Back to E-magazine
e magazine
09:00 | 27/05/2022
Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin

09:00 | 27/05/2022

GS.TS. Phạm Quang Minh chia sẻ với TG&VN những ấn tượng mạnh mẽ về chuyến thăm, làm việc tại Mỹ của Thủ tướng cũng như về quan hệ Việt-Mỹ...

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin

GS.TS Phạm Quang Minh - chuyên gia phân tích quốc tế, hiện đang là học giả Fulbright tại Viện Nghiên cứu Đông Á Weatherhead, Đại học Columbia, Mỹ. Là người trực tiếp tham dự cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện Hội thanh niên sinh viên ở New York ngày 15/5, ông chia sẻ với TG&VN những ấn tượng mạnh mẽ về chuyến thăm, làm việc tại Mỹ của Thủ tướng cũng như về quan hệ Việt-Mỹ...

Cách tiếp cận,
tầm nhìn toàn diện

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin
Tổng thống Mỹ Joe Biden đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Nhà Trắng ngày 12/5.

Một chuyến thăm kéo dài 7 ngày của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Mỹ, dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ tháng 5 vừa qua đã để lại dư âm rất lớn. Những điều ông tâm đắc nhất ở chuyến thăm này là gì?

Trọng tâm của chuyến thăm lần này là quan hệ ASEAN-Mỹ, diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi Mỹ và ASEAN kỷ niệm 45 năm quan hệ song phương đã bị hoãn vì đại dịch Covid-19, nhiều câu hỏi liên quan được đặt ra khi cả Philippines và Myanmar không thể cử đại diện cao nhất của mình tham dự; xung đột Nga-Ukraine có ảnh hưởng đến trọng tâm chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc không có dấu hiệu giảm nhiệt; các nước ASEAN đang phải vật lộn với bài toán khôi phục kinh tế hậu đại dịch Covid-19 và tìm sự thống nhất xung quanh vấn đề Myanmar.

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin

Vì thế, Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ là cơ hội cho cả hai bên thảo luận, tìm ra những câu trả lời cho hiện tại và tương lai. Dù thế nào đi chăng nữa, một điều thấy rõ là cả hai đều nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải hợp tác vì lợi ích chung.

Hội nghị lần này có tính chất lịch sử, bởi lần đầu tiên tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ trực tiếp đón đại diện của các thành viên ASEAN. Trong phát biểu khai mạc, ông Joe Biden khẳng định Hội nghị là “sự kiện lịch sử” (historic event) sẽ mở ra “một kỷ nguyên mới” (a new era) trong quan hệ giữa hai bên, cho thấy một cách tiếp cận, tầm nhìn chiến lược toàn diện của Washington với ASEAN.

Việt Nam, nhân cơ hội này, có thể truyền đi thông điệp một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn kiên định với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, với ba từ khóa “chân thành, tin cậy và có trách nhiệm”.

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ.

Cuộc họp ASEAN-Mỹ diễn ra trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, tuy vậy Hội nghị đã thành công với một tuyên bố chung “đầy đặn”, rõ ràng và có phần “mới mẻ”. Ông nghĩ sao về điều này? Lập trường của ASEAN trước các vấn đề quốc tế đã được nhìn nhận như thế nào?

Tuyên bố chung với 8 phần nội dung quan trọng cho thấy tính toàn diện trong hợp tác Mỹ-ASEAN, đề cập tất cả những vấn đề thiết yếu nhất trong quan hệ song phương. Sau 45 năm hình thành và phát triển, Mỹ và ASEAN đều cảm nhận rằng đã đến thời điểm chín muồi để nâng quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện.

Trước các vấn đề quốc tế nổi cộm, ASEAN cũng đã kêu gọi giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình. ASEAN hiểu rõ rằng các nước vừa và nhỏ không khi nào được lợi từ xung đột hay chiến tranh. ASEAN lựa chọn hòa bình, luật pháp quốc tế, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; đề cao Hiến chương Liên hợp quốc. Khi có cạnh tranh nước lớn, đặc biệt là cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc gia tăng, ASEAN đều không muốn bị đẩy vào thế phải chọn bên.

Rõ ràng, ASEAN là đối tác không thể thiếu trong các diễn đàn cấp cao đa phương trong khu vực. Dù nhóm Bộ tứ (Quad) hay liên minh an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, nhưng vai trò trung tâm của ASEAN vẫn luôn được coi trọng.

Tuy vậy, thách thức của ASEAN vẫn là câu hỏi ASEAN ở đâu, liệu ASEAN có tiếp tục đóng vai trò trung tâm, chèo lái trong các chuyển động địa chiến lược khu vực, khi Mỹ và Trung Quốc gia tăng cạnh tranh trên nhiều phương diện.

