Nhỏ Bình thường Lớn

Trung Quốc cũng sẽ phải học cách sống chung với Covid-19

Theo nhận định của East Asia Forum, có thể chắc chắn rằng sau một số điều chỉnh 'đau đớn', Trung Quốc sẽ phục hồi và học cách sống chung với Covid-19.
Trung Quốc sẽ phải học cách sống chung với Covid-19
Phun khử khuẩn phòng Covid-19 tại một trường mẫu giáo ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ngày 9/9. (Nguồn: Reuters)

Thế nào là trạng thái bình thường trong một thế giới hậu đại dịch? Định nghĩa này phụ thuộc vào quốc gia mà bạn đang đề cập.

Đối với trường hợp của Trung Quốc, nước này cho rằng, việc trở lại trạng thái bình thường có nghĩa là không có ca nhiễm Covid-19 mới, kể cả các ca nhập cảnh và không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Để đạt được điều này, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp phong tỏa (lockdown), tách mình khỏi phần lớn thế giới và triển khai một chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng.

May mắn không kéo dài

Giới chức Trung Quốc đã cố gắng dập tắt sự lây lan trong cộng đồng với các lệnh phong tỏa ngay từ làn sóng lây nhiễm Covid-19 đầu tiên vào đầu năm 2020.

Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trở lại cuộc sống bình thường và tập trung vào phát triển kinh tế khi "thảm họa" ở châu Âu và Mỹ mới bắt đầu nổ ra.

Kể từ đó, nước này đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao trong khi tỉ lệ lây nhiễm đã xuống mức thấp hoặc gần như bằng không.

Hiện tại, Trung Quốc đang tồn tại bên trong bong bóng của chính mình. Đó là một lựa chọn an toàn nhưng không bền vững cho bất kỳ quốc gia nào đang tìm cách trở lại trạng thái bình thường.

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, đến giữa tháng 9, nước này đã đạt một cột mốc khá quan trọng: 1 tỷ công dân của họ - chiếm khoảng 70% dân số - đã được tiêm phòng đầy đủ chống vaccine chống Covid-19.

Điều đó đưa Trung Quốc tiến gần đến vị trí các nước dẫn đầu thế giới về tiêm chủng, trên cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, cũng như các nhà vô địch tiêm chủng sớm là Vương quốc Anh và Mỹ.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh đã thành công trong việc trở lại trạng thái bình thường.

Trên thực tế, bằng cách áp dụng một cách tiếp cận mạnh mẽ quyết liệt, Trung Quốc đã tự tách mình khỏi phần lớn thế giới mà không có dấu hiệu nào của một chiến lược sống chung với cái mà các chuyên gia đã thống nhất là sẽ trở thành một căn bệnh phổ biến toàn cầu.

May mắn cũng chấm dứt với nước này khi biến thể Delta xuất hiện: nhiều vùng công nghiệp quan trọng lại một lần nữa được đặt dưới các lệnh phong tỏa.

Biến thể Delta của Covid-19 đã thay đổi mọi tính toán. Thực tế đã xảy ra ở Australia và New Zealand cho thấy, việc làm chậm sự lây lan, thay vì tìm cách loại bỏ hoàn toàn các ca nhiễm, đã trở thành mục tiêu thực tế hơn.

Trung Quốc không có nhiều lựa chọn, tương lai Evergrande sẽ thế nào?

Trung Quốc không có nhiều lựa chọn, tương lai Evergrande sẽ thế nào?

Trung Quốc cũng sẽ không phải ngoại lệ. Nếu chuyển sang hướng bình thường sau đại dịch, nước này sẽ phải chấp nhận khả năng có sự lây nhiễm trong cộng đồng lớn hơn so với tỉ lệ hiện nay. Tuy nhiên, đã không có dấu hiệu nào cho thấy một kịch bản như vậy được chấp nhận đối với chính phủ nước này.

Tất cả các bước đi của Trung Quốc cho đến nay đều được phần lớn người dân chấp thuận, được đánh giá như một chính phủ làm hết sức mình để bảo vệ người dân.

Thông điệp này đã càng được củng cố khi báo chí trong nước luôn nêu bật những vấn đề mà các quốc gia khác phải đối mặt khi không tuân theo một chiến lược tương tự.

Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới đã chọn một con đường khác để trở lại bình thường sau đại dịch.

Cho dù với việc thực hiện các quyết định chính sách ưu tiên an ninh kinh tế hơn an ninh y tế một cách thận trọng, tiếp cận với vaccine hiệu quả hơn hay đơn giản là vì không thể tiếp cận đủ vaccine cho dân số của họ, thì phần lớn thế giới đang sống chung với virus corona và các hậu quả của nó.

Nếu phần còn lại của thế giới chuyển sang trạng thái bình thường sau đại dịch thành công, nơi những rủi ro và sự gián đoạn có thể được đền bù bởi sự mở cửa trở lại các nền kinh tế, thì chiến lược tách mình ra khỏi dòng chảy toàn cầu của Trung Quốc có thể bị đặt câu hỏi.

Hiện tại, Trung Quốc đang tồn tại bên trong bong bóng của chính mình. Đó là một lựa chọn an toàn nhưng không bền vững cho bất kỳ quốc gia nào đang tìm cách trở lại trạng thái bình thường.

