BÌNH LUẬN CỦA BÁO THẾ GIỚI & VIỆT NAM
| Hậu đối thoại Alaska: Trung Quốc đã thức tỉnh, và Mỹ cũng vậy |
Trung Quốc không để EU phải chờ đợi lâu với sự đáp trả việc bị EU trừng phạt liên quan đến chính sách của Trung Quốc đối với người theo đạo Hồi ở vùng Tân Cương. Trung Quốc có nhu cầu cần thiết không những chỉ là đáp trả EU mà còn phải là đáp trả kịp thời và thích đáng vì hai lý do.
Thứ nhất, nếu không hành xử như vậy thì Trung Quốc sẽ không tránh khỏi bị tổn hại thể diện và bị coi là yếu thế, thất thế trong quan hệ với EU cũng như không thể răn đe và cảnh báo những đối tác khác hành động theo EU.
Thứ hai, EU động chạm đến lĩnh vực hiện nhạy cảm nhất đối với Trung Quốc và khiến Trung Quốc khó xử nhất về đối nội cũng như đối ngoại là dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền.
Tin liên quan |
Căng thẳng EU-Trung Quốc: Bắc Kinh 'tung cước' phản đòn, EU cảnh cáo hậu quả |
Lần đầu tiên kể từ năm 1989, phía EU mới lại quyết định trừng phạt Trung Quốc với cáo buộc liên quan đến lĩnh vực nói trên. Cũng lần đầu tiên EU vận dụng luật mới ban hành về trừng phạt đối tác bên ngoài bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, dân chủ và nhà nước pháp quyền đối với Trung Quốc.
Trong chuyện này, EU hiện lại không những chỉ đồng thuận quan điểm với Mỹ, Canada và Anh mà dường như còn cùng các nước ấy phối hợp hành động. Chỉ có điều biện pháp trừng phạt của EU nặng về danh nghĩa mà nhẹ trong thực chất vì Trung Quốc vẫn là đối tác rất quan trọng.
Nhìn nhận như thế sẽ thấy vì sao Trung Quốc trả đũa rất mạnh và công trực diện phía lập pháp trong EU chứ không nhằm vào quan chức của Uỷ ban EU. Nguyên do trước hết là tính nhạy cảm nói trên và Trung Quốc ngăn chặn EU tạo tiền lệ mới. Trung Quốc chủ ý cho EU thấy không thể muốn làm gì Trung Quốc thì làm và để phân hoá EU với Mỹ và các đồng minh khác. Và Trung Quốc nhằm vào Nghị viện châu Âu là nhằm vào giá trị và ý thức hệ của Phương Tây.
EU và Trung Quốc đã khai hoả giao tranh trên chiến địa mới.
Trung Quốc-EU: Cuộc đấu trên chiến địa mới |