TIN LIÊN QUAN | |
Uniqlo sắp ra mắt máy bán quần áo tự động | |
Quán bar đầu tiên trên đất liền sử dụng robot để pha chế đồ uống |
Lần đầu tiên mở cửa ở ngoại ô thành phố Minneapolis (bang Minnesota, Mỹ) năm 1961, các trung tâm thương mại đã nhanh chóng trở thành một phần trong cuộc sống của người Mỹ và cư dân nhiều quốc gia khác trên thế giới. Không chỉ là địa điểm để người dân đến mua sắm mà còn là nơi các gia đình có thể cùng nhau đi chơi, ăn uống hoặc xem phim. Tạp chí Time từng ví von, vai trò của những trung tâm thương mại giống như những "quảng trường công cộng" của Mỹ.
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại trực tuyến cũng như sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã khiến mô hình kinh doanh tồn tại hơn nửa thế kỷ này dần bị quên lãng. Các nhà phân tích ước tính trong 5 năm tới, 25% trong số 1.100 trung tâm thương mại tại Mỹ sẽ đóng cửa và xu hướng này, sớm hay muộn, sẽ dần phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ riêng năm 2016, có tới 5.300 cửa hàng đã phải đóng cửa và dự kiến đến cuối năm 2017, con số này sẽ tăng thêm 8.600.
Schuylkill Mall, một trung tâm thương mại lớn ở Pennsylvania, Mỹ, nơi chỉ còn khoảng chục doanh nghiệp hoạt động. (Nguồn: Getty Images) |
Không riêng gì các trung tâm có quy mô nhỏ hay trung bình, nhiều thương hiệu lớn như Macy's, JCPenney và Kmart cũng rơi vào cảnh điêu đứng. Tại Mỹ, trung tâm thương mại Sears tuyên bố sẽ đóng cửa 300 cửa hàng trong năm nay. Một thương hiệu đình đám khác là Payless Shoes cũng cho biết sẽ dừng hoạt động 400 cửa hàng. RadioShack, chuỗi cửa hàng kinh doanh các mặt hàng âm thanh và điện tử đã tuyên bố phá sản.
Nhận định về xu hướng này, nhà sản xuất phim Dan Bell tiết lộ: “Thanh niên Mỹ giờ đây coi những trung tâm thương mại là di sản của quá khứ. Họ nhìn nhận chúng như một thành tựu của thế hệ cha mẹ thay vì những gì mà mình phải tiếp nối”. Nhiều trung tâm mua sắm giờ đây đã trở thành trung tâm y tế, khán phòng hay thậm chí là đền thờ tôn giáo.
Các nhân viên làm việc tại các trung tâm thương mại chính là nạn nhân đầu tiên. Từ năm 2002 tới nay, các cửa hàng bách hóa ở Mỹ đã sa thải 448.000 nhân viên, bằng 1/4 số nhân viên ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó, các cửa hàng kinh doanh trực tuyến chỉ tuyển dụng 178.000 nhân viên trong 15 năm qua.
Ngay cả Macy's, một thương hiệu lớn trong lĩnh vực xây dựng các trung tâm mua sắm, cũng đang gặp nhiều khó khăn. (Nguồn: Getty Images) |
Tuy nhiên, không phải tất cả các trung tâm mua sắm đều lâm vào tình trạng suy thoái. Một số nơi vẫn gặt hái thành công và có doanh thu tăng hàng năm như tại khu trung tâm Los Angeles, Las Vegas và Miami. Những trung tâm này chủ yếu tập trung các thương hiệu thời trang xa xỉ như Gucci, Louis Vuitton, Prada... với những đối tượng khách hàng ở tầng lớp trung lưu trở lên.
Để thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng, một vài trung tâm thương mại đã xây dựng thêm các khu vui chơi, ẩm thực hoặc thay đổi cảnh quan, kiến trúc. Nhiều dự án mới được xây dựng thường nằm đan xen giữa các tòa văn phòng và nhà ở, có tầng hầm và khu ngoài trời với nhiều hoạt động nghệ thuật hấp dẫn.
Dù vậy, các chuyên gia bán lẻ cho rằng, rất khó để phủ nhận thực tế rằng thời đại hoàng kim của những trung tâm thương mại đang dần lùi sâu vào dĩ vãng.
Mua sắm kiểu Hong Kong Những trung tâm thương mại kiểu Hong Kong đang phát huy hiệu quả và có thể được nhân rộng ra toàn cầu. |
Điều gì khiến nhiều nhà bán lẻ Mỹ sụp đổ trong năm 2017? Mặc dù Mỹ vẫn đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế nhưng hàng trăm cửa hàng và trung tâm mua sắm tại nước này ... |
Tránh nguy cơ bị hàng nhập khẩu chiếm lĩnh thị phần bán lẻ Theo Bộ Công Thương, các nhà bán lẻ nước ngoài hiện nay chỉ mới tranh chấp thị phần ở các mô hình bán lẻ hiện ... |