Back to E-magazine
e magazine
08:16 | 29/11/2024
Tự hào 35 năm - Báo Thế giới và Việt Nam vươn xa cùng thời đại

08:16 | 29/11/2024

Ra đời khi đất nước bước vào giai đoạn đầu của Đổi mới và Hội nhập, với tiền thân là Tạp chí Quan hệ Quốc tế (1989-1993), Tuần báo Quốc Tế (1993-2006), Báo Thế giới và Việt Nam, trong suốt 35 năm qua, đã có bước phát triển và trưởng thành đáng ghi nhận, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của đất nước và của ngành Ngoại giao, góp phần quan trọng vào công tác thông tin đối ngoại của Ngành.
Tự hào 35 năm - Vươn xa cùng thời đại

Ra đời khi đất nước bước vào giai đoạn đầu của Đổi mới và hội nhập, với tiền thân là Tạp chí Quan hệ Quốc tế (1989-1993), Tuần báo Quốc Tế (1993-1998), Báo Quốc tế (1998-2006), Báo Thế giới và Việt Nam (2006-nay), trong suốt 35 năm qua, đã có bước phát triển và trưởng thành đáng ghi nhận, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của đất nước và của ngành Ngoại giao, góp phần quan trọng vào công tác thông tin đối ngoại của Ngành.

Tự hào 35 năm - Vươn xa cùng thời đại

Sự hình thành và phát triển của Báo Thế giới và Việt Nam luôn gắn bó mật thiết và phản ánh sinh động công cuộc đổi mới và tiến trình hội nhập sâu rộng của đất nước.

Vào cuối những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi đất nước bắt đầu triển khai các đường lối Đổi mới, nhu cầu tăng cường công tác thông tin và truyền thông đối ngoại trở nên cấp thiết. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký quyết định thành lập Tạp chí Quan hệ Quốc tế, có nhiệm vụ “giới thiệu một cách hệ thống và cơ bản các vấn đề quan hệ quốc tế, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của các nước, chính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam, và thái độ của ta đối với các vấn đề quốc tế, góp phần vào công tác tuyên truyền đối ngoại và hướng dẫn dư luận trong nước”.

Tự hào 35 năm   Vươn xa cùng thời đại
Ông Nguyễn Ngọc Trường, Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Quan hệ Quốc tế, nay là Báo Thế giới và Việt Nam phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 3 năm ngày ra số đầu tiên. (Ảnh tư liệu TGVN)

Nhóm Adhoc chuẩn bị thành lập Tạp chí Quan hệ Quốc tế do ông Nguyễn Ngọc Trường làm Trưởng Nhóm, dưới sự chỉ đạo của ông Bùi Hồng Phúc, Trợ lý Bộ trưởng và ông Nguyễn Phú Bình, Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao. Lúc mới thành lập, ông Nguyễn Ngọc Trường được cử làm Quyền Tổng Biên tập, rồi Tổng Biên tập.

Ban đầu, nhóm làm việc trong một phòng gần 10m2 ở gầm cầu thang vốn là của tổ bảo vệ tại trụ sở Bộ Ngoại giao, số 1 phố Tôn Thất Đàm. Khoảng hai năm sau, Báo được chuyển sang tầng 4 tại số 7 phố Chu Văn An, Hà Nội.

Tạp chí xuất bản hàng tháng trên khổ giấy A4 và được phát hành trong cả nước, có thời điểm lên đến 70.000 bản. Tạp chí ra liên tục được 50 số.

Đến tháng 12/1993, trước nhu cầu mới, Tạp chí Quan hệ Quốc tế được chuyển thành báo với tên gọi là Tuần báo Quốc Tế xuất bản hàng tuần. Tuần báo Quốc Tế là đơn vị báo cấp 2 theo quy định của Nhà nước, tương đương cấp Vụ của Bộ Ngoại giao, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đồng thời được Bộ Ngoại giao cấp một phần kinh phí hoạt động và quỹ lương.

Trụ sở Báo đặt tại số 6 phố Chu Văn An, Hà Nội và mở Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Nha Trang. Báo ra hàng tuần 16 trang trên khổ giấy A3.

