Phát hiện của nhóm nghiên cứu tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc có thể giúp ngăn chặn các chủng virus gây bệnh Covid-19 mới trong tương lai. (Nguồn: New York Times) |
Mới đây, tờ South China Morning Post dẫn lại thông tin của nghiên cứu được các nhà khoa học công bố trên tạp chí Biorxiv hôm 31/1. Theo đó loại kháng thể mới được tổng hợp từ thành phần của hai loại kháng thể tự nhiên được cơ thể con người sản sinh - vốn không có khả năng chống lại biến chủng Omicron..
Theo giáo sư Hoàng Cạnh Hà, trưởng nhóm nghiên cứu, đây là “bất ngờ” vì các nhà khoa học vốn không tìm kiếm kháng thể cho chủng Omicron, mà cho một loại bệnh truyền nhiễm khác. “Nó có tác dụng khá tốt. Do đó, chúng tôi thử nghiệm với Covid-19”, giáo sư Hoàng nói.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm kháng thể trên chủng Omicron có đột biến để xâm nhập hệ miễn dịch và thu được kết quả tích cực. Ngoài ra, loại kháng thể mới cũng có tác dụng trên các chủng virus SARS-CoV-2 trước đó, bao gồm chủng Delta.
Nhóm nghiên cứu cho biết các thành phần khác nhau từ hai kháng thể tự nhiên “có vai trò phối hợp trong quá trình trung hòa”. Họ nhận định loại kháng thể mới có nhiều tiềm năng trong việc đối phó với các chủng virus mới trong tương lai.
“Đây là nghiên cứu mới và rất có ý nghĩa”, giáo sư Văn Ngọc Mai, Giám đốc Viện Vi sinh vật gây bệnh tại Đại học Phúc Đán, tán dương nhóm nghiên cứu.
Giáo sư Hoàng nhận định việc sản xuất kháng thể với số lượng lớn “không phải là vấn đề”. “Trên thế giới, có ít loại kháng thể có khả năng trung hòa biến chủng Omicron. Tôi cảm thấy được trời giúp sức”, bà chia sẻ.
| WHO cảnh báo về biến thể 'Omicron tàng hình' xuất hiện ở 57 quốc gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo về biến thể 'Omicron tàng hình', biến thể mới của Omicron (BA.2) đang lây ... |
| Phát hiện triệu chứng mới ảnh hưởng lâu dài đến 50% bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh Nghiên cứu mới đây phát hiện, mất khứu giác, loạn khứu giác ảnh hưởng tới một lượng lớn bệnh nhân Covid-19 trong thời gian dài ... |