TIN LIÊN QUAN | |
Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Ngoại giao và kiến tạo hòa bình | |
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Nhà Trắng thông báo không có tuyên bố chung |
Theo bà, việc Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên được tổ chức tại Hà Nội mang đến những khó khăn và thách thức gì cho công tác truyền thông của Việt Nam?
Đây là sự kiện mang ý nghĩa quan trọng và hấp dẫn nhất từ trước đến nay tại Hà Nội, khẳng định vai trò của Việt Nam trong việc kiến tạo hoà bình, an ninh quốc tế. Nó thu hút sự quan tâm của hơn 3.000 phóng viên đến từ rất nhiều cơ quan báo đài, thông tấn lớn trên toàn thế giới dồn dập đến Việt Nam với sự đầu tư, chuẩn bị bài bản, phong phú. Sự kiện mang đến nhiều cơ hội và thách thức chưa từng có cho công tác truyền thông của Việt Nam.
Độ phức tạp của hoạt động chuẩn bị và vận hành hoạt động truyền thông cho sự kiện là một thách thức lớn cho chúng ta trong bối cảnh thời gian chuẩn bị quá gấp rút trong vòng 10 ngày. Số lượng người tham gia cực kì đông đảo, lịch trình đa dạng, tuyệt mật của các quan chức cấp cao yêu cầu công tác truyền thông của Việt Nam cần được thực hiện với mức độ chuyên nghiệp và chính xác cao nhất. Ngoài ra, sự chuyên nghiệp, sáng tạo của các hãng thông tấn nước ngoài hay thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ nhất tại Singapore cũng tạo áp lực khổng lồ cho công tác tổ chức truyền thông của Việt Nam.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh kiểm tra Trung tâm Báo chí quốc tế phục vụ Thượng đỉnh Mỹ - Triều. (Ảnh: ĐK) |
Được chọn là nơi diễn ra một hội nghị mang tính kết nối giữa hai quốc gia có quan hệ căng thẳng, thách thức không kém phần quan trọng của Việt Nam là làm sao truyền tải hình ảnh đất nước, con người với tinh thần yêu chuộng hoà bình cùng những sự phát triển vượt bậc trong quá trình hội nhập, cả về kinh tế, văn hoá và xã hội. Thêm vào đó, sau sự kiện, việc duy trì ấn tượng tốt đẹp về mọi mặt với các kênh thông tấn quốc tế, quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và các sản phẩm nội địa nói riêng cũng là một nhiệm vụ không dễ dàng.
Là người đứng đầu một công ty truyền thông, bà đánh giá thế nào về tính hiệu quả của công tác truyền thông nhằm phục vụ sự kiện này?
Cần phải khẳng định một lần nữa rằng dù chỉ có hơn 1 tuần để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh lần này, ngắn hơn nhiều so với thời gian chuẩn bị gần 2 tháng mà Singapore có được khi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ nhất hồi tháng 6/2018, Chính phủ Việt Nam vẫn đảm bảo cung cấp các điều kiện tối ưu và hoàn hảo cho việc tác nghiệp của báo giới. Trung tâm báo chí quốc tế (IMC) tại Cung Văn hóa Hữu nghị đang được sử dụng hết công suất, phục vụ cho việc tác nghiệp của hơn 3.000 phóng viên quốc tế và nhận được phản hồi vô cùng tích cực về cơ sở vật chất và tiện ích hiện đại.
Tôi cho rằng công tác truyền thông phục vụ sự kiện này đã được thực hiện một cách tổng thể và tích cực. Các phương tiện thông tin đại chúng được khai thác triệt để nhằm đưa tin về chương trình một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Công chúng trong và ngoài nước được cập nhật liên tục với các tin bài liên quan đến hoạt động trong sự kiện. Không chỉ báo chí trong nước mà cả báo giới quốc tế cũng được tạo điều kiện để phát huy tối đa sự sáng tạo và chuyên nghiệp thông qua việc đảm bảo việc truyền thông được liên tục và thông suốt, chẳng hạn như dựng các trường quay gấp trên nóc các toà nhà trong thành phố, phóng viên tác nghiệp liên tục tại các địa điểm trọng yếu kéo dài từ Lạng Sơn tới Hà Nội.
Do nhiều yếu tố chính trị và khẩn trương của công tác chuẩn bị, nhiều hoạt động truyền thông quảng bá cho riêng Việt Nam ở quy mô quốc gia còn chưa đa dạng được như của các doanh nghiệp quốc tế và trong nước. Tuy nhiên, tôi hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá điểm đến, về kinh tế cũng như du lịch, trong thời gian sắp tới.
