽ gặp khó khăn hơn khi lượng sinh viên Trung Quốc tới Australia học tập giảm sút trong thời gian tới.

Chuyên gia phân tích Malcolm Davis từ ASPI cũng cho rằng “Trung Quốc là một bá chủ đang trỗi dậy, đầy quyết đoán, muốn thay đổi trật tự thế giới. Australia nhận ra rằng phải làm gì đó để ngăn chặn điều này xảy ra”.

Trong khi xoay xở chống lại sự độc quyền đang xâm lấn của Trung Quốc, theo tác giả Anton Lucanus, Australia cần phải "sống sót" trong cuộc chiến thương mại hiện tại với một trong những đối tác thương mại lớn nhất của nước này và trở nên tự cường hơn.

Căng thẳng Trung Quốc - Australia: Một chiêu nhằm nhiều đích

Căng thẳng Trung Quốc - Australia: Một chiêu nhằm nhiều đích

TGVN. Quan hệ Trung Quốc - Australia đang rơi vào tình cảnh bất hòa, khẩu chiến và trả đũa lẫn nhau. Thực chất và dụng ...

Ngoại trưởng Australia kêu gọi Trung Quốc không gây 'sức ép' liên quan cuộc điều tra về SARS-CoV-2

Ngoại trưởng Australia kêu gọi Trung Quốc không gây 'sức ép' liên quan cuộc điều tra về SARS-CoV-2

TGVN, Ngày 1/5, phát biểu trên kênh truyền hình ABC, Ngoại trưởng Australia Marise Payne khẳng định, hợp tác toàn cầu không gây sức ép ...

Bắc Kinh sẵn sàng

Bắc Kinh sẵn sàng "chiến đấu tới cùng" trong cuộc chiến thương mại

Phát biểu tại một cuộc họp tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra sáng 26/6, Đại sứ Trung Quốc tại Australia Thành Cạnh ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định Brentford vs AFC Bournemouth vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định Brentford vs AFC Bournemouth vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu Brentford vs AFC Bournemouth tại vòng 11 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 9/11.
'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump sẽ giải quyết câu chuyện Nga-Ukraine và tình hình Trung Đông như thế nào?
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bày tỏ vui mừng về sự phát triển không ngừng của quan hệ Việt Nam-Lào trong thời ...
Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý ...
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Xung đột Ukraine phơi bày nhiều điểm yếu trong khả năng tự vệ của châu Âu và việc ông Trump tái đắc cử có thể làm đảo lộn an ninh lục địa này.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Thế giới và Việt Nam phỏng vấn nhanh ông Rabbi Silverman, công dân Mỹ gốc Do Thái về chiến thắng của ông Donald Trump và đường hướng giải quyết các vấn đề nóng của nước ...
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động