TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh: 'Giáo viên thời dạy học online như một cái máy… sẽ hết thời'

Nguyệt Anh
TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh (giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội) nhận định, công nghệ đã buộc mỗi giáo viên phải trở nên ‘người’ hơn. Thời dạy học online, nếu giáo viên dạy như một cái máy, phân phát tri thức một cách cao ngạo, chẳng mấy chốc sẽ... hết thời.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS Nguyễn Thị Ngọc Minh: 'Giáo viên dạy học thời online như một cái máy… sẽ hết thời'
TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh nêu quan điểm, thời dạy học online, nếu giáo viên dạy như một cái máy sẽ dễ dàng bị đào thải.

“Đối thủ lớn nhất của chúng ta là máy móc”

Chị nhìn nhận như thế nào về việc dạy học thời online?

Dạo qua một loạt các phần mềm dạy học, tôi nhận thấy công nghệ giáo dục đã tiến bộ vượt bậc. Máy móc đã thay thế được rất nhiều công việc của người thầy và ngày càng trở nên hữu ích, thân thiện hơn với người học.

Khi cách mạng công nghệ đang ngày càng xâm lấn sâu hơn vào giáo dục, có lẽ đã đến lúc tất cả chúng ta, những giáo viên, cần dừng lại để suy nghĩ.

Đã đến lúc cả thầy lẫn trò cùng dừng lại, để nhận diện đâu là cơ hội, đâu là thách thức?

Đúng vậy, đối thủ lớn nhất của chúng ta giờ đây không phải người, mà là máy móc. Có lẽ câu hỏi lớn mà chúng ta phải cùng nhau trả lời là: vai trò của giáo viên sẽ là gì? Những công đoạn nào ta có thể ủy quyền cho máy móc, công đoạn nào bắt buộc phải có sự tham gia của giáo viên? Đâu là yếu tố cốt lõi của giáo dục mà máy móc không thể thay thế? Nếu không trả lời được thấu đáo những câu hỏi này, chúng ta có thể bị “đá văng” khỏi vòng quay của xã hội.

Người thầy cần trở thành một “hướng dẫn viên”

Để học sinh không lạc lối trong “ma trận” thông tin khổng lồ, vai trò của người thầy ra sao?

Học sinh ngày nay có thể hoàn toàn tự học kiến thức bằng nhiều kênh khác nhau. Với sự phát triển mạnh mẽ của tài nguyên mã nguồn mở, ai cũng có cơ hội được tiếp cận nhanh chóng những thành tựu tri thức mới nhất của nhân loại. Nhưng phải chăng áp lực thông tin và tri thức trên vai chúng ta ngày càng lớn?

Để học sinh không khỏi lầm đường hoặc “chết chìm” trong khối thông tin khổng lồ, người thầy cần trở thành một hướng dẫn viên trên con đường tri thức.

Đặc biệt, người thầy cần dạy học sinh cách tìm kiếm, phân tích, đánh giá thông tin, cách sắp xếp thông tin đó thành một hệ thống ngăn nắp trong đầu óc, cách chuyển hóa tri thức của người thành tri thức của mình, cách vận dụng tri thức đó vào đời sống.

Thực tế đối với các sinh viên của chị hiện nay như thế nào?

Đáng tiếc, ngay cả sinh viên của tôi, vốn dĩ là những học sinh rất nỗ lực trong suốt 12 năm học phổ thông, cũng rất ít em có được khả năng này. Mỗi khi làm bài tập hay thuyết trình, tôi thường thấy các em chép y nguyên hoặc đọc như một cái máy những tri thức mà các em hoàn toàn không hiểu, chứ chưa nói là phân tích, xét đoán và vận dụng nó để biến nó thành “tài sản” của mình.

Bằng một video bài giảng, các thầy cô chỉ cần dạy một lần cho nhiều lớp học sinh khác nhau. Bằng phần mềm, các thầy cô cũng có thể giao bài tập cho hàng nghìn học sinh khác nhau và phần mềm cũng sẽ giúp các thầy cô giám sát việc làm bài tập và đánh giá kết quả của học sinh.

Còn máy móc “định vị” ra sao trong chuyện dạy và học online, theo chị?

Tất cả những kỹ thuật, máy móc không thể nhận ra sự bối rối của học sinh trước một kiến thức nào đó để dừng lại, giảng giải kỹ hơn, bằng một ngôn ngữ đơn giản hơn.

"Để học sinh không khỏi lầm đường hoặc “chết chìm” trong khối thông tin khổng lồ, người thầy cần trở thành một hướng dẫn viên trên con đường tri thức".

Máy móc cũng không nhận ra được mối quan tâm khác nhau của từng học sinh. Máy móc có thể đánh giá học sinh qua các chỉ số: số giờ làm bài, số câu trả lời đúng, thời điểm nộp bài. Trong giáo dục, có vô vàn những thứ rất quan trọng nhưng không đo lường được một cách rõ ràng. Đó là tình yêu của học sinh dành cho môn học, phong cách học tập riêng của học sinh, sở trường và sở đoản, sự tò mò và khát vọng học tập bên trong mỗi học sinh. Đó là những yếu tố cốt lõi tham gia vào quá trình học tập của người học.