Trong bàn cờ chiến lược ở khu vực, cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn có sự ủng hộ của ASEAN. Nhưng trớ trêu là, ASEAN không muốn phải chọn bên khi họ đang bị giằng co giữa hai thế lực là sức mạnh an ninh của Mỹ và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

Có lẽ, điều mà các nước ASEAN đã, đang và sẽ băn khoăn chính là những cam kết mạnh mẽ, thực chất, thường xuyên, lâu dài của Washington, chứ không phải là những lời tuyên bố.

Dường như có một khoảng cách lớn giữa lời nói và hành động, khi mà Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ chi 150 triệu USD trợ giúp các nước ASEAN trong ba năm tới và con số này không “thấm tháp” gì so với cam kết 1,2 tỷ USD cho ASEAN mà Trung Quốc đã đưa ra từ tháng 11/2021.

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin

Kiên định đường lối đối ngoại,
thể hiện khát vọng phát triển

Trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh nhiều thông điệp chính sách quan trọng của Việt Nam. Theo ông, phát biểu này của Thủ tướng trên đất Mỹ có ý nghĩa như thế nào?

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhấn mạnh rằng: “Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng”.

Nói như thế, Việt Nam muốn nhấn mạnh đến vai trò của ngoại giao, của chủ nghĩa đa phương, của Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế trong chính trị quốc tế và giải quyết tranh chấp xung đột.

Nói như thế, Việt Nam đã phê phán chính trị cường quyền, đề cao vai trò của các nước vừa và nhỏ, phê phán tư tưởng “chân lý thuộc về kẻ mạnh” và “cá lớn nuốt cá bé” trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Nói như thế, Việt Nam muốn khẳng định vị trí của mình với tư cách là thành viên của tổ chức khu vực ASEAN và rộng hơn là thành viên của Liên hợp quốc. Nhận định này là bài học mà Việt Nam rút ra được từ lịch sử dân tộc cũng như của các quốc gia khác.

Qua đây, Việt Nam muốn gửi đến Mỹ và thế giới thông điệp về sự kiên định trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của mình. Không những vậy, Việt Nam còn thể hiện được tầm nhìn trong quan hệ quốc tế, không chỉ đối với một bối cảnh, trường hợp cụ thể nào.

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin

Dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian thăm và làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Mỹ, qua đó định hướng nhiều hơn nữa những “bánh xe thị trường” từ hai phía. Ông đánh giá như thế nào về những hoạt động này và ý nghĩa của chúng đến sự phát triển và phục hồi của kinh tế Việt Nam hiện nay?

Có thể nói, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoạt động đối ngoại “hết công suất” với mật độ hoạt động dày đặc, dường như không có khoảng thời gian nghỉ ngơi từ khi đặt chân đến Mỹ cho đến khi lên máy bay về nước. Nhìn lại, Thủ tướng đã tận dụng mọi cơ hội có thể để gặp gỡ các lãnh đạo, quan chức, chính khách, tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ; truyền đạt nhiều nhất các thông điệp có thể; để người Mỹ hiểu về Việt Nam nhiều nhất có thể; đem lại nhiều nhất lợi ích có thể cho Việt Nam.

Ở bất kỳ bài phát biểu nào từ ở Washington D.C cho đến ở Boston và ở California, Thủ tướng Phạm Minh Chính đều nhấn mạnh đến khát vọng phục hồi, phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch Covid-19; chiến lược phát triển xanh, bền vững và chú trọng năng lượng sạch, chuyển đổi số.

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp một số tập đoàn Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng cũng nhắc lại nhiều lần cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Theo đó, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng 150 quốc gia trên thế giới đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Mỹ là quốc gia có thế mạnh trong những lĩnh vực nêu trên, do vậy, cơ hội hợp tác song phương là rất lớn. Bất chấp đại dịch Covid-19, năm 2021, thương mại song phương Việt Nam-Mỹ đạt gần 113 tỷ USD, tăng gần 200 lần so với thời điểm năm 1995. Dường như khó có mối quan hệ kinh tế song phương nào trên thế giới lại có tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh như vậy.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng muốn nhắn gửi thông điệp rằng Việt Nam là nền kinh tế mới nổi nhưng đang nỗ lực để đạt được những chuẩn mực cao về phát triển bền vững và chuyển đổi số.

Nhiều chính khách, chuyên gia nước ngoài bày tỏ với tôi rằng họ rất lạc quan Việt Nam sẽ thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững. Một khi chính phủ quyết tâm hành động vì người dân thì mọi chính sách sẽ thành hiện thực.

Minh chứng cho lập luận này là quyết tâm thực hiện chiến dịch ngoại giao vaccine trong năm 2021 của Việt Nam. Ai cũng nhớ là vào tháng 8/2021, Việt Nam mới có vài trăm nghìn liều vaccine, thế mà đến cuối năm với quyết tâm cao độ, bằng nhiều con đường khác nhau, Việt Nam đã có 200 triệu liều vaccine và trở thành một trong những nước có độ phủ tiêm chủng cao nhất thế giới.

