Deepfake là một dạng tin giả mở rộng và siêu chuyên biệt, có khả năng đe dọa các chức năng của chính phủ và sự ổn định xã hội trên toàn thế giới.
Thập kỷ qua chứng kiến sự bùng phát của “đại dịch” tin giả trên toàn thế giới, châm ngòi nổ vô hình cho bạo lực ở Ấn Độ, Pháp và Indonesia, đồng thời góp phần gây chia rẽ xã hội sâu sắc ở nhiều quốc gia. Ở khía cạnh nào đó, các công ty công nghệ và chính phủ đã phải vật lộn để chống lại những tin tức giả mạo này và vấn nạn Deepfake, nhưng tệ hơn, họ đã trục lợi từ sự thù hận và phân cực sau đó.
Deepfake là một dạng tin giả mở rộng và siêu chuyên biệt, có khả năng đe dọa các chức năng của chính phủ và sự ổn định xã hội trên toàn thế giới. (Nguồn: Shutterstock) |
Sự bùng nổ của Deepfake
Sự ra đời của Photoshop làm con người hoài nghi về tính xác thực của bức ảnh. Họ tìm đến video với niềm tin rằng, video không thể cắt ghép hay chỉnh sửa diện mạo và giọng nói con người cho đến khi Deepfake xuất hiện. Nổi lên trong những năm gần đây, Deepfake, âm thanh hay video giả mạo được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo, đã trở nên phổ biến trên mạng Internet. Những nghiên cứu hàn lâm vào những năm 1990 cùng với tiến trình dân chủ hóa công nghệ và những cải tiến trong phương tiện kỹ thuật số đã đưa công nghệ này đến với người dùng trực tuyến.
| Covid-19: Tin giả mùa dịch bệnh - chuyện dài chưa dứt |
Số lượng video Deepfake tăng gấp đôi sau mỗi 6 tháng. Số liệu từ công ty nghiên cứu Deepfake ở Hà Lan - Deeptrace Labs cho thấy, số lượng video Deepfake trong 7 tháng đầu năm 2019 là hơn 14.500 và gần 50.000 vào tháng 7 năm nay. Mặc dù công nghệ này có một vài ứng dụng hữu ích, phần lớn nó được sử dụng cho các mục đích xấu. Deeptrace Labs lưu ý rằng, hơn 96% video Deepfake trong năm 2019 là phim khiêu dâm và 4 video khiêu dâm Deepfake hàng đầu đã thu được hơn 134 triệu lượt xem.
“Dấn thân” vào chính trị
Deepfake cũng đã tạo ra những tác động đến lĩnh vực chính trị ở nhiều quốc gia trên thế giới, đe dọa hoạt động của chính phủ và sự ổn định xã hội.
Năm ngoái, các video Deepfake của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nói lắp đã thu hút 3 triệu lượt xem. Sự tồn tại của video Deepfake có nghĩa là, đôi khi video thật được coi là giả và ngược lại. Vào tháng 1/2019, tại quốc gia châu Phi Gabon, video về Tổng thống Ali Bongo - người không xuất hiện trước công chúng trong vài tháng, đã gây ra một cuộc đảo chính. Quân đội tin rằng video là giả, mặc dù Tổng thống sau đó xác nhận nó là thật.
Tin liên quan |
Mạng xã hội và vấn nạn tin giả thời Covid-19: Cuộc chiến chưa hồi kết |
Vào năm 2018, một video Deepfake của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu về công nghệ này cũng đã được lan truyền rộng rãi để nâng cao nhận thức về chủ đề này.
Những trò lừa bịp dùng Deepfake hoàn toàn có thể được sử dụng để để kích động bạo lực và mâu thuẫn cực đoan trên thế giới. Ví dụ, các nhóm khủng bố có thể sản xuất các đoạn clip về những người lính nước ngoài tra tấn hoặc giết hại dân thường. Tương tự như vậy, các nhóm cánh hữu có thể tạo ra những lời ngụy biện để vu cho đối thủ của họ những cáo buộc vô căn cứ.
Thực tế là những người tạo Deepfake đông hơn rất nhiều so với những người nhận thức được công nghệ này, nên vấn đề tin thật, tin giả ngày càng trở nên khó đoán định. Hầu hết mọi người thường tin vào những tin tức giả mạo mà không kiểm tra các nguồn hoặc làm rõ. Ngay cả khi các video bị bóc trần là giả mạo, tốc độ phát hành ban đầu nhanh chóng khiến không thể đảo ngược thiệt hại đã gây ra.
Làm trầm trọng nạn tin giả
Deepfake làm trầm trọng thêm vấn đề tin giả theo nhiều cách khác nhau.
Thứ nhất, mọi người có xu hướng tin vào các video hơn là các bản tin do các cá nhân đăng tải.
Thứ hai, vì công nghệ này vẫn còn mới đối với nhiều người, họ có nhiều khả năng bị “dắt mũi” bởi những video này.
Thứ ba, các vấn đề cũng nảy sinh khi việc các video thật bị coi là giả, chẳng hạn như trường hợp của Gabon. Điều này có thể gây ra rắc rối trong các vụ kiện pháp lý, trong đó các bằng chứng video có thể bị loại bỏ do sự phổ biến của công nghệ Deepfake.
Nếu thập kỷ qua vừa chứng kiến “sự lên ngôi” của tin giả, thì những năm gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo, Deepfake đang đẩy cuộc chiến chống tin giả sang một giai đoạn mới, khó khăn và phức tạp hơn. Về mức độ nguy hại, nếu coi tin tức giả là một loại vũ khí sát thương, thì Deepfake chính là vũ khí hạt nhân.
| Deepfake đáng sợ nhưng Dumbfake còn… đáng sợ hơn TGVN. Đáng sợ hơn cả công nghệ siêu giả mạo “Deepfake”, những video “Dumbfake” có nội dung đơn giản, dễ bị vạch trần và chi ... |
| Internet và cơn ác mộng mang tên Deepfake TGVN. Còn nguy hiểm và “cao cấp” hơn cả fake news (tin tức giả), công nghệ “siêu giả” (Deepfake) với khả năng cắt ghép khuôn ... |
| CEO Facebook thừa nhận công nghệ "deepfake" là vấn đề hóc búa Theo Mark Zuckerberg, Facebook đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn các video được dàn dựng với công nghệ "deepfake", được cho là có thể ... |