Hơn nữa, máy móc cũng chỉ đánh giá được học sinh vào thời điểm hiện tại, dựa trên những hành vi học tập trong quá khứ, mà khó lòng chỉ ra được con đường mà em nên đi trong tương lai.

Nghĩa là người thầy phải đến gần học sinh của mình hơn?

Người thầy có thể nói với các em rằng: “Con thật sự có năng lực rất đặc biệt về vật lý”, “con có khả năng quan sát rất tốt và đầu óc phân tích rất logic, con rất sáng tạo”…

Sự đánh giá tích cực của người thầy thực sự là một phép màu, bởi nó kích hoạt niềm tin bên trong đứa trẻ, chỉ rõ cho trẻ con đường cần phải theo đuổi để hoàn thiện những tiềm năng vốn có của mình.

Máy móc đưa ra phản hồi, đánh giá một cách hoàn toàn lạnh lùng, bởi bản thân nó không có cảm xúc. Ngay cả Sophia - “cô robot” được cấp quyền công dân đầu tiên trên thế giới, nổi tiếng thông minh vì biết biểu cảm và đối đáp như con người, thì ai cũng biết bên trong cô không có trái tim, những cảm xúc của cô chỉ là ngụy tạo. Hơn hết, máy móc không truyền đi được năng lượng, không khơi được nguồn cảm hứng.

Trong khi đó, người thầy có thể tiến lại gần đặt niềm tin vào học trò. Sự đánh giá ấm áp đó chính là động lực để đứa trẻ biết rằng mình cần phải đứng lên, đi tiếp. Có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người thầy vĩ đại, tôi nhận ra từng ánh mắt, nụ cười, giọng nói của họ đều có khả năng truyền đi một nguồn năng lượng vô cùng to lớn.

"Cuộc sống cần những giáo viên hiểu biết rất rõ về bản thân, về sứ mệnh mình đang được giao phó, để đánh thức được khát vọng sống, động lực học tập bên trong mỗi đứa trẻ. Trong cuộc cạnh tranh với máy móc, để có thể chiến thắng, ta không còn lựa chọn nào khác ngoài cách làm cho mình trở nên nhân ái hơn".

Những người thầy như vậy có thể cho chúng ta thấy ý nghĩa của cuộc đời, đánh thức được trong ta hoài bão được cống hiến - thứ ngọn lửa sẽ kích hoạt mọi đam mê và tiềm lực bên trong mỗi chúng ta, khiến cho ta có thể vui vẻ sống, học tập và làm việc mỗi ngày.

Còn rất nhiều điều khác nữa mà máy móc không bao giờ có thể thay thế.

Trong cuộc chiến này, để không bị đánh bại bởi máy móc, chúng ta có rất nhiều vũ khí.

Thứ “vũ khí” mà chị đề cập ở đây là gì? Trong cuộc “cạnh tranh” với máy móc, người thầy phải chuyển mình để có thể bắt nhịp kịp?

Cho đến thời điểm này, tôi nhận ra, công nghệ đã buộc mỗi giáo viên phải trở nên “người” hơn. Những giáo viên dạy như một cái máy, phân phát tri thức một cách cao ngạo, chẳng mấy chốc sẽ… hết thời.

Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải trở thành những giáo viên biết lắng nghe, giàu lòng trắc ẩn, hiểu biết tường tận về cá nhân từng đứa trẻ. Cuộc sống cũng đòi hỏi người thầy phải trở thành những con người giàu trải nghiệm và biết không ngừng tự vấn, ngẫm nghĩ về những bài học mà mình đã thu nhận được trong cuộc đời.

Nói đúng hơn, cuộc sống cần những giáo viên biết sống một cách cống hiến, cho đi không vụ lợi và chú tâm với mỗi việc mình làm, để toàn bộ cuộc đời mình và cơ thể mình trở thành một bài học.

Cuộc sống cũng cần những giáo viên hiểu biết rất rõ về bản thân mình, về sứ mệnh mình đang được giao phó, để đánh thức được khát vọng sống, động lực học tập bên trong mỗi đứa trẻ.

Trong cuộc cạnh tranh với máy móc, để có thể chiến thắng, ta không còn lựa chọn nào khác ngoài cách làm cho mình trở nên nhân ái hơn, để có thể lại gần học sinh hơn nữa.

Xin cảm ơn TS!

‘Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội tạo ra sự bình đẳng cho số đông’
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6: Nghề báo và tình yêu thương trải trên từng con chữ
Học thật, thi thật: 'Học để thi cũng giống như người chỉ lo trang điểm để chụp ra bức ảnh đẹp'
Ứng xử trên mạng
Tranh cãi đề thi Văn 'Nếu phải ở trong nước sôi': Đề thi theo hướng mở có thành con dao hai lưỡi?
Đề thi Văn 'nếu phải ở trong nước sôi...': Đã đến lúc cần tiếp cận cách làm mới
TIN LIÊN QUAN
Nguyệt Anh (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thể hiện tinh thần, bản lĩnh Đặc công trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thể hiện tinh thần, bản lĩnh Đặc công trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Binh chủng Đặc công tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Chuyển đổi số: Quá trình quan trọng góp phần nâng cao chất lượng báo chí trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số: Quá trình quan trọng góp phần nâng cao chất lượng báo chí trong kỷ nguyên mới

Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp công cuộc chuyển đổi số của đất ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động