Ukraine có “duyên” với các bê bối chính trị Mỹ

Một bài bình luận mới đây trên CNN cho rằng, yêu cầu luận tội Tổng thống Donald Trump làm rúng động Washington hiện nay cho thấy đây không phải là lần đầu Ukraine rơi vào tâm điểm của một vụ bê bối chính trị Mỹ. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ukraine co duyen voi cac be boi chinh tri my Tổng thống Trump yêu cầu thẩm vấn Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện với tội danh Phản quốc
ukraine co duyen voi cac be boi chinh tri my Điện đàm Trump - Zelensky, Jennifer Lopez khuấy đảo sàn catwalk và Thủ tướng Canada khoe tài 'làm xiếc'
ukraine co duyen voi cac be boi chinh tri my
Yêu cầu luận tội Tổng thống Donald Trump làm rung động Washington hiện nay cho thấy đây không phải là lần đầu Ukraine rơi vào tâm điểm của một vụ bê bối chính trị Mỹ. (Nguồn: Reuters)

Cái tên Ukraine xuất phát từ một từ ngữ có nghĩa là “vùng biên giới”. Và kể từ khi Liên Xô sụp đổ hồi năm 1991, Ukraine đã nằm ở tuyến đầu của cuộc xung đột Đông - Tây.

Về mặt địa lý, Ukraine nằm kẹp giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU). Không giống các nước như Ba Lan hay Hungary, Ukraine chưa từng là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ukraine có chung biên giới với EU song nước này không là thành viên của EU. Là một trong những nước nghèo nhất châu Âu, Ukraine là nước nhận viện trợ lớn của Mỹ.

Tại sao việc ổn định một quốc gia chung biên giới với EU lại là ưu tiên hàng đầu của Washington? có lẽ là vấn đề vũ khí hạt nhân. “Di sản” kho vũ khí hạt nhân mà Liên Xô để lại cho Ukraine đã trở thành cơn ác mộng tiềm ẩn đối với giới hoạch định chính sách. Một quốc gia độc lập mới “ghi danh” trên bản đồ thế giới từng là nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới.

Mối nghi ngờ của Điện Kremlin

Năm 1994, Mỹ cùng với Anh, Nga và Ukraine đã ký một bản ghi nhớ chung trao cho Kiev những đảm bảo an ninh. Đổi lại, Ukraine sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân. Các nước ký kết đều cam kết duy trì tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Thế nhưng, đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, những mong muốn “ngả vào lòng phương Tây” của Ukraine là không thể chấp nhận được. Sau khi Tổng thống thân Nga của Ukraine là Viktor Yanukovych bị lật đổ, Moscow chiếm đóng và sáp nhập bán đảo Crimea.

Đáp trả hành động này của Moscow, cũng như việc Moscow chống lưng cho lực lượng ly khai ở Đông Ukraine, Washington và các nước đồng minh đã tung các đòn trừng phạt trên quy mô rộng đối với Nga. Mỹ cũng cung cấp đảm bảo an ninh cho Kiev, mặc dù Chính quyền thời Tổng thống Barack Obama ngừng cung cấp cho Ukraine hàng viện trợ gây sát thương. Chính sách đó đã vấp phải chỉ trích từ cố thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain hồi năm 2015. Tuy nhiên, trong cuộc đua tranh cử tổng thống 2016, phe Cộng hòa dường như đã bỏ qua chỉ trích này khi trong chiến dịch của mình, ông Trump đã sửa đổi ngôn từ trong cương lĩnh, theo đó cho phép Chính quyền Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

Mối liên hệ với Manafort

Tuy nhiên, điều mà đảng Cộng hòa không làm trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2016 là làm rõ mối quan hệ tài chính của chủ tịch chiến dịch tranh cử cho Tổng thống Trump, ông Paul Manafort, với Ukraine. Trước kia, ông Manafort đã là tư vấn chính trị cho đảng cầm quyền thân Nga trước đây của Ukraine cũng như cho cựu Tổng thống Yanukovych.

Ông Manafort giờ chịu án tù sau khi bị kết án hồi đầu năm vì gian lận thuế, che giấu các tài khoản ngân hàng nước ngoài và lừa hai ngân hàng để có được khoản tiền trị giá hơn 4 triệu USD dưới hình thức khoản vay.

Câu chuyện về Manafort cho thấy, số tiền mờ ám dường như sẽ "rùm beng" ở Ukraine. Hồi năm 2016, nghị sĩ Ukraine Sergii Leshchenko công khai một cuốn sổ "đen" gồm một danh sách từng được giữ kín về các khoản thanh toán mà Đảng Khu vực của Tổng thống Yanukovych chi trả cho ông Manafort và những nhân vật khác.

