TIN LIÊN QUAN | |
Năm 2018: Australia sẽ chủ trì Hội nghị cấp cao đặc biệt với ASEAN | |
Năm khẳng định giá trị và sức sống ASEAN |
Nhận định trên là của PGS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn khi chia sẻ với TG&VN về việc ASEAN bước vào năm kỷ niệm 50 năm thành lập.
Có thể thấy rõ chủ đề “Chung tay tạo đổi thay, kết nối với toàn cầu” của ASEAN 2017 nhấn mạnh sự thay đổi và hội nhập với bên ngoài của Hiệp hội. Sau 50 năm phát triển, ASEAN cũng cần phải tăng cường hơn nữa vị thế và ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế. Nửa thế kỷ qua, xét về mức độ hội nhập thì rõ ràng, ASEAN chưa hội nhập nhiều như các nước thành viên. Điều Hiệp hội cần phải tập trung trong thời gian tới là thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối mạnh mẽ ở bên trong, từ đó hội nhập toàn Hiệp hội với bên ngoài.
Chúng ta kỳ vọng Philippines sẽ dẫn dắt ASEAN đi theo hướng đổi mới và hội nhập. Đặc biệt, trong giai đoạn quan trọng này, các nước thành viên cần phải nêu cao đoàn kết và thống nhất, giúp cho nước Chủ tịch hoàn thành nhiệm kỳ của mình và đưa ASEAN phát triển lên một vị thế mới. Thực tế không thể phủ nhận là bối cảnh quốc tế hiện tại mang tới không ít thách thức cho nước Chủ tịch Philippines. Cụ thể, nhiều nước lớn có sự thay đổi nội bộ như Mỹ có chính quyền mới, Trung Quốc sắp có Đại hội Đảng, nhiều nước chủ chốt ở châu Âu sắp bầu cử. Trong bối cảnh đó, Philippines – nước Chủ tịch ASEAN 2017 phải nỗ lực hết mình đưa Hiệp hội vượt qua khó khăn, nắm bắt được những cơ hội phát triển.
Môi trường quốc tế nổi lên nhiều vấn đề phức tạp như khủng bố, di cư bất hợp pháp, kinh tế xuống dốc, chủ nghĩa dân túy và bảo hộ lên ngôi mang lại cho ASEAN không ít khó khăn nhưng cũng là cơ hội để Hiệp hội chứng minh rằng hội nhập, tự do hóa thương mại, kết nối các nước trong khu vực vẫn là xu hướng có lợi. Các nước không nên đóng cửa, quay lại thời kỳ chủ nghĩa bảo hộ và cần xây dựng một chương trình hành động vì lợi ích của người dân, xây dựng một khu vực, cộng đồng đùm bọc. Thời gian qua, toàn cầu hóa đã làm một bộ phận người dân bị lãng quên, vì vậy, ASEAN cần phải hướng tới xây dựng tổ chức vì dân, lấy người dân làm trung tâm, hạn chế những tuyên bố không thiết thực, thiếu hiệu quả.
Tương lai phía trước của ASEAN cũng hứa hẹn rất nhiều cơ hội cho Việt Nam. Là nước đông dân số thứ ba trong Hiệp hội với nền chính trị ổn định và nền kinh tế chuyển đổi đạt được nhiều thành tựu, đây là thời điểm Việt Nam có thể đóng vai trò tích cực, chủ động hơn trong ASEAN. Song, điều quan trọng là chúng ta phải kết hợp hài hòa giữa hội nhập ASEAN và đổi mới trong nước. Hơn bao giờ hết, Việt Nam cần thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với các nước kinh tế phát triển trong ASEAN, trở thành đối tác quan trọng của các nước Hiệp hội và tạo được niềm tin đối với các đối tác.
ASEAN nỗ lực xây dựng Cộng đồng hướng tới người dân Từ ngày 20-21/2, Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được tổ chức tại Boracay, Philippines. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn ... |
Nỗ lực chuẩn bị cho SOM ASEAN đầu tiên năm 2017 Cuộc họp CPR 2/2017 nằm trong khuôn khổ các hoạt động của đợt Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao (AMM Retreat) và Hội ... |
Philippines đề xuất chủ đề và các định hướng ưu tiên cho năm ASEAN 2017 Chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng nhiều lần khẳng định, năm ASEAN 2017 do Philippines làm Chủ tịch sẽ là dịp để nước chủ ... |