Trung Quốc muốn làm trung gian đàm phán Nga-Ukraine: Ẩn ý thực sự của Bắc Kinh là gì?

Vy Anh
Dẫu chưa phải thời điểm 'chín muồi' để đưa ra những giải pháp đàm phán cho xung đột Nga-Ukraine, nhưng Trung Quốc vẫn quyết định đưa ra những đề xuất này bởi đã có tính toán riêng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mục đích của Trung Quốc khi làm trung gian hòa giải xung đột Nga-Ukraine
Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị gặp Tổng thống Nga Putin nhân chuyến thăm Moscow ngày 22/2. (Nguồn: DW)

Phục hồi quan hệ với EU nhưng lại tạo "bài toán khó" với Nga

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài đã một năm, ngoài việc tích cực tương tác với các nước châu Âu, Trung Quốc tăng cường quan hệ với Nga. Theo phân tích của các chuyên gia, xung đột Nga-Ukraine giúp Mỹ và châu Âu đoàn kết hơn, đồng thời cũng làm cho các nước Liên minh châu Âu (EU) đề cao cảnh giác với Trung Quốc. Trong thời gian tới, nếu EU cho rằng Trung Quốc thực sự viện trợ quân sự cho Nga, thì khối này sẽ chính thức coi Trung Quốc là một mối đe dọa về an ninh.

Xung đột Nga-Ukraine khiến Mỹ và các nước đồng minh châu Âu nhanh chóng xích lại gần nhau. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vốn từng bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích do vai trò mờ nhạt cũng trở nên tích cực trong một năm qua, đồng thời phát huy vai trò quan trọng trong việc viện trợ cho Ukraine.

Sau khi kết thúc Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Bắc Kinh cho thấy tích cực hơn trong việc phục hồi quan hệ với các nước EU.

Với chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 11/2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) được mời đến thăm Bắc Kinh kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Trước mốc thời gian tròn một năm diễn ra xung đột Nga-Ukraine, từ giữa tháng 2, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại trung ương ĐCSTQ Vương Nghị đã lần lượt thăm Pháp, Italy, Hungary và tham dự Hôi nghị An ninh Munich (tại Đức) để nói rõ lập trường của Trung Quốc về cuộc xung đột Nga-Ukraine với các nước châu Âu.

Mặt khác, sau khi kết thúc chuyến thăm châu Âu, ông Vương Nghị đã ngay lập tức đến Moscow, nhấn mạnh với Tổng thống Nga Putin rằng quan hệ Trung-Nga “vững như bàn thạch” và không chịu ảnh hưởng từ sức ép của bên thứ ba.

Đối với vấn đề này, tờ The New York Times có bài phân tích nhận định rằng Trung Quốc tìm cách phục hồi quan hệ với các nước châu Âu, nhưng lại đối diện với “bài toán khó là Nga”.

Trong thời gian này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đều lên tiếng cảnh báo có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang cung cấp viện trợ quân sự cho Nga. Điều này đã thu hút sự quan tâm của Pháp và Đức.

Từ lợi ích riêng đến lợi ích chung

Đúng ngày đánh dấu mốc xung đột Nga-Ukraine tròn 1 năm - ngày 24/2, Bắc Kinh đưa ra lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine và đề nghị làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình đối với cuộc xung đột này tại Hội nghị An ninh Munich.

Trong một bài bình luận vừa qua, tờ DW của Đức bình luận rằng Bắc Kinh nhận thức rõ hiện trạng của cuộc xung đột ở Ukraine. Hiện tại, Ukraine và Nga đều cho rằng tình hình hiện nay cách quá xa mục tiêu chính trị của mình và không có bất cứ cơ sở nào để tin tưởng lẫn nhau. Sau một năm xung đột, hai bên phải trả một cái giá rất đắt và mỗi bên vẫn cho rằng mình có thể đánh bại bên kia và đạt được mục đích.

Nga đang chuẩn bị cho cuộc tấn công quy mô lớn và Ukraine thì chuẩn bị cho cuộc phản công quy mô lớn. Nói cách khác, giờ chưa phải là thời điểm cho các cuộc đàm phán hòa bình. Vậy tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn muốn đưa ra đề xuất trung gian đàm phán hòa bình?

Rất có thể Bắc Kinh đang cố gắng tìm một vùng đệm ở châu Âu, tìm kiếm sự ủng hộ từ châu Âu trong bối cảnh Mỹ gia tăng ảnh hưởng tại đây. Bên cạnh đó, xét về khía cạnh kinh tế, Bắc Kinh thực sự không muốn cuộc xung đột này tiếp diễn, bởi nó không tốt cho nền kinh tế Trung Quốc về lâu dài.