Trung Quốc sẽ phải học cách sống chung với Covid-19
Người dân xếp hàng trước một cabin xét nghiệm lưu động tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, miền Nam Trung Quốc, ngày 15/9. (Nguồn: Reuters)

Hậu quả nào với Trung Quốc và thế giới?

Năm 2019, có khoảng 155 triệu công dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, với 145 triệu người nhập cảnh vào Trung Quốc. Hai năm hạn chế do đại dịch đã tạo ra nhu cầu lớn đi du lịch và làm tê liệt các ngành công nghiệp địa phương vốn phụ thuộc vào lượng khách nước ngoài

Các ước tính cho thấy một điều, rõ ràng là du lịch nước ngoài của Trung Quốc sẽ không sớm phục hồi - ít nhất là cho đến năm 2024.

Điều đó đồng nghĩa với việc các ngành công nghiệp phụ thuộc vào du lịch Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, từ các khu nghỉ dưỡng ở Bali và trang trại hoa oải hương ở Tasmania đến các cửa hàng bách hóa trên Ginza.

Bắc Kinh “đóng cửa” với phần còn lại của thế giới, cũng đồng nghĩa với việc thế giới ít tương tác với Trung Quốc hơn. Nước này cũng sẽ ít hiểu hơn về những lo ngại của các quốc gia khác trước sự trỗi dậy và những hành động quyết đoán của mình; ít giải thích về quan điểm và ít hoạt động ngoại giao, trao đổi thông tin, cũng như chia sẻ kinh nghiệm hơn.

Tiếp đó, sẽ có những lỗ hổng được tạo ra trong nền kinh tế Trung Quốc bởi sự không chắc chắn liên quan đến Covid-19, với những đợt bùng phát nhỏ có thể khiến các nhà chức trách phải đóng cửa toàn bộ các vùng.

Những bất ổn như vậy xảy ra vào thời điểm mà nền kinh tế đang có nhiều vấn đề khác.

Tin liên quan

Gia nhập CPTPP, Trung Quốc tham vọng

Gia nhập CPTPP, Trung Quốc tham vọng 'vẽ lại' bức tranh địa kinh tế châu Á?

"Núi nợ" của tập đoàn bất động sản Evergrande đã một lần nữa làm nổi lên thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc giảm thiểu những sự méo mó do nợ nần gây ra trong nền kinh tế và chuyển sang tăng trưởng "chất lượng" được thúc đẩy bởi tiêu dùng và đầu tư vào năng lực sản xuất.

Các lệnh phong tỏa kết hợp với một thị trường nhà ở không ổn định đã kìm hãm các nguồn lực tăng trưởng tích cực và thúc đẩy chính phủ sử dụng các biện pháp kích thích ngắn hạn để giải quyết các vấn đề phát sinh – một chu kỳ mà các nhà hoạch định chính sách cho rằng, cần phải thoát ra càng sớm càng tốt.

Dữ liệu gần đây cho thấy, chi tiêu của người tiêu dùng đã giảm mạnh trong bối cảnh bùng phát biến thể Delta và các nhà phân tích đang cắt giảm dự báo GDP của Trung Quốc trong khoảng thời gian còn lại của năm 2021.

Tuy nhiên, các nước trong khu vực nên quan tâm đến bức tranh lớn hơn. Ngay cả từ trong “bong bóng” của mình, Trung Quốc vẫn đang nỗ lực để kéo đất nước hội nhập vào cấu trúc kinh tế khu vực.

Gần đây nhất, Bắc Kinh xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), động thái cho thấy nỗ lực đưa Trung Quốc vào trật tự kinh tế quốc tế dựa trên luật lệ, điều mà Mỹ và các đồng minh luôn nói đến.

Có thể chắc chắn rằng, sau một số điều chỉnh “đau đớn”, Trung Quốc và khu vực sẽ phục hồi và học được cách sống chung với Covid-19.

Khi điều này diễn ra, những thách thức trong việc xây dựng một trật tự khu vực đa phương, dựa trên luật lệ và hòa hợp được với sức mạnh của Trung Quốc sẽ trở lại là vấn đề cấp bách, như thời trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.

Tin thế giới 28/9: Ukraine nóng lòng kéo cả châu Âu về vụ thỏa thuận Nga-Hungary; Moscow 'nhắc nhẹ' Kiev; Trung Quốc bóng gió với NATO

Tin thế giới 28/9: Ukraine nóng lòng kéo cả châu Âu về vụ thỏa thuận Nga-Hungary; Moscow 'nhắc nhẹ' Kiev; Trung Quốc bóng gió với NATO

Căng thẳng Hungary-Ukraine liên quan thỏa thuận cung cấp khí đốt giữa Budapest và Moscow, quan hệ Nga-Mỹ, Triều Tiên thử tên lửa, quan hệ ...

Trung Quốc công bố 2 đề cương thúc đẩy phát triển phụ nữ và trẻ em

Trung Quốc công bố 2 đề cương thúc đẩy phát triển phụ nữ và trẻ em

Chính phủ Trung Quốc vừa công bố 2 đề cương về phát triển phụ nữ và trẻ em, đặt ra các mục tiêu và nhiệm ...

(theo East Asia Forum)

Tin cũ hơn

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị... Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ? Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng? Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao? Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới