Ukraine thay đổi cục diện xung đột với Nga: Công lớn nhờ những bảo bối 'thô sơ mà có võ'

Vy Vy
Nếu phải đợi để có được sự viện trợ vũ khí tối tân nhất từ phương Tây, có lẽ Ukraine khó có thể trụ vững trong cuộc xung đột với Nga cho tới thời điểm hiện tại. Có những loại vũ khí tưởng như thô sơ nhưng đã trở thành 'bảo bối' giúp Ukraine giữ thế cân bằng trong xung đột với Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ba loại vũ khí làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine-Nga
Một binh sĩ vác tên lửa Javelin trong cuộc tập trận gần Rivne, Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine cách đây hơn một năm, nhiều nhà quan sát cho rằng Nga có thể dễ dàng giành được chiến thắng. Tuy nhiên, thực tế cuộc xung đột trong đã không cho thấy điều đó.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia chỉ ra nhiều yếu tố, bao gồm tinh thần chiến đấu quả cảm và chiến thuật quân sự vượt trội của phía Ukraine, nhưng quan trọng nhất là nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây.

Mặc dù các phân tích gần đây cho rằng nhiều khả năng xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây hoặc hệ thống phòng không Patriot có thể ảnh hưởng đến cục diện xung đột, thế nhưng thực tế những hệ thống này vẫn chưa được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Có những vũ khí khác đã giúp thay đổi cục diện cuộc xung đột. Dưới đây là 3 loại vũ khí chính mà Ukraine đã sử dụng để đạt được hiệu quả tối ưu.

Tên lửa chống tăng Javelin

Ngay từ đầu cuộc xung đột, các lực lượng binh sĩ của cả hai bên đều cho rằng các đoàn xe bọc thép của Nga có thể tiến vào thủ đô Kiev của Ukraine trong vài ngày. Người Ukraine cần thứ gì có thể ngăn chặn cuộc tấn công đó, và Javelin - loại tên lửa chống tăng dẫn đường, vác vai và dễ sử dụng - là một lựa chọn.

Nhà sản xuất Lockheed Martin giải thích, một phần sức hấp dẫn của loại tên lửa này là nó rất dễ sử dụng. Để khai hỏa, xạ thủ chỉ cần đặt con trỏ chuột lên mục tiêu đã chọn. Sau đó, bộ phận chỉ huy phóng Javelin sẽ gửi tới tên lửa một tín hiệu khóa trước khi phóng.

Ngay sau khi khai hỏa, xạ thủ có thể chạy tìm chỗ ẩn nấp trong khi tên lửa tìm đường đến mục tiêu. Điều này đặc biệt quan trọng trong những ngày đầu của cuộc xung đột vì quân Nga có xu hướng tiến công theo đội hình hàng dọc khi cố gắng tiến vào các khu vực đô thị. Người điều khiển Javelin có thể bắn từ một tòa nhà hoặc nấp sau cây và biến mất trước khi quân Nga kịp bắn trả.

Theo Lockheed Martin, Javelin cũng rất giỏi trong việc nhắm vào điểm yếu của xe tăng Nga – mặt trên của xe tăng - bởi quỹ đạo sau khi phóng sẽ cong lên trên rồi rơi xuống mục tiêu từ trên cao. Điều này có thể được chứng kiến trong các đoạn băng video hồi đầu cuộc xung đột, cho thấy xe tăng Nga bị thổi bay tháp pháo. Chỉ tên lửa Javelin mới có thể đạt được mục tiêu này.

Trên thực tế, tác động của Javelin lớn đến mức 2,5 tháng sau cuộc xung đột, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm nhà máy ở Alabama, khen ngợi lực lượng lao động vì đã “tạo ra sự khác biệt lớn” giúp ích nhiều trong việc bảo vệ Ukraine.