Trong chuyến thăm châu Âu, ông Vương Nghị nhiều lần bày tỏ Bắc Kinh sẵn sàng mở rộng hợp tác và nhấn mạnh rằng Trung Quốc cùng châu Âu là đối tác, không phải đối thủ và có nhiều cơ hội.

Giáo sư Chen Xulong tại Trường Đại học Kinh tế và Kinh doanh quốc tế ở Bắc Kinh nhận định Trung Quốc có thể không nhất trí hoàn toàn với một số quan điểm của EU về vấn đề Ukraine nhưng cũng không muốn xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-EU.

Giải pháp chính trị 12 điểm Trung Quốc nêu rõ các bên cần tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế đã được công nhận; kêu gọi các bên từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và cùng có tầm nhìn về an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững hướng tới một cấu trúc an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững, cũng như hòa bình và ổn định trên lục địa Á-Âu.

Bắc Kinh hối thúc các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình, cũng như kiềm chế, tránh làm trầm trọng thêm căng thẳng, ngăn chặn cuộc khủng hoảng vượt khỏi tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, Trung Quốc đề xuất tất cả các bên liên quan nên ủng hộ Nga và Ukraine nối lại đối thoại trực tiếp càng sớm càng tốt nhằm hạ nhiệt tình hình và cuối cùng đạt được một lệnh ngừng bắn toàn diện.

Vụ khinh khí cầu Trung Quốc: Bắc Kinh trao công hàm phản đối, hối thúc Mỹ không làm leo thang căng thẳng

Vụ khinh khí cầu Trung Quốc: Bắc Kinh trao công hàm phản đối, hối thúc Mỹ không làm leo thang căng thẳng

Tiếp tục cập nhật diễn biến mới nhất sau vụ Mỹ bắn rơi khinh khí cầu của Trung Quốc vì lo ngại hoạt động do ...

Ukraine nói muốn Trung Quốc 'về phe' mình, Bắc Kinh cảnh báo sẽ 'không bao giờ tha thứ' hành động này của Mỹ

Ukraine nói muốn Trung Quốc 'về phe' mình, Bắc Kinh cảnh báo sẽ 'không bao giờ tha thứ' hành động này của Mỹ

Giữa các thông tin Mỹ đưa ra rằng, có khả năng Trung Quốc cung cấp hỗ trợ cho Nga trong xung đột với Ukraine, Kiev ...

Tình hình Ukraine: Một nước châu Âu tuyên bố ủng hộ kế hoạch của Trung Quốc; Mỹ không tin Bắc Kinh?

Tình hình Ukraine: Một nước châu Âu tuyên bố ủng hộ kế hoạch của Trung Quốc; Mỹ không tin Bắc Kinh?

Hungary khẳng định ủng hộ giải pháp chính trị của Trung Quốc, trong khi Mỹ bày tỏ hoài nghi lập trường trung lập của Bắc ...

EU gia hạn trừng phạt Belarus, lý do thực sự là gì? Mỹ đang 'để mắt' tới một đề xuất của Ukraine về Nga

EU gia hạn trừng phạt Belarus, lý do thực sự là gì? Mỹ đang 'để mắt' tới một đề xuất của Ukraine về Nga

Ngày 27/2, Liên minh châu Âu (EU) thông báo gia hạn thêm một năm lệnh trừng phạt đối với Belarus do Minsk tiếp tục đàn ...

Nga tuyên bố tốt nhất là hòa đàm về Ukraine, nhưng không thể thì phải 'dụng quân'; ca ngợi Trung Quốc

Nga tuyên bố tốt nhất là hòa đàm về Ukraine, nhưng không thể thì phải 'dụng quân'; ca ngợi Trung Quốc

Ngày 27/2, trả lời phỏng vấn nhật báo Izvestia, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga để ngỏ khả năng tiến hành ...

(theo South China Morning Post)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới mang ‘thương hiệu’ riêng của ...
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời về kết quả chuyến công tác tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo chuyên gia kinh tế nổi tiếng, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời ...
Trùng Khánh: Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Trùng Khánh: Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ.
Phó Chủ tịch nước thăm chính thức Thụy Điển: Củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Phó Chủ tịch nước thăm chính thức Thụy Điển: Củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Đại sứ Trần Văn Tuấn lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Xung đột Ukraine phơi bày nhiều điểm yếu trong khả năng tự vệ của châu Âu và việc ông Trump tái đắc cử có thể làm đảo lộn an ninh lục địa này.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Thế giới và Việt Nam phỏng vấn nhanh ông Rabbi Silverman, công dân Mỹ gốc Do Thái về chiến thắng của ông Donald Trump và đường hướng giải quyết các vấn đề nóng của nước ...
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động