Trong giai đoạn này, được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền, Tuần báo Quốc Tế đã hợp tác khoảng hai năm với Tập đoàn Ringier (Thụy Sỹ) trong các khâu in ấn, phát hành, quảng cáo.

Tự hào 35 năm - Vươn xa cùng thời đại

Nhằm đa dạng hoá cách thông tin, Báo đã cho ra đời các ấn phẩm phụ như Quốc Tế Cuối tháng (xuất bản được 24 số), Thế Giới ra hàng tuần vào thứ Hai (2001-2006), chuyên san Quốc Tế & Tiêu dùng ra hàng tháng và rất nhiều đặc san về quan hệ song phương cùng những thành tựu nổi bật của một số ngành kinh tế, kỹ thuật tiêu biểu của cả nước trong quá trình hội nhập và phát triển.

Ngay khi Internet vừa mới xuất hiện ở Việt Nam và khái niệm báo trực tuyến còn xa lạ với người dân, Lễ chính thức ra mắt Quốc Tế điện tử tại địa chỉ: www.mofa.gov.vn/quocte đã diễn ra ngày 29/11/2000, với nội dung đăng tải chủ yếu là bài viết từ bản in của Báo.

Trong thời gian này, Tuần báo Quốc Tế lấy tên rút ngắn lại là Báo Quốc Tế nhưng vẫn giữ tôn chỉ, mục đích của Tuần báo Quốc Tế, đó là: Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; Thông tin về hoạt động đối ngoại của Việt Nam, thời sự quốc tế; phản ánh các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế liên quan đến đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu là cán bộ làm công tác đối ngoại, trí thức, sinh viên, học sinh, các cơ quan, tổ chức nước ngoài và Việt kiều. Báo phát hành trong nước và quốc tế.

Tạp chí Quan hệ Quốc tế và sau đó là Tuần báo Quốc Tế và Báo Quốc Tế đã hoàn thành tốt vai trò thông tin quốc tế và tuyên truyền đối ngoại trong bối cảnh lịch sử của mình. Trong dịp kỷ niệm 15 năm ngày ra số báo đầu tiên (năm 2004), Báo được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Tự hào 35 năm - Vươn xa cùng thời đại
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trao Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể báo Quốc tế năm 2004.

Tự hào 35 năm - Vươn xa cùng thời đại

Ngày 6/11/2006, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm ra quyết định đổi tên Báo Quốc Tế thành Báo Thế giới và Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thông tin của thời kỳ Việt Nam hội nhập sâu rộng và đầy đủ vào thế giới. Báo được đổi mới tất cả các trang mục, cấu trúc và cách làm; quy mô và phạm vi hoạt động được mở rộng căn bản. Ấn phẩm ra hàng tuần có khổ mới (27cm x 36cm) gồm 40 trang.

Ngày 10/11/2006, Báo Thế giới và Việt Nam chính thức ra mắt số đầu tiên.

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký duyệt Maket Báo mớiLễ ra mắt Báo mới

Vào cuối những năm 2000, trong cơn bão suy giảm kinh tế và báo chí chung trên thế giới và Việt Nam, Báo gặp khó khăn về mặt doanh thu quảng cáo, số phát hành của Báo giảm dần.

Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về chấn chỉnh cải cách bộ máy tổ chức, sau tháng 7/2012, Báo đổi mới cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả.

Tháng 11/2015, Báo xây dựng Đề án nâng cấp Trang thông tin điện tử thành Báo điện tử Thế giới và Việt Nam. Ngày 15/4/2016, Báo điện tử Thế giới và Việt Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động và ra mắt chính thức vào ngày 30/9/2016. Ngày 17/7/2017, phiên bản tiếng Anh của Báo điện tử Thế giới và Việt Nam chính thức ra mắt, mở rộng đối tượng bạn đọc là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những người nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam và trên thế giới.

