Lực lượng chức năng ở Hà Nội xử phạt người và phương tiện vi phạm. |
Từ những ngày còn bé, chúng ta luôn được dạy bảo về đức tính trung thực, là nền tảng để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng trung thực là phẩm chất đạo đức cao quý thể hiện giữa tư tưởng và hành động, giữa nhận thức và việc làm, giữa nhận thức đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Trung thực đối lập với giả dối.
Trong bối cảnh Covid-19, hơn bao giờ hết, tính trung thực của mỗi công dân là tiền đề góp phần hữu ích trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tính trung thực cũng gắn liền với tinh thần thượng tôn pháp luật.
Nhưng đáng tiếc, dù phần lớn người dân đang đồng lòng, chung sức trong cuộc chiến cam go chống dịch, thì đâu đó vẫn có nhiều người gian dối và đối phó trước các biện pháp phòng chống dịch.
Thực trạng đáng buồn
Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư đang gây ra nhiều tổn thất chưa thể thống kê hết trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống…
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay (6h sáng ngày 31/8) là 11.064 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 449.489 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về lĩnh vực kinh tế, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng ngày càng lớn, số doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động ngày càng tăng.
Đợt dịch này cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường lao động. Thống kê quý 2/2021 cho thấy số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là gần 1,2 triệu người, tăng hơn 87.000 người so với quý trước.
Sáng 31/8, Toà án Nhân dân TP. Phan Thiết (Bình Thuận) đưa ra xét xử Lê Kim Luân về tội “Chống người thi hành công vụ”. Đây là đối tượng vượt chốt kiểm soát phòng chống, dịch Covid-19 tại TP. Phan Thiết, sau đó quay xe tông và tấn công công an. (Nguồn: Báo Lao động) |
Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đã thấy rõ trong đời sống của mỗi gia đình, cá nhân. Nhiều người bị mất việc làm, giảm lương.
Nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không được phép hoạt động để phòng chống dịch.
Trẻ em chưa được đến trường.
Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nếu không tuân thủ đúng các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh là hiện hữu.
Nhưng theo dõi các phương tiện truyền thông hằng ngày, chúng ta có thể thấy rõ các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch không hiếm. Nhiều người thuộc diện F1, F0 không chủ động khai báo, hoặc khai báo gian dối, tìm mọi cách để trốn tránh cách ly, thậm chí chống đối người thi hành công vụ.
Nhiều người vẫn ra đường không có lý do chính đáng, không có giấy đi đường hợp lệ, hoặc làm giấy tờ giả nhằm qua mắt cơ quan chức năng. Một số khác vẫn tổ chức tiệc đông người.
Ngoài ra, một số người vẫn “hồn nhiên” không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, vứt khẩu trang không đúng nơi quy định. Nhiều người vẫn “lén lút” chạy bộ, tập thể thao ngoài đường.
Rất nhiều hành vi vi phạm các quy định phòng chống dịch mà các phương tiện truyền thông “điểm mặt, chỉ tên” hằng ngày nhưng dường như ở một số địa phương, tình trạng này chưa có dấu hiệu giảm.
Ý thức thượng tôn pháp luật
Theo đánh giá của các luật sư, hiện pháp luật Việt Nam đã tương đối đầy đủ và có những điều chỉnh rất kịp thời các văn bản hướng dẫn để xét xử những tội danh liên quan đến hành vi làm lây truyền dịch bệnh ra cộng đồng.
Cần phải hiểu rằng, dù pháp luật có đầy đủ đến đâu nhưng ý thức thượng tôn pháp luật của người dân không tốt thì rất khó để phòng chống dịch hiệu quả.
Nắm rõ quy định của luật pháp, nghiêm chỉnh chấp hành phương châm “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” không phải là điều gì quá xa vời, mà đó chính là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích của chúng ta.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, tuân thủ các quy định và pháp luật về phòng chống dịch cũng chính là cách chúng ta thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và chính bản thân mình.
Và chúng ta có thể thực hiện trách nhiệm này bắt đầu từ những điều cơ bản như nghiêm chỉnh thực hiện thông điệp 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế), chấp hành quy định “Ai ở đâu, ở yên đấy”…
Hãy trung thực với chính mình và trung thực với cơ quan chức năng trong khi khai báo y tế, khi đi ra đường... Đó cũng là cách chúng ta tuân thủ pháp luật và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ thị 17/CT-UBND của UBND thành phố, từ ngày 24/7 đến 15h ngày 25/8, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã xử phạt gần 33.000 vụ vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, trong đó cảnh cáo 295 vụ, phạt tiền 30.880 vụ, với số tiền gần 50 tỉ đồng; chuyển cơ quan công an xử lý hình sự 6 vụ... Các hành vi vi phạm phổ biến bị xử lý gồm: Ra ngoài khi không thực sự cần thiết (981 vụ); không đeo khẩu trang nơi công cộng (49 vụ); không giữ khoảng cách khi tiếp xúc (4 vụ); vứt khẩu trang đã qua sử dụng không đúng nơi quy định (17 vụ); không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 (17 vụ)... |
| Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không dừng bán vé máy bay nội địa Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các hãng hàng không: Vietnam Airlines, Viejet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines và Vietravel ... |
| Việt Nam mong muốn Liên hợp quốc tiếp tục cung cấp vaccine Covid-19 thông qua cơ chế COVAX Tiếp Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Việt Nam ... |