Từ trường của Mặt Trời vẫn là một bí ẩn

Các nhà khoa học cho biết việc tìm hiểu từ trường của Mặt Trời là đặc biệt quan trọng, bởi từ trường này có ảnh hưởng đến con người trên Trái Đất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tu truong cua mat troi van la mot bi an
Hình ảnh miêu tả ảnh hưởng của từ trường Mặt Trời  đối với Trái Đất (Nguồn: NASA)

Các nhà khoa học biết rõ từ trường của Mặt Trời có tồn tại, nhưng vẫn chưa hiểu rõ yếu tố nào làm xoay chuyển hướng từ trường của ngôi sao khổng lồ rực cháy này.

"Chúng tôi không biết chắc chắn từ trường của Mặt Trời được tạo ra ở đâu" – tiến sĩ Dean Pesnell, một nhà khoa học vũ trụ tại Trung tâm du hành vũ trụ Goddard của NASA ở bang Maryland (Mỹ), cho biết. "Nó có thể sinh ra từ bề mặt Mặt Trời hoặc sâu trong lòng Mặt Trời".

Hiện nay các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu từ trường của Mặt Trời bởi họ biết rằng từ trường này gây ra việc Mặt Trời phun trào ra các luồng năng lượng plasma và các luồng hạt tích điện (được gọi là “gió Mặt Trời”), có thể ảnh hưởng đến các nhà du hành vũ trụ và ngay cả con người sống trênTrái Đất.

"Hiểu được cái gì điều khiển từ trường của Mặt Trời là rất quan trọng để hiểu được bản chất của vũ trụ và hệ Mặt Trời. Từ trường của Mặt Trời liên quan đến mọi thứ, từ các vụ nổ trên Mặt Trời gây ảnh hưởng đến thời tiết trên Trái Đất cho đến những vùng bức xạ mà tàu vũ trụ phải đi xuyên qua trong những chuyến bay trong Hệ Mặt Trời" - NASA cho biết trong một thông cáo báo chí.

Hiểu được những tác dụng phụ của từ trường Mặt Trời cũng rất quan trọng, vì chúng có thể hủy hoại các tín hiệu vô tuyến giữa các vệ tinh vũ trụ, và gây mất điện trên diện rộng.

Một vụ nổ trên Mặt Trời xảy ra ngày 13/3/1989 đã gây ra mất điện toàn bộ tỉnh Quebec ở Canada. Trước đó, vào ngày 10/3, các dòng điện từ xuất phát từ Mặt Trời đã tạo ra một cơn bão điện từ lao về phía Trái đất với tốc độ hàng triệu km mỗi giờ. Khi cơn bão điện từ này va chạm với từ trường của Trái Đất, nó đã tạo ra một dòng điện ngầm, đánh sập lưới điện của tỉnh Quebec.

Các nhà khoa học đã nhận ra các hoạt động của Mặt Trời diễn ra theo chu kỳ 11 năm. Áp lực từ từ tích tụ trong lòng Mặt Trời trong khoảng thời gian đó sẽ bùng nổ vào lúc chu kỳ kết thúc. Khi đó, Mặt Trời hoạt động mạnh nhất và có thể phun trào các luồng sáng và luồng điện từ.

"Khi Mặt Trời ở trong chu kỳ hoạt động tối đa, từ trường của nó có hình dạng rất phức tạp với rất nhiều cấu trúc nhỏ. Đó là những khu vực hoạt động mà chúng tôi đã quan sát thấy" – ông Pesnell cho biết. "Ở chu kỳ hoạt động tối thiểu, từ trường Mặt Trời yếu hơn và tập trung ở các cực của nó. Khi đó hình ảnh Mặt Trời rất “trơn tru” vì không có các “vết đen” (các cơn bão từ trên Mặt Trời)"

Trung Hiếu (theo CSM)

Đọc thêm

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế và dân số để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế và dân số để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Từ ngày 29-30/4, tại trụ sở LHQ đã diễn ra Khóa họp lần thứ 57 Ủy ban Dân số và Phát triển của Hội đồng Kinh tế - Xã hội ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - Dortmund  vs PSG; Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs PVF-CAND

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - Dortmund vs PSG; Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs PVF-CAND

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu Champions League - Dortmund vs PSG; Kings Cup Saudi Arabia - Al Nassr vs Al Khaleej.
Dự báo thời tiết: Không khí lạnh ở phía Bắc; Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt nắng nóng, mưa rào và dông

Dự báo thời tiết: Không khí lạnh ở phía Bắc; Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt nắng nóng, mưa rào và dông

Hiện nay (1/5), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa ...
Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi sẽ tới Iran để gặp giới chức cấp cao nước chủ nhà trong 2 ngày 6-7/5.
Kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động 1/5: Ngày hội của công nhân và nhân dân lao động

Kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động 1/5: Ngày hội của công nhân và nhân dân lao động

Từ năm 1946, ngày 1/5 trở thành Ngày quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng...
UEFA Champions League: Đầy sắc sảo trong các pha phản công, Real Madrid hòa Bayern Munich trên sân khách

UEFA Champions League: Đầy sắc sảo trong các pha phản công, Real Madrid hòa Bayern Munich trên sân khách

Real Madrid hành quân đến sân Allianz Arena (Đức) với sự tự tin cao độ khi họ thắng 6/7 lần đối đầu gần nhất trước Bayern Munich.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động