Trung Quốc là tâm điểm mà NATO cho vào tầm ngắm, đáng gờm hơn cả Nga?

Hoài Sa
Trong tuyên bố chung ngày 14/6, NATO cho rằng,các tham vọng quân sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đặt ra những thách thức cho liên minh quân sự phương Tây này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Không phải Nga, Trung Quốc mới là tâm điểm mà NATO muốn đối phó
Trong tuyên bố chung ngày 14/6, NATO cho rằng, các tham vọng quân sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đặt ra những thách thức cho liên minh này. (Nguồn: Reuters)

Tại Hội nghị thượng đỉnh gày 14/6, 30 quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tuyên bố rằng, các tham vọng quân sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đặt ra những thách thức cho liên minh quân sự phương Tây này.

Đây là lần đầu tiên, NATO đã mô tả năng lực và sự bành trướng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc theo chiều hướng đối đầu tiềm tàng như vậy.

Mối quan ngại mới

Lời mô tả về Trung Quốc được lồng ghép trong nội dung của tuyên bố chung đưa ra khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh NATO kéo dài một ngày với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng nhiều lãnh đạo khác.

Điều này đã phản ánh mối quan ngại mới của NATO về cách thức Trung Quốc dự định sử dụng sức mạnh quân sự gia tăng nhanh chóng và các các công nghệ tấn công mạng trong những năm tới.

Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo khác đã nhất trí đối phó với sự vượt trội kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Ngoài ra, các lãnh đạo NATO còn cảnh báo rằng, Trung Quốc đang ngày càng gây bất ổn cho an ninh toàn cầu, đồng thời báo hiệu về một sự thay đổi cơ bản trong việc hướng trọng tâm của liên minh này - vốn từng chỉ tập trung bảo bảo vệ châu Âu và Bắc Mỹ, chứ chưa để ý đến khu vực châu Á.

Phát biểu sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh NATO tối 14/6, ông Biden nhấn mạnh: “Các giá trị dân chủ vốn từng đặt nền móng cho liên minh của chúng ta đang hứng chịu sức ép ngày càng lớn, cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Cả hai nước Nga và Trung Quốc đều đang tìm cách chia rẽ sự đoàn kết của liên minh xuyên Đại Tây Dương của chúng ta”.

Trong tuyên bố chung trên, NATO đã tỏ ra rất thận trọng trong việc mô tả các đặc trưng của Trung Quốc. Trong khi Nga liên tục bị mô tả là một “mối đe dọa” với NATO, với những lời chỉ trích việc Moscow củng cố kho vũ khí, những hành vi tấn công mạng và chiến dịch tung tin giả nhằm vào các nước phương Tây, vụ sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine và các hành vi gây hấn khác, thì ngược lại, Trung Quốc bị mô tả là đang đặt ra “nhiều thách thức”, song những thách thức này cũng rất đáng kể.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg chỉ ra rằng, Trung Quốc hiện là nước có ngân sách quân sự lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới. Bắc Kinh cũng đang củng cố kho vũ khí hạt nhân và phát triển thêm nhiều tàu chiến và tên lửa tinh vi hơn.

Tin liên quan
Hết G7 rồi NATO, đến lượt Mỹ-EU khiến Trung Quốc nổi nóng Hết G7 rồi NATO, đến lượt Mỹ-EU khiến Trung Quốc nổi nóng

Ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Trung Quốc không phải đối thủ của chúng ta, nhưng cán cân quyền lực đang dần thay đổi. Trung Quốc đang tiến sát tới chúng ta. Chúng ta thấy họ trên không gian mạng, ở châu Phi và Bắc Kinh còn đang đầu tư ồ ạt vào chính các công trình cơ sở hạ tầng trọng yếu của chúng ta. Chúng ta phải cùng nhau đối phó với họ với tư cách là một liên minh”.

NATO cam kết sẽ “đối phó với Trung Quốc theo hướng bảo vệ các lợi ích an ninh của liên minh”, đồng thời cho biết đã lên kế hoạch mở rộng các mối quan hệ đối tác với nhiều quốc gia nữa ở Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương.

Khác biệt và thận trọng

Mặc dù NATO đóng một vai trò quan trọng, song Liên minh châu Âu (EU) lại đang duy trì những mối quan hệ thương mại sâu sắc với Trung Quốc.

EU dù đã đưa ra các quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc liên quan đến các hành vi lạm dụng nhân quyền ở trong nước và các hoạt động gián điệp và thương mại tiêu cực của nước này ở nước ngoài, song người châu Âu vẫn chưa coi Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng như lập trường của Washington.

Sự khác biệt này cũng là một thực tế tại NATO, bất chấp tuyên bố chung mới về Trung Quốc đã được đưa ra. Một số thành viên NATO, đặc biệt là những nước nằm gần Nga nhất ở Trung và Đông Âu và các nước Baltic, đang lo ngại rằng, việc thay đổi trọng tâm sang Trung Quốc không làm chuyển hướng các nguồn lực và sự chú ý trước mối đe dọa từ Nga.

Ngay cả Anh, được coi là đồng minh thân thiết nhất của Washington, cũng bày tỏ một chút thận trọng về việc đối đầu với Trung Quốc. Khi được hỏi tại Hội nghị NATO về vấn đề Trung Quốc, Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo về một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới”, cho dù cũng thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc là một “thực tế to lớn trong cuộc sống của chúng ta”.

Tương tự, Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu sau cuộc họp rằng: “Nếu các bạn nhìn vào sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc, bạn không thể phớt lờ Trung Quốc”.

Không phải Nga, Trung Quốc mới là tâm điểm mà NATO muốn đối phó
Trung Quốc hiện là nước có ngân sách quân sự lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới. (Nguồn: AFP)

Thổi bùng sự giận dữ của Trung Quốc

Về phía Trung Quốc, hãng tin AFP ngày 15/6 cho biết, Bắc Kinh đã cáo buộc NATO thổi phồng mối đe dọa từ Trung Quốc và đang “tạo ra sự đối đầu”.

Trong một phản ứng giận dữ, phái bộ của Trung Quốc tại EU đã yêu cầu NATO nhìn nhận sự phát triển của Trung Quốc một cách hợp lý, chấm dứt việc thổi phồng vô số "giả thuyết khác nhau về mối đe dọa Trung Quốc" và không lợi dụng những lợi ích chính đáng và quyền hợp pháp của Trung Quốc làm cái cớ để thao túng các nhóm chính trị và kích động đối đầu.

Theo phái bộ trên, những cáo buộc của NATO là “một lời vu khống đối với sự phát triển hòa bình của Trung Quốc, một sự đánh giá sai lệch về tình hình quốc tế và duy trì tâm lý chiến tranh lạnh cũng như tâm lý chính trị của khối này”.

Trước đó, theo New York Times, các quan chức Trung Quốc cũng từng thể hiện phản ứng gay gắt về một số tuyên bố khác của nhóm G7 trong mấy ngày vừa qua.

Phản ứng này được đưa ra một ngày sau khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh đáp trả lại G7, tố cáo nhóm này “thao túng chính trị” vì đã lên án hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc.

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị ADMM+ lần thứ 8: 'Chúng ta là những nhà lãnh đạo quốc phòng vì hòa bình'
Hợp tác quốc phòng ASEAN-Trung Quốc: Lòng tin là chìa khóa
Hội nghị ADMM-15 thông qua Tuyên bố chung kỷ niệm 15 năm
14 quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao (Phần 1)
Nhắc tới Nga, Thủ tướng Đức đề xuất NATO cách ứng phó với Trung Quốc
(theo AFP, NY Times)

Đọc thêm

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược của Việt ...
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động