Hôm nay, 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, đồng thời cung cấp thông tin, dữ liệu từ quy hoạch được duyệt.
Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch Quy hoạch Hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào sáng nay, 3/10. (Nguồn: UN-Habitat) |
Cụ thể, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đề cao quan điểm phát triển đô thị trở thành động lực nòng cốt trong phát triển kinh tế đất nước, phát triển hài hòa, đồng bộ, bền vững và tăng cường liên kết đô thị và nông thôn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, bảo vệ môi trường và phát huy tiềm năng lợi thế về tự nhiên – sinh thái - văn hóa – xã hội - kinh tế của từng khu vực.
Quy hoạch cũng đã đề xuất phát triển hệ thống đô thị theo mô hình mạng lưới, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, định hướng phát triển các vùng đô thị để tăng năng lực cạnh tranh của các vùng đô thị và của quốc gia trong bối cảnh phát triển toàn cầu. Đồng thời, đảm bảo khả năng ứng phó thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho toàn bộ hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia.
Với vai trò là cơ quan Liên hợp quốc về quy hoạch và phát triển đô thị, UN-Habitat nhận định Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn sẽ là công cụ chiến lược, góp phần thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia (Nghị quyết 81/2023/QH15) và triển khai Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về phát triển đô thị bền vững đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Những quan điểm phát triển nêu trên trong Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn có tính tương đồng rất cao với các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt là SDG11 về Thành phố và cộng đồng bền vững mà Liên hợp quốc, các quốc gia thành viên và các đối tác phát triển đã cam kết và đang triển khai mạnh mẽ.
Đồng thời, các định hướng và mục tiêu phát triển được đề ra trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn cũng cho thấy sự phù hợp với nguyên tắc và lộ trình được đề ra trong Chương trình nghị sự đô thị mới (New Urban Agenda – NUA) mà UN-Habitat đang nỗ lực phối hợp triển khai.
Bên cạnh đó, UN-Habitat cũng nhận thấy để hệ thống đô thị phát triển bền vững hơn, Việt Nam cần lưu tâm tới việc điều chỉnh thể chế liên quan tới hệ thống phân loại đô thị - hiện đang là các tiêu chí cơ sở để định hình hệ thống đô thị quốc gia những năm tới – theo định hướng tích hợp, liên ngành và thực chứng, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sống người dân đô thị, làm cơ sở cho hệ thống Giám sát và đánh giá phát triển đô thị hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Trong quá trình triển khai việc soạn thảo Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Xây dựng chủ trì, UN-Habitat đã phối hợp chặt chẽ cùng Cục Phát triển Đô thị để huy động nguồn lực từ dự án “Tăng cường thể chế và Nâng cao năng lực cho phát triển đô thị tại Việt Nam” (dự án ISCB) do Tổng cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ, để cung cấp một số hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm nghiên cứu trường hợp điển hình, báo cáo phản biện và đề xuất chính sách nhằm tích hợp vào nội dung của báo cáo, hoàn thiện hơn quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, từ đó góp phần vào phát triển đô thị bền vững cho Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
Trong thời gian tới, UN-Habitat sẽ tiếp tục đồng hành với Bộ Xây dựng, Cục Phát triển Đô thị và các đối tác trong và ngoài nước với các hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ hoàn thiện hệ thống chính sách, tăng cường thể chế và nâng cao năng lực trong lĩnh vực đô thị của Việt Nam.
| Việt Nam – Hàn Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đô thị và nhà ở xã hội Ngày 16/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng ... |
| Tiếp tục thúc đẩy cơ quan của Hoa Kỳ xem xét sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam Đại sứ Marc Evans Knapper khẳng định sẽ tiếp tục trao đổi với các bộ, ngành liên quan để sớm công nhận quy chế kinh ... |
| Luật Thủ đô (sửa đổi): Mở cánh cửa cho quy hoạch và phát triển giao thông đô thị Hà Nội Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Luật được thông qua ... |
| Hôm nay 20/6, Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, các luật Quy hoạch đô thị, Địa chất và khoáng sản Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Dự án Luật Địa chất và ... |
| Hiến kế phát huy giá trị cầu Long Biên – công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô Việc bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên trong bối cảnh hiện nay không chỉ phát huy giá trị văn hóa, lịch sử - điểm ... |