Có một lợi thế khác đối với Javelin, đặc biệt thích hợp khi bắt đầu xung đột, là chúng được chấp nhận về mặt chính trị. Michael Armstrong, Giáo sư trợ giảng tại Đại học Brock ở Ontario (Mỹ), viết trên Conversation: “Chi phí thấp và việc sử dụng cho mục đích phòng thủ khiến chúng trở nên dễ dàng hơn về mặt chính trị đối với các quốc gia hỗ trợ. Mặt khác, các chính phủ không đồng ý gửi vũ khí tấn công đắt tiền hơn như máy bay chiến đấu”.

Ba loại vũ khí làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine-Nga
Chỉ huy một đơn vị chiến đầu bên cạnh hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS ở miền đông Ukraine. (Nguồn: theo Reuters)

Hệ thống pháo phản lực HIMARS

Quân đội Mỹ cho biết Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) là một “hệ thống vũ khí tấn công chính xác có bánh xe cơ động, gây sát thương lớn, đã được kiểm chứng trong chiến đấu, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, liên tục 24/7”.

Nói một cách dễ hiểu hơn, HIMARS là một chiếc xe tải 5 tấn chở theo một bệ phóng có thể phóng 6 tên lửa gần như đồng thời, bắn các đầu đạn nổ vượt xa tiền tuyến của chiến trường, và sau đó nhanh chóng thay đổi vị trí để tránh bị tên lửa phản công.

Mark Cancian, cố vấn cấp cao của Chương trình An ninh Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: “Nếu Javelin là vũ khí mang tính biểu tượng trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, thì HIMARS là vũ khí mang tính biểu tượng của các giai đoạn sau”.

HIMARS được gọi là Hệ thống phóng nhiều tên lửa dẫn đường (GMLRS) có tầm bắn từ 70-80 km. Hệ thống dẫn đường GPS khiến chúng cực kỳ chính xác, sai số trong phạm vi khoảng 10m so với mục tiêu đã định.

Tháng 7/2022, phóng viên người Nga Roman Sapenkov cho biết ông đã chứng kiến một cuộc tấn công của HIMARS vào một căn cứ của Nga tại sân bay Kherson trên lãnh thổ mà các lực lượng Nga chiếm đóng vào thời điểm đó. Ông viết: “Tôi bị ấn tượng bởi thực tế là toàn bộ ‘kiện hàng’ gồm 5-6 quả tên lửa gần như rơi trúng một điểm chỉ bằng một đồng xu”.

Còn Giáo sư Yagil Henkin tại Trường Chỉ huy Tham mưu Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết HIMARS có 2 tác động chính: “Các cuộc tấn công đã buộc người Nga phải di chuyển các kho đạn dược của họ lùi về hậu phương, do đó làm giảm khả năng tấn công của pháo binh Nga gần tiền tuyến, và khiến việc hỗ trợ hậu cần trở nên khó khăn hơn”. Việc sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công các mục tiêu như cầu đường đã làm gián đoạn nỗ lực tiếp tế của Nga.

Ba loại vũ khí làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine-Nga
Máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế. (Nguồn: AP)

Máy bay không người lái Bayraktar TB2

Máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế đã trở thành một trong những phương tiện bay không người lái (UAV) nổi tiếng nhất thế giới do được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Máy bay không người lái này tương đối rẻ, được chế tạo từ các bộ phận có sẵn, gây sát thương đáng kể và ghi lại quá trình đó. Những video này cho thấy Bayraktar TB2 đã tiêu diệt các thiết giáp, pháo binh và phá hủy đường tiếp tế của Nga bằng tên lửa dẫn đường laser và bom thông minh mà nó mang theo.

Aaron Stein, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại cho rằng Bayraktar TB2 không phải là một “vũ khí ma thuật” nhưng nó “đủ tốt”. Điểm yếu của nó là thiếu tốc độ và dễ bị tấn công. Số liệu thống kê chiến trường dường như xác nhận điều này.