Cuốn sổ “đen” này đã nói đến vụ bê bối mới nhất, theo đó, trong vòng 1 năm qua, Rudy Giuliani, luật sư riêng của ông Trump đã bắt đầu thêu dệt những thông tin tinh vi nhằm dập đi luồng thông tin về sự can thiệp nước ngoài trong cuộc bầu cử 2016, cho rằng điều này đều có thể truy xuất trở lại các sự việc của đảng Dân chủ ở Ukraine.

Giuliani cũng là người đã “chèo lái” một vụ việc khác liên quan Ukraine, đó là thúc đẩy điều tra cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden, người từng có một công việc “hốt bạc” khi là thành viên Ban Giám đốc của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Burisma của Ukraine.

Việc Chính quyền Tổng thống Trump ngưng khoản viện trợ quân sự trị giá 400 triệu USD cho Ukraine hiện cũng trở thành tâm điểm của đơn tố giác vốn là căn nguyên cho các lời kêu gọi luận tội ông Trump. Vẫn còn nhiều nghi ngờ về cuộc điện đàm hôm 25/7 giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, khi ông Trump đề nghị ông Zelensky điều tra cha con ông Biden vào đúng thời điểm việc ngừng trợ cấp có hiệu lực.

ukraine co duyen voi cac be boi chinh tri my
Tổng thống Trump đề nghị người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky điều tra cha con ông Biden vào đúng thời điểm việc ngừng trợ cấp có hiệu lực. (Nguồn: AP)

"Tai nạn ngoại giao" của Tổng thống Trump

Đối với Tổng thống Trump, việc Nhà Trắng ngày 25/9 công bố một bản ghi tóm tắt cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Ukraine Zelenskiy đã làm dấy lên một cuộc khủng hoảng chính trị trong nước.

Đối với ông Zelenskiy, đó là một thảm họa ngoại giao có ảnh hưởng sâu rộng. Những lời nói của ông Zelenskiy với người đồng cấp Trump được tiết lộ trong bản ghi tóm tắt, có thể sẽ khiến đảng Dân chủ Mỹ khó chịu, có thể ảnh hưởng đến sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với những yêu cầu của Kiev, đồng thời chọc giận Pháp và Đức, hai nước mà ông Zelenskiy đã chỉ trích trong cuộc đàm thoại trên.

Bị mắc kẹt trong một cuộc đối đầu địa chính trị với quốc gia láng giềng Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ cuộc chiến của những phần tử ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine năm 2014, Ukraine cần tất cả những người bạn quốc tế mà họ có thể có được.

Kiev chủ yếu dựa vào viện trợ và giúp đỡ ngoại giao của Washington và các nước châu Âu như Pháp, Đức, đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm thổi luồng gió mới cho tiến trình hòa bình ở miền Đông Ukraine vốn đang đình trệ.

Bản ghi của Nhà Trắng tóm tắt cuộc đàm thoại cho thấy, ông Zelenskiy đã hứa sẽ mở lại cuộc điều tra đối với một công ty của con trai cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và bày tỏ sự thất vọng về những gì ông nói là thiếu sự ủng hộ của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron liên quan đến việc thi hành lệnh trừng phạt đối với Nga.

Tài liệu này cũng cho thấy Tổng thống Ukraine Zelenskiy đã đồng ý với ông Trump rằng, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Marie Yovanovitch là "một đại sứ tồi".

ukraine co duyen voi cac be boi chinh tri my Đặc phái viên Mỹ về Ukraine từ chức, gần 300 chính khách ủng hộ luận tội Tổng thống Trump

TGVN. Ngày 27/9, đặc phái viên Mỹ về Ukraine Kurt Volker đã từ chức. Ông Volker đưa ra quyết định trên sau khi bị nêu ...

ukraine co duyen voi cac be boi chinh tri my Bê bối điện đàm Mỹ - Ukraine: Hé lộ thông tin người tố cáo Tổng thống Trump

TGVN. Ngày 26/9, hai nguồn thạo tin cho biết, người tố cáo Tổng thống Mỹ Donald Trump ép Ukraine điều tra đối thủ từ đảng Dân ...

ukraine co duyen voi cac be boi chinh tri my Nhà Trắng bảo vệ Tổng thống, ông Trump đề cập khả năng ra tòa

TGVN. Ngày 26/9, Nhà Trắng tuyên bố rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump "không có gì phải che giấu", trong khi ông Trump cho rằng, nên ...

(theo CNN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động