Nhiệm vụ của Báo là thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách và các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; các vấn đề quốc tế, các sự kiện và xu hướng lớn trên thế giới về quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới; tình hình kinh tế - xã hội và quan hệ đối ngoại của các đối tác của Việt Nam; kinh nghiệm và thành tựu về phát triển, hội nhập quốc tế của các nước, các nền kinh tế trên thế giới; hoạt động và quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong các lĩnh vực đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; quan hệ và hoạt động kinh tế đối ngoại, giao lưu văn hóa của Việt Nam với các nước và các chủ thể quốc tế khác; phản ánh kịp thời các hoạt động của Bộ và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triển của đất nước, các chủ đề về dân tộc, tôn giáo, chủ quyền biển đảo; quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, thành tựu về bảo đảm quyền con người tại Việt Nam; hoạt động và kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài; phản ánh tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đấu tranh chống lại những thông tin sai lệch, những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tự hào 35 năm   Vươn xa cùng thời đại

Xuất bản báo in định kỳ hàng tuần, báo điện tử, khi đủ điều kiện và căn cứ vào yêu cầu phát triển của Báo thì tăng kỳ, tăng trang đối với báo in, mở chuyên trang của báo điện tử; xuất bản đặc san, phụ trương, chuyên trang và ấn phẩm khác; sản xuất các sản phẩm đa phương tiện; mở, vận hành tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội; tổ chức và quảng bá các sự kiện liên quan đến hoạt động đối ngoại của Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo, trao đổi thông tin, tổ chức sự kiện…

Tự hào 35 năm - Vươn xa cùng thời đại

Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và sự nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ những người làm Báo Thế giới và Việt Nam, trong chặng đường 35 năm qua, Báo Thế giới và Việt Nam luôn giữ vững vị thế tờ báo đối ngoại chính thống của Việt Nam, đóng góp vào thành tích đối ngoại chung của Bộ Ngoại giao và của cả nước.

Đặc biệt, cùng với sự ra đời của báo điện tử tiếng Việt năm 2016 và trang điện tử tiếng Anh năm 2017, Báo Thế giới và Việt Nam đã nỗ lực vượt bậc, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức lan tỏa của thông tin, ngày càng khẳng định vị thế trong hệ thống báo chí của cả nước, địa chỉ tin cậy đối với độc giả trong và ngoài nước.

Báo Thế giới và Việt Nam luôn kiên định mục tiêu và tôn chỉ của mình, định vị là một trong những cơ quan báo chí đối ngoại hàng đầu Việt Nam. Báo phát huy tinh thần chủ động, bắt nhịp với đời sống kinh tế - chính trị quốc tế sôi động, kịp thời cung cấp thông tin chính thống về tình hình khu vực và thế giới, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhanh nhạy trong ứng dụng công nghệ hiện đại, nắm bắt những xu hướng phát triển của truyền thông, tạo dấu ấn riêng trong các sản phẩm của Báo gồm báo in, báo điện tử và ấn phẩm không định kỳ.

Báo không ngừng đổi mới, bắt nhịp chuyển đổi số, tăng cường hợp tác quốc tế, là một trong năm tờ báo có độ lan tỏa cao nhất cả nước. Baoquocte.vn đã được công ty Microsoft chọn làm một trong những nguồn tin quốc tế đáng tin cậy cho trang tin tức msn.com.vn, thông tin của Báo đang chiếm khoảng 40% tin quốc tế của trang này tại Việt Nam. Báo liên tục được xếp hạng tin hàng đầu trên trang tìm kiếm Google. Từ năm 2019 đến nay, tăng lượng truy cập và lượng độc giả của Báo tăng đáng kể. Thứ hạng Alexa (chuẩn quốc tế xếp hạng báo mạng) được cải thiện vượt bậc.

Đến nay, thông tin của Báo Thế giới và Việt Nam đã lan tỏa đến độc giả của hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có lượt đọc nhiều gồm: Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Đức và Canada. Đặc biệt, từ năm 2023, Báo thường xuyên được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp hạng là một trong năm tờ báo có độ lan tỏa cao theo tuần. Từ năm 2020, Báo là một trong những tờ báo Việt Nam đi đầu về việc tăng số lượng các bài báo đa phương tiện như infographic, e-magazine, quiz, talkshow… nhằm tăng hiệu ứng lan tỏa của các tác phẩm báo chí.