Có khoảng 17 trong số 40-50 chiếc TB2 mà Ukraine nhận được đã bị phá hủy trong cuộc xung đột. Nhưng số lượng thiệt hại được bù lại bởi chi phí thấp của máy bay không người lái, điều đó có nghĩa là chúng có thể được thay thế tương đối dễ dàng.

Quả thực, một dự án lắp đặt dây chuyền lắp ráp UAV ở Ukraine đã được chuẩn bị từ trước xung đột. Và việc sử dụng UAV có khả năng cứu mạng các phi công Ukraine, những người lẽ ra phải thực hiện các nhiệm vụ.

Các báo cáo gần đây từ Ukraine cho thấy TB2 có thể giảm hiệu quả khi các lực lượng Nga tìm ra cách chống lại nó, nhưng những người tin tưởng vào UAV này nói rằng nó đã xuất hiện vào thời điểm mà Ukraine rơi vào tình thế bấp bênh nhất.

Samuel Bendett, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm phân tích Hải quân chuyên nghiên cứu về Nga (CNAS), cho biết các video ghi lại các UAV tiêu diệt quân Nga là “một sự khích lệ tinh thần tuyệt vời. Đó là một chiến thắng trong lòng công chúng”.

Ngày 3/3, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo sẽ gửi một gói viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu USD cho Ukraine. Gói này bao gồm một số cỡ đạn pháo, nhưng không rõ mỗi lực lượng của Kiev sẽ nhận được bao nhiêu. Theo một tuyên bố của Lầu Năm Góc, gói sẽ bao gồm đạn pháo 155 mm và 125 mm, đạn pháo tự động 25 mm, đạn cho Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), cầu phóng bằng xe, đạn phá hủy và thiết bị sửa chữa. Bên cạnh Mỹ, nhiều quốc gia phương Tây cũng đang tích cực viện trợ vũ khí cho Ukraine như Pháp, Đức, Đức, Ba Lan...

Thủ tướng Campuchia: Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc tìm ra giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine

Thủ tướng Campuchia: Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc tìm ra giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ngày 3/3, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen khẳng định ủng hộ đề xuất 12 điểm của Trung Quốc nhằm chấm dứt cuộc xung ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky thừa nhận thiếu đủ thứ vũ khí, nói châu Âu chỉ hoàn thiện khi có Kiev

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky thừa nhận thiếu đủ thứ vũ khí, nói châu Âu chỉ hoàn thiện khi có Kiev

Ngày 3/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có cuộc gặp người đồng cấp Latvia Egils Levits ở thành phố phía Tây Lviv.

Tình hình Ukraine: Động thái hiếm gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga bất ngờ thăm tiền tuyến

Tình hình Ukraine: Động thái hiếm gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga bất ngờ thăm tiền tuyến

Ngày 4/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã tới thăm các lực lượng Nga được triển khai ở Ukraine.

Tình hình Ukraine: Quốc gia thành viên tố EU và NATO đã 'tham gia xung đột'; Nga siết vòng vây, giành được 40% Bakhmut?

Tình hình Ukraine: Quốc gia thành viên tố EU và NATO đã 'tham gia xung đột'; Nga siết vòng vây, giành được 40% Bakhmut?

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình tiếng Anh của Hungary HirTV ngày 5/3, Chủ tịch Quốc hội nước này Laszlo Kever chỉ trích chính ...

Thủ tướng Đức tuyên bố phương Tây không quyết định thay Ukraine, nói Tổng thống Nga phải hiểu một điều

Thủ tướng Đức tuyên bố phương Tây không quyết định thay Ukraine, nói Tổng thống Nga phải hiểu một điều

Trong cuộc phỏng vấn truyền hình ngày 5/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, phương Tây sẽ không quyết định ký kết hòa bình ...

(theo Edition.cnn)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng ...
Luồng gió mới của chính trường Senegal

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3 - Kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. SXMT 30/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. xổ số miền ...
XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3 - kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. trực tiếp xổ số miền Nam 30/3/2024. xổ số miền Nam thứ 7. xo so mien nam. SXMN 30/3/2024. ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động