UNCLOS 1982 và ASEAN: Vai trò cốt lõi trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Thu Hiền (tổng hợp)
UNCLOS 1982 cùng sự đoàn kết của ASEAN đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ấn Độ quan tâm việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế. (Nguồn: News 18)
UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý quan trọng, là quá trình xây dựng trật tự quốc tế trên cơ sở luật pháp. (Nguồn: News 18)

Phán quyết công bằng

Trong bài viết đăng tải ngày 11/7, trang mạng Theinsnews.com (Malaysia) cho rằng, sự ra đời của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) chính là quá trình xây dựng trật tự quốc tế trên cơ sở luật pháp.

UNCLOS 1982 cùng sự đoàn kết của ASEAN đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. UNCLOS 1982 là văn bản pháp lý quan trọng để xác định các vấn đề liên quan tới chủ quyền, lãnh hải và quyền, nghĩa vụ của một quốc gia hàng hải.

Đây là cơ sở pháp lý để các quốc gia ven biển hoạch định chính sách biển và xây dựng các văn bản pháp luật tương ứng.

Nhân dịp 5 năm Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết về Biển Đông (ngày 12/7/2016), bài viết cũng nhắc lại quyết định quan trọng của PCA khi khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý hoặc yêu sách lịch sử về “đường 9 đoạn.”

Báo Porady của giới luật sư Ukraine ngày 9/7 cũng đăng bài phân tích của chuyên gia Sergei Tolstov, Giám đốc Viện phân tích chính trị và nghiên cứu quốc tế có trụ sở tại Kiev, trong đó tác giả đánh giá cao ý nghĩa phán quyết của PCA và luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Tác giả Tolstov cho rằng, phán quyết của PCA sau 5 năm “đã cho thấy sự công bằng và cơ sở pháp lý”.

PCA đã đưa ra phán quyết rõ ràng về yêu sách phi lý của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích ở Biển Đông. Cụ thể, Tòa đã tuyên bố, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để khẳng định “quyền lịch sử” đối với những nguồn tài nguyên ở Biển Đông trong phạm vi “đường 9 đoạn”.

Chuyên gia Ukraine nhận định rằng phán quyết của PCA đã có tác động nhất định đến lập trường và hành động của Trung Quốc, nhất là đối với khu vực bãi cạn Scarborough.

Về ý nghĩa của luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, tác giả Tolstov nhấn mạnh, nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ UNCLOS 1982, bày tỏ quan ngại những hành động đơn phương không tuân thủ luật pháp đã gây ra tình trạng bất ổn về an ninh trong khu vực. Ông cho rằng, “các bên cần chấp hành nguyên tắc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tự nguyện tuân thủ Công ước và phán quyết của PCA."

ASEAN-vai trò tiên phong

Vai trò của ASEAN được các chuyên gia đánh giá cao trong nỗ lực đạt được hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Suốt 3 thập kỷ qua, ASEAN đã trở thành nhân tố chính duy trì hòa bình và trật tự ở Biển Đông.

Tin liên quan
Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, ngư dân Philippines vẫn cảnh giác trong ‘sân nhà’ Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, ngư dân Philippines vẫn cảnh giác trong ‘sân nhà’

Thành công của ASEAN trong việc thuyết phục Trung Quốc chấp nhận lấy đàm phán đa phương làm cơ sở giải quyết tranh chấp vào giữa những năm 1990 và thúc giục Bắc Kinh xúc tiến quá trình tham vấn Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vào năm 2013 đã chứng tỏ tổ chức này có khả năng thực thi các sáng kiến chính sách hiệu quả.

Trong bài viết trên trang mạng Theinsnews.com, tác giả khuyến nghị cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN cần xây dựng tuyên bố chủ quyền của mình đối với Biển Đông theo UNCLOS và phù hợp với nội dung phán quyết của PCA.

Bài viết cũng đề cao vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Để bảo đảm các nguồn lực của Biển Đông được sử dụng cho lợi ích của các nước thành viên ASEAN, bài viết cho rằng, giải pháp tốt nhất đó là các quốc gia ASEAN cần đi đến một thỏa thuận chính trị, quân sự và kinh tế vững chắc để tôn trọng các tuyên bố của nhau trong khi cùng đầu tư bảo vệ khu vực vì lợi ích của tất cả các quốc gia tham gia.

Bài viết khuyến nghị để giảm bớt sự gia tăng các hoạt động quân sự và chiếm đóng trên thực địa gần đây, cần có các hành động tập thể từ ASEAN, đặc biệt là sự thống nhất, đoàn kết của các nước thành viên.

Chuyên gia Sergei Tolstov nhấn mạnh, ASEAN và các nước thành viên có nghĩa vụ đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề ở Biển Đông, đồng thời các quốc gia ngoài khu vực cần phải tôn trọng các cơ chế hợp tác đa phương do ASEAN dẫn dắt.

Theo bài viết, trong Sách trắng Quốc phòng năm 2021 công bố cuối tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên Brunei đề cập UNCLOS như một công cụ quan trọng để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

Nước Chủ tịch ASEAN 2021 khuyến nghị cần phải nỗ lực xác định các chuẩn mực và hành vi được chấp nhận theo luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS.

Truyền thông Malaysia: ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông

Truyền thông Malaysia: ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông

Trong bài viết trên trang Latestmalaysia.com ngày 10/7, tác giả Azam Saham cho rằng, ASEAN có nghĩa vụ đóng vai trò trung tâm trong việc ...

Biển Đông: Giải quyết hòa bình các tranh chấp, Trung Quốc sẽ được tôn trọng

Biển Đông: Giải quyết hòa bình các tranh chấp, Trung Quốc sẽ được tôn trọng

Trung Quốc với tư cách là một cường quốc trong khu vực nên giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động