Trưởng ban Kinh tế Trung ương làm việc với Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ

TGVN. Ngày 9/12, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thăm và có buổi làm việc với các cán bộ chủ chốt của Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) và đại diện các cơ quan Việt Nam bên cạnh LHQ sau khi kết thúc Chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp (VELP2019) mà đoàn vừa tham dự tại Đại học Harvard ở thành phố Boston.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
truong ban kinh te trung uong lam viec voi phai doan thuong truc viet nam tai lhq Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài làm việc với Lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương
truong ban kinh te trung uong lam viec voi phai doan thuong truc viet nam tai lhq Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai làm việc tại Bộ Ngoại giao
truong ban kinh te trung uong lam viec voi phai doan thuong truc viet nam tai lhq
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý. (Ảnh: TTXVN)

Ông Nguyễn Văn Bình và đoàn công tác đã lắng nghe Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ, trình bày về những đề mục công việc phái đoàn đang gấp rút thực hiện nhằm chuẩn bị cho việc Việt Nam sẽ đảm trách vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ ngay trong tháng 1/2020, tháng Việt Nam chính thức là Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021 sau khi trúng cử với số phiếu gần như tuyệt đối 192/193 hồi tháng 6 vừa qua.

Đại sứ Đặng Đình Quý cũng chia sẻ với ông Nguyễn Văn Bình và đoàn về những thách thức lớn của phái đoàn Việt Nam tại LHQ nói riêng và của Việt Nam nói chung trong thời gian tới trên cương vị mới ở tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh.

Theo Đại sứ, 3 thách thức lớn nhất là tình trạng chia rẽ mất đoàn kết giữa các nước ủy viên thường trực (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) khiến rất nhiều nghị quyết của HĐBA dù mang tính ràng buộc vẫn không thể thực hiện được trong nhiều năm, là nhiệm vụ phải xử lý khối lượng công việc ngày càng lớn và phức tạp trong HĐBA, tăng tới 175% so với khối lượng công việc của HĐBA cách đây 10 năm, và kỳ vọng của nhiều nước muốn Việt Nam tạo được những thay đổi mang dấu ấn đáng nhớ trong nhiệm kỳ này.

Ông Nguyễn Văn Bình đã chia sẻ một số nội dung quan trọng mà đoàn đã thảo luận tại Đại học Harvard với các giáo sư đầu ngành phía Mỹ tuần vừa qua (từ 2-6/12) như sự cần thiết phải phát triển nền kinh tế số 4.0, đầu tư cho công nghệ và đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương cũng trao đổi cởi mở về những vấn đề kinh tế lớn của Việt Nam hiện nay như mục tiêu có được 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 và tầm quan trọng phải điều chỉnh cách tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để có thể phản ánh chính xác quy mô và chất lượng của nền kinh tế.

Trước những băn khoăn của cán bộ Phái đoàn về tính khả thi của mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, ông Nguyễn Văn Bình khẳng định việc cán đích về mặt con số không phải là khó, khi con số doanh nghiệp hiện nay đã là khoảng 734.000, nhưng điều quan trọng là đảm bảo chất lượng và quy mô của những doanh nghiệp tham gia thị trường chứ không phải doanh nghiệp kiểu hộ gia đình manh mún, nhỏ lẻ với quy mô dưới 10 lao động.

Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh năng lực khoa học, công nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn thấp, phần lớn chưa đủ khả năng tham gia vào mạng sản xuất các chuỗi giá trị toàn cầu ngay cả khi cánh cửa hội nhập đã được rộng mở.

Về vấn đề điều chỉnh cách tính GDP, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng cách tính GDP hiện đang áp dụng không còn phù hợp bởi chưa phản ánh được những khoản thu nhập từ kinh tế ngầm, hay nói cách khác là kinh tế tiền mặt. Theo Tổng cục Thống kê, với cách tính GDP mới sắp được công bố, sẽ có 76.000 doanh nghiệp, tương đương 10% tổng số doanh nghiệp Việt nam hiện có, bị bỏ sót nay sẽ được tính thêm vào. Trưởng ban Kinh tế Trung ương nêu rõ chỉ khi tính được GDP chuẩn xác chính phủ mới biết được quy mô thực sự của nền kinh tế để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế theo lộ trình 5 năm và 10 năm đồng thời có những quyết sách điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp hơn.

Khẳng định một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2019 là giữ được sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, bất chấp nhiều biến động của tình hình thế giới và thị trường kinh tế quốc tế, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt phải nỗ lực có được độc lập tự chủ về kinh tế để chống lại được các cú sốc từ bên ngoài một cách chủ động và hiệu quả cũng như phải đổi mới hơn nữa trong quản trị nhà nước để phù hợp hơn với kinh tế thị trường và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế nước nhà.

truong ban kinh te trung uong lam viec voi phai doan thuong truc viet nam tai lhq Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn thăm, làm việc tại Đồng Nai, Bình Thuận và Ninh Thuận

TGVN. Từ ngày 5-9/12, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao đã ...

truong ban kinh te trung uong lam viec voi phai doan thuong truc viet nam tai lhq Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính thăm làm việc tại Tanzania

TGVN. Nhận lời mời của Đảng Cách mạng Tazania (CCM) cầm quyền và Chính phủ Tanzania, từ ngày 3-7/12, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy ...

truong ban kinh te trung uong lam viec voi phai doan thuong truc viet nam tai lhq Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp và làm việc với các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

TGVN. Ngày 6/11, Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng ...

(Theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động