Talk AFF 2024Talk HalalTalk bầu cữ Mỹ 2024

Cùng với báo in, báo điện tử, Báo duy trì sản xuất các sản phẩm chuyên biệt của Bộ Ngoại giao là những ấn phẩm tuyên truyền song ngữ nhân dịp kỷ niệm năm chẵn, năm tròn trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước, các đối tác cũng như các hoạt động chính trị - đối ngoại nổi bật của Việt Nam. Trung bình mỗi năm Báo xuất bản 10-20 ấn phẩm không định kỳ bao gồm chuyên trang và đặc san song ngữ, đây là các sản phẩm báo chí được đầu tư công phu về mặt nội dung, thiết kế, mang tính khoa học, học thuật, có giá trị tư liệu và tham khảo cao. Trong năm 2023, lần đầu tiên Báo sản xuất các bộ phim tuyên truyền đối ngoại về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và Việt Nam - Singapore nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; năm 2024 sản xuất bộ phim “Hội nghị Geneva 1954 – một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam”.

Phát huy lợi thế cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao, Báo Thế giới và Việt Nam từng bước mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động báo chí. Năm 2023, Báo lần đầu tiên ký bản ghi nhớ hợp tác với một cơ quan báo chí nước ngoài là tờ The Korea Times - tờ báo tiếng Anh lâu đời nhất tại Hàn Quốc, hiện duy trì cả bản báo giấy xuất bản hằng ngày và báo điện tử cập nhập thường xuyên. Lãnh đạo Báo đã gặp trao đổi hợp tác với báo Nikkei Asia (Nhật Bản), Nhật báo Quảng Tây (Trung Quốc), các hãng thông tấn Sputnik (Nga), CNA (Đài Loan, Trung Quốc), PTI (Ấn Độ)...

Bên cạnh việc trao đổi thông tin, tư liệu và chia sẻ nghiệp vụ chuyên môn, Báo phối hợp với các cơ quan báo chí nước ngoài xây dựng các bài viết, phóng sự về Việt Nam, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước trên báo bạn; tiến tới phối hợp tổ chức tọa đàm, hội thảo, trao đổi đoàn nhà báo tham quan, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp; ngoài ra, xúc tiến làm việc với báo chí của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm phát huy lợi thế của cộng đồng trong công tác thông tin đối ngoại.

Tự hào 35 năm - Vươn xa cùng thời đại

Những nỗ lực trong công tác thông tin đối ngoại của Báo Thế giới và Việt Nam được Nhà nước, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, địa phương và cả đối tác quốc tế ghi nhận bằng nhiều hình thức. Bên cạnh Huân chương Lao động hạng ba, Báo đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư… cùng nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Ngoại giao về thành tích trong tuyên truyền đối ngoại. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hai lần trao Bằng khen cho Báo về những đóng góp cho củng cố và phát triển quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam (năm 2019 và 2024).

Tự hào 35 năm - Vươn xa cùng thời đại
Báo đón nhận nhiều Bằng khen, giải thưởng Báo chí uy tín.

Phóng viên, biên tập viên của Báo giành nhiều giải thưởng tại Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại, Giải báo chí Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc, Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội... Riêng trong năm 2023, các nhóm tác giả của Báo đoạt bốn giải thưởng (một giải Nhì, một giải Ba và hai giải Khuyến khích) tại Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ IX. Năm 2024, Báo đoạt các giải thưởng bảy giải thưởng (một giải Nhì, một giải Ba và năm giải Khuyến khích) tại Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X, bên cạnh đó là Giải báo chí vì sự nghiệp văn hóa, Giải báo chí công trình xanh, Giải báo chí vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc...

Với bề dày thành tích đã đạt được, trên cơ sở đúc kết bài học kinh nghiệm 35 năm qua, Báo Thế giới và Việt Nam tiếp tục nỗ lực để nâng cao hơn nữa uy tín, củng cố vai trò là một cơ quan báo chí đối ngoại hàng đầu, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về truyền thông đối ngoại, xứng đáng với kỳ vọng của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, cũng như sự tin cậy và yêu mến công chúng.

Tự hào 35 năm - Vươn xa cùng thời đại

Thực hiện: Ban Biên tập | Đồ họa: Lim Dim | Ảnh: Báo TG&VN

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.