Tổng Giám đốc T&A-Ogilvy, Giám đốc Ogilvy Consulting Việt Nam Nguyễn Diệu Cầm. |
Trong bối cảnh đó, công ty T&A Ogilvy đã có những hoạt động gì nhằm hỗ trợ cho công tác truyền thông của sự kiện này?
Nhìn nhận đây là một sự kiện lớn mang tầm quốc tế, gây dựng hình ảnh quốc gia, T&A Ogilvy hân hạnh được chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp và toàn ngành truyền thông, góp phần nhỏ bé hỗ trợ cho công tác thông tin quảng bá của sự kiện.
Cụ thể, được sự tín nhiệm của Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao, T&A Ogilvy đảm nhận vai trò tư vấn, đánh giá hiệu quả truyền thông của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 đối với Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ thực hiện một số sản phẩm truyền thông, gồm video ngắn giới thiệu cũng như các bài viết theo dòng sự kiện và quảng bá hình ảnh Việt Nam, một đất nước yêu chuộng hoà bình và là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động ngoại giao, hợp tác mang tính chiến lược.
Với chuyên môn và kinh nghiệm hợp tác nhiều năm với các Diễn đàn, Hội nghị tầm cỡ như Asia Society, Global Women Summit, The Economists Conference, APEC 2017, hay gần đây nhất là Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN tại Việt Nam 2018, T&A Ogilvy tập trung vào việc nâng tầm chuyên nghiệp của công tác truyền thông theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hiểu được tầm quan trọng của sự kiện, T&A Ogilvy còn tích cực thực hiện cho các hoạt động bên lề sự kiện như ký kết mua máy bay Boeing với Bamboo Airlines và Vietjet Air - không chỉ thu hút về mặt truyền thông mà còn mang lại những tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế với việc tăng trưởng kim ngạch song phương giữa Mỹ và Việt Nam. Chúng tôi cũng đồng hành cùng Bia Sài Gòn với chương trình Uống mừng Hòa bình. Các hoạt động truyền thông này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ và các tập đoàn lớn tại Việt Nam với một sự kiện mang tầm quốc tế.
Cuối cùng, với tư cách là một người Việt Nam, bà có cảm nhận gì về sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội này?
Tôi tin rằng không chỉ riêng tôi mà bất cứ người Việt Nam nào trước hết đều cảm thấy tự hào khi đất nước được chọn làm điểm đến cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều vì đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hợp tác hoà bình, an ninh thế giới. Điều này đã góp phần khẳng định cái nhìn đầy thiện cảm của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam - một quốc gia đang trên đà phát triển với tinh thần nhân văn, giao hoà, hữu nghị.
Bản thân tôi cũng thường xuyên theo dõi các sự kiện quốc tế và tôi thực sự rất mong chờ một kết quả mang tính bước ngoặt trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên sau Hội nghị lần này. Điều đó không chỉ mở ra cơ hội cho hai nước mà còn có tác động lớn lên nền hòa bình thế giới, đặc biệt trong quá trình phi hạt nhân hoá và xoá bỏ quan hệ thù địch trên diện rộng.
Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và trong thời đại hiện nay, cách chúng ta thể hiện điều đó là thực hiện những hoạt động đóng góp cho quá trình hội nhập, hợp tác hữu nghị và một trong số đó chính là tích cực quảng bá cho hình ảnh đất nước - con người Việt Nam qua công tác truyền thông chuyên nghiệp và đa dạng.
Ông Kim Jong-un: Nếu không sẵn sàng phi hạt nhân hóa, tôi đã không ở đây vào lúc này Phát biểu sau cuộc gặp thượng đỉnh mở rộng giữa phái đoàn hai nước sáng 28/2 tại Hà Nội, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim ... |
Sau thượng đỉnh Mỹ - Triều, Tổng thống Hàn Quốc sẽ đề xuất cơ chế Bán đảo Triều Tiên mới Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ công bố chi tiết về đề xuất mới của ông đối với tương lai của Bán đảo Triều ... |
Đoàn Triều Tiên thăm Viện Khoa học Nông nghiệp, tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất lúa của Việt Nam Sáng nay (28/2), sau khi tham quan mô hình phát triển của tỉnh Hải Dương, Đoàn lãnh đạo cấp cao Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) ... |