Trước đó, không ai nghĩ chiến dịch ngoại giao vaccine có thể thành công. Nếu một chính phủ với các nhà lãnh đạo tâm huyết, quyết tâm, một chính phủ hành động, tạo ra niềm tin, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra.

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin

Mỹ vừa qua cũng đã công bố Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF). Ông nhìn nhận ý nghĩa của sáng kiến này như thế nào?

IPEF là một nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm bù đắp những khoảng trống được tạo ra bởi chính quyền tiền nhiệm khi cựu Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Mỹ muốn tăng cường sự hiện diện, cam kết của mình tại khu vực bằng sức mạnh kinh tế chứ không chỉ bằng sức mạnh an ninh. Điều này đáp ứng được nhu cầu của một khu vực đang phát triển năng động nhất thế giới về kinh tế.

Mỹ cũng muốn cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc về các khuôn khổ kinh tế đa phương. Mỹ hiểu rằng để chiếm được “trái tim và khối óc” của các nước trong khu vực, nhất là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thì trụ cột kinh tế cũng quan trọng không kém, thực ra là quan trong hơn cả trụ cột an ninh.

IPEF đã được công bố nhân chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Biden đến Nhật Bản. IPEF có nguyên tắc mở, bao trùm, phát triển bền vững và tạo điều kiện cho các bên tham gia cùng phát triển.

Đó là mẫu số chung của các thành viên, dựa trên các trụ cột đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của các nền kinh tế trong khu vực, bao gồm thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch phi carbon hóa và nâng cao cơ sở hạ tầng.

Những trọng tâm của IPEF cũng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam.

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin

Từ “chiến thắng thần kỳ”
đến tương lai tươi đẹp

Về quan hệ Việt-Mỹ, các lãnh đạo cấp cao, quan chức hai nước đều tin tưởng quan hệ hai nước sẽ tiến xa hơn nữa, theo ông, “tầm xa” trong quan hệ song phương có thể đạt đến mức như thế nào trong thời gian tới?

Khi tôi gặp tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper, ông chia sẻ rằng trong nhiệm kỳ của mình sẽ nỗ lực để thúc đẩy nâng cấp quan hệ song phương lên tầm Đối tác chiến lược.

Ông Bryan Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Stimson trong một bài viết trên tạp chí Foreign Policy ngày 9/5/2022 thậm chí đã khẳng định rằng: “Quan hệ với Việt Nam đã là một chiến thắng thầm lặng” (Vietnam Relations are a Quiet Victory already). Nhưng tôi nghĩ đó là một chiến thắng thần kỳ mà nhân dân hai nước có thể tự hào.

Quan hệ hai nước trong hơn 25 năm qua đã có những bước tiến dài, mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa và quốc phòng, lòng tin giữa hai nước từng bước được củng cố, vì vậy, tầm quan hệ Đối tác chiến lược chỉ còn là vấn đề thời điểm phù hợp mà thôi và chắc chắn quan hệ song phương sẽ tiến xa hơn nữa.

Từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng, nghĩ về một Chính phủ hành động, tạo ra niềm tin

Khi được hỏi, đâu là điểm mạnh của Việt Nam, các học giả Mỹ đều đánh giá cao tinh thần tự tôn dân tộc, tự lực tự cường và ý chí quyết tâm của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Hy vọng tinh thần đó sẽ được phát huy trong bối cảnh mới.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden có những tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam, được thể hiện trong suốt chuyến thăm vừa qua của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Vậy, điều đó có ý nghĩa gì đối với lộ trình phát triển quan hệ song phương thời gian tới?

Quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa các nhà lãnh đạo luôn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia. Tình cảm cá nhân của lãnh đạo Mỹ với Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Khi còn là Phó Tổng thống Mỹ trong vòng 8 năm dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, ông Biden đã có nhiều tiếp xúc với lãnh đạo Việt Nam cũng như có nhiều tình cảm cá nhân với Việt Nam.

Năm 2015, thay mặt Tổng thống Barack Obama, ông Biden cũng đã có cơ hội tiếp đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng. Như vậy, sự gần gũi với Việt Nam sẽ giúp các nhà lãnh đạo hai nước có thể chia sẻ suy nghĩ, tầm nhìn, lợi ích giá trị chung ở một khu vực tự do và rộng mở.

Nhìn lại, có thể nói quan hệ song phương Việt-Mỹ là một lịch sử phát triển thăng trầm, một “tình bạn” được thử thách qua quá nhiều sóng gió, nhưng cũng vì thế mà ngày nay cả hai đều trân trọng và tôn trọng sự độc lập, hòa bình và hợp tác và có trách nhiệm với những người đã ngã xuống ở cả hai phía.

Với Tổng thống Biden nói riêng và cộng đồng Mỹ nói chung, Việt Nam là một dân tộc kiên cường, luôn cố gắng không ngừng để xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn, trên tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

Xin cảm ơn ông!

THỰC HIỆN: Phương Hằng | ĐỒ HOẠ: Lim Dim
NGUỒN ẢNH: TTXVN, Báo TG&VN...

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.