Nhỏ Bình thường Lớn

Học sinh vùng nào có thể trở lại trường?

Các địa bàn có nguy cơ thấp hoặc trung bình có thể cho học sinh trở lại trường nếu đảm bảo các quy định, tiêu chí đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đã được ban hành của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế...
Học sinh địa bàn nguy cơ thấp, trung bình có thể trở lại trường
Các địa bàn có nguy cơ thấp hoặc trung bình có thể cho học sinh trở lại trường nếu đảm bảo các quy định, tiêu chí an toàn.

Địa bàn nguy cơ thấp hoặc trung bình có thể học trực tiếp

Báo cáo một số nội dung liên quan đến vấn đề giáo dục tới các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên và giáo viên có thể trở lại trường học trong bối cảnh dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT đã Ban hành Kế hoạch số 895/KH-BGDĐT ngày 9/9/2021 cùng nhiều văn bản khác.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương thực hiện rà soát các điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh, cán bộ, nhà giáo khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp tại trường.

Các địa phương cần ưu tiên triển khai tiêm đủ liều vaccine cho cán bộ, nhà giáo, nhân viên phục vụ tại trường học; nhanh chóng sửa chữa, khử khuẩn các cơ sở giáo dục được trưng dụng làm khu cách ly để đón học sinh trở lại trường; rà soát, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ phòng, chống dịch trong tình hình mới.

Các địa phương căn cứ vào việc đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn để quyết định cho học sinh đến trường trên nguyên tắc nơi nào đảm bảo an toàn, kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập.

Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế cập nhật, bổ sung các tiêu chí, đưa thành quy định về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021).

Nhiều giáo viên, học sinh chưa được tiêm vaccine

Theo Bộ GD&ĐT, ở một số địa phương, trường học, ký túc xá vẫn đang được trưng dụng làm nơi điều trị, cách ly y tế; chưa kịp sửa chữa, khử khuẩn nên chưa đảm bảo các điều kiện đón học sinh trở lại trường học tập.

Nhiều cán bộ, nhà giáo, nhân viên phục vụ trường học chưa được tiêm đủ liều vaccine phòng chống dịch, ảnh hưởng đến các tiêu chí an toàn khi cho học sinh đi học trở lại.

Hơn 10.000 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa có nhân viên phụ trách công tác y tế trường học, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế trường học và kinh phí chi cho công tác y tế trường học còn hạn chế, không đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền và phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT phối hợp với ngành Y tế thực hiện tiêm đủ liều vaccine phòng, chống dịch Covid-19 cho cán bộ, nhà giáo, nhân viên phục vụ trường học; triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho học sinh.

Chỉ đạo triển khai nghiêm túc các quy định an toàn phòng, chống dịch khi cho học sinh đi học trở lại và cách xử trí các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong trường học.

Hướng dẫn chuyển đổi trạng thái linh hoạt giữa dạy học trực tiếp với dạy học trực tuyến trên địa bàn bùng phát dịch trở lại.

Đến ngày 30/10/2021, cả nước hiện có 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức dạy học trực tiếp; 15 tỉnh, thành kết hợp cả dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; còn lại 25 tỉnh, thành chỉ tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Mở cửa, đừng quên phòng bị

Mở cửa, đừng quên phòng bị

Chủ trương sống chung với dịch không phải là như chưa từng có gì xảy ra, dịch bệnh vẫn còn trong cộng đồng và nguy ...

Gần 2,2 triệu học sinh cần hỗ trợ thiết bị học trực tuyến

Gần 2,2 triệu học sinh cần hỗ trợ thiết bị học trực tuyến

Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã nhận được đề xuất nhu cầu hỗ trợ máy tính của 56/63 tỉnh, thành phố để phục ...

(theo Dân trí)