Nhỏ Bình thường Lớn

Từ câu chuyện sao kê mùa lũ lụt…

Rất cần xử lý nghiêm các hành vi gian dối "phông bạt từ thiện" trong mùa lũ lụt để duy trì niềm tin của cộng đồng xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Việc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam liên tiếp đăng tải hàng nghìn trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 qua số tài khoản Ngân hàng Vietcombank 0011001932418 thu hút sự quan tâm và tán thành của dư luận xã hội.

Từ câu chuyện sao kê mùa lũ lụt…
Các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động từ thiện cần tăng cường hơn nữa tính công khai minh bạch trong việc thu nhận, quản lý, phân bổ nguồn lực quyên góp. (Nguồn: thanhuytphcm.vn)
Tin liên quan
Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Minh bạch và vinh danh

Không chỉ nhằm tạo sự minh bạch trong việc kêu gọi hỗ trợ, vinh danh tấm lòng vàng của các nhà hảo tâm mạnh thường quân, việc công bố sao kê của UBTW MTTQ Việt Nam còn thể hiện sự nghiêm túc thực hiện Nghị định 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Theo đó, các cá nhân, tổ chức vận động nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

Thời điểm sao kê số tiền ủng hộ chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận. Các cá nhân, tổ chức vận động nguồn đóng góp tự nguyện cũng có trách nhiệm công khai tổng số tiền đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng.

Vi phạm đạo đức, pháp luật

Thế rồi, sau động thái công bố sao kê đúng đạo đức, đúng pháp luật của UBTW MTTQ Việt Nam, cộng đồng mạng phát hiện nhiều trường hợp đã lợi dụng tình huống kêu gọi hỗ trợ đồng bào để chỉnh sửa hình ảnh một cách vô cảm, “thổi phồng” số tiền đã ủng hộ nhằm tạo danh tiếng ảo trên mạng xã hội.

Khái niệm “check VAR” sao kê ra đời, để chỉ công việc kiểm chứng thông tin về số tiền đóng góp đã được cá nhân, tổ chức nào đó công bố.

Danh sách các đối tượng “phông bạt từ thiện”, “làm màu” một cách kệch cỡm ngày một thêm dài, thậm chí có cả những nhân vật có chút tiếng tăm trước đó.

Hành vi lợi dụng hoạt động từ thiện, cố ý tạo ra “sự hiểu lầm” về số tiền ủng hộ không chỉ thể hiện sự gian dối, của các cá nhân háo danh, làm tổn thương niềm tin của cộng đồng mà còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Có lẽ, khi thực hiện hành vi trục lợi danh tiếng sai trái, vô đạo đức như trên, các cá nhân bị cộng đồng mạng “điểm mặt chỉ tên” đã không ý thức về khả năng bản thân có thể vi phạm pháp luật.

Theo đó, những trường hợp sửa sao kê chuyển tiền từ thiện, chiếu theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, việc cung cấp thông tin giả mạo, xuyên tạc hoặc vu khống có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5 - 10 triệu đồng.

Đáng chú ý, hành vi làm giả sao kê và kêu gọi từ thiện nhưng không chuyển tiền đúng số lượng cam kết có thể bị xử lý nghiêm theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015. Điều 175 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt tù lên đến 12 năm.

Trao gửi yêu thương đúng địa chỉ

Với những diễn biến vừa qua, rõ ràng, các cơ quan chức năng cần thực hiện các chế tài xử lý răn đe nghiêm khắc đối với những hành vi gian dối “phông bạt từ thiện”.

Xử lý các hành vi vi phạm sẽ giúp duy trì sự công bằng trong hoạt động quyên góp ủng hộ cứu trợ và củng cố niềm tin của các mạnh thường quân nói riêng và nhân dân nói chung.

Các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động từ thiện cần tăng cường hơn nữa tính công khai minh bạch trong việc thu nhận, quản lý, phân bổ nguồn lực quyên góp.

Không chỉ sao kê số tiền gửi đến, việc cung cấp các chứng từ quyết toán, giải ngân nguồn tiền cứu trợ đúng mục đích, đúng đối tượng cũng là hoạt động mà các tổ chức từ thiện cần thực hiện, nhằm xây dựng niềm tin của cộng đồng xã hội.

Cuối cùng, người dân nói chung, các tấm lòng mạnh thường quân nói riêng cũng cần tỉnh táo, đặt yêu thương đúng chỗ; luôn tìm hiểu đầy đủ, xác minh kỹ lưỡng các thông tin có liên quan đến tổ chức từ thiện trước khi tham gia quyên góp. Có tấm lòng chia sẻ là tốt, nhưng tấm lòng tốt cần phải đến đúng nơi cần đến, tránh bị sập bẫy vào những địa chỉ lừa đảo.

Tấm lòng của những người con xa xứ gửi về vùng lũ lụt ở quê nhà

Tấm lòng của những người con xa xứ gửi về vùng lũ lụt ở quê nhà

Trước những mất mát và thiệt hại nặng nề do lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc, cộng đồng người Việt Nam ở các nước ...

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt

Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái quý báu của dân tộc, các tổ chức và cộng đồng người Việt Nam ở ...

Dấu ấn 20 năm phát huy nguồn lực kiều bào: Đất nước gửi trọn niềm tin

Dấu ấn 20 năm phát huy nguồn lực kiều bào: Đất nước gửi trọn niềm tin

Suốt chặng đường 20 năm triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), cộng ...

Giải bóng đá ý nghĩa nhằm quyên góp giúp đỡ đồng bào chịu ảnh hưởng cơn bão số 3

Giải bóng đá ý nghĩa nhằm quyên góp giúp đỡ đồng bào chịu ảnh hưởng cơn bão số 3

Ngày 15/9, hai giải bóng đá của cộng đồng người Việt ở hai miền Nam-Bắc Nhật Bản đã được tổ chức nhằm phát động quyên ...

Đại hội thể thao sinh viên Việt Nam tại Nga năm 2024: Sân chơi của sức trẻ và tinh thần đoàn kết

Đại hội thể thao sinh viên Việt Nam tại Nga năm 2024: Sân chơi của sức trẻ và tinh thần đoàn kết

Ngày 15/9, tại thủ đô Moscow, Đại hội thể thao sinh viên Việt Nam tại Nga năm 2024 chính thức khai mạc